--> -->

3 chính sách giáo dục chuẩn bị có hiệu lực thi hành

Từ tháng 4/2025, 3 chính sách giáo dục sẽ chính thức có hiệu lực, liên quan đến kiểm định chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học; hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đổi với sinh viên sư phạm và chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, dự bị đại học.
Bổ sung 4 nhóm đối tượng được hưởng chính sách khi sắp xếp bộ máy Những chính sách quan trọng có hiệu lực trong tháng 4/2025 “Cầu nối” đưa chính sách đến với người lao động

Quy định về kiểm định chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học

Ngày 17/2/2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành Thông tư số 04/2025/TT-BGDĐT quy định về kiểm định chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, thay thế cho các Thông tư liên quan về kiểm định chương trình đào tạo đại học hiện hành. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 4/4/2025.

Thông tư gồm 5 chương, 46 điều, được xây dựng trên cơ sở cập nhật bộ tiêu chuẩn đánh giá chương trình đào tạo phiên bản 4.0 của Tổ chức bảo đảm chất lượng thuộc Tổ chức mạng lưới bảo đảm chất lựng các trường đại học ASEAN (AUN-QA) và phù hợp với điều kiện thực tiễn về giáo dục đại học của Việt Nam. Thông tư bảo đảm hướng đến hội nhập quốc tế và khu vực về bảo đảm và kiểm định chất lượng, nhất là trong bối cảnh Bộ GD&ĐT đang xây dựng báo cáo tham chiếu Khung trình độ quốc gia của Việt Nam với Khung tham chiếu trình độ ASEAN và sửa đổi bổ sung khung trình độ quốc gia Việt Nam, thực hiện Quyết định số 78/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đại học.

3 chính sách giáo dục chuẩn bị có hiệu lực thi hành
Thông tư số 04/2025/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT quy định về kiểm định chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học có hiệu lực thi hành kể từ ngày 4/4/2025.

Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo được quy định tại Thông tư số 04/2025/TT-BGDĐT có 8 tiêu chuẩn gồm: Mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo; cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo; hoạt động dạy và học; đánh giá kết quả học tập; đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên; các dịch vụ hỗ trợ người học; cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất và trang thiết bị; đầu ra và kết quả đầu ra.

Quy trình kiểm định chất lượng chương trình đào tạo được thực hiện theo 4 bước: Tự đánh giá, đánh giá ngoài, thẩm định kết quả đánh giá, công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.

Kiểm định chất lượng chương trình đào tạo được thực hiện theo chu kỳ 5 năm đối với chương trình đào tạo được đánh giá ở mức đạt. Đối với chương trình đào tạo được đánh giá ở mức đạt có điều kiện thì tối đa 2 năm (24 tháng) phải tiếp tục thực hiện cải tiến chất lượng để được đánh giá ở mức đạt. Đối với chương trình đào tạo được đánh giá đạt ở chu kỳ trước, nếu tiếp tục được đánh giá ở mức đạt với tỷ lệ tiêu chuẩn, tiêu chí đạt cao hơn chu kỳ trước đồng thời kết quả cải tiến chất lượng đáp ứng yêu cầu, cơ bản khắc phục được các yếu điểm đã chỉ ra từ chu kỳ trước thì chu kỳ kiểm định chất lượng tiếp theo là 7 năm…

Chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đổi với sinh viên sư phạm

Chính phủ ban hành Nghị định số 60/2025/NĐ-CP ngày 3/3/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 20/4/2025 và áp dụng bắt đầu từ năm học 2025 - 2026.

Nghị định điều chỉnh quy định phương thức hỗ trợ kinh phí cho sinh viên sư phạm, trong đó Nhà nước thực hiện hỗ trợ sinh viên sư phạm bằng hình thức giao dự toán theo phân cấp ngân sách. Trường hợp địa phương có nhu cầu nguồn giáo viên cần thực hiện theo hình thức giao nhiệm vụ, đặt hàng, thì thực hiện giao nhiệm vụ đào tạo giáo viên cho cơ sở đào tạo giáo viên trực thuộc, hoặc đặt hàng đào tạo giáo viên với cơ sở đào tạo giáo viên.

Cùng đó, Nghị định đã bổ sung làm rõ trách nhiệm các bên liên quan như Bộ GD&ĐT, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ sở đào tạo giáo viên, người học... trong việc thực hiện chính sách; đặc biệt là việc làm rõ trách nhiệm đảm bảo kinh phí để thực hiện chính sách hỗ trợ cho sinh viên sư phạm. Hướng dẫn rõ hơn về thủ tục nộp tiền bồi hoàn kinh phí đối với các trường hợp phải bồi hoàn theo quy định; trách nhiệm của cơ sở đào tạo giáo viên, cơ quan giao nhiệm vụ, đặt hàng sinh viên sư phạm trong việc phối hợp với các cơ quan, cá nhân trong việc chi trả kinh phí hỗ trợ và thu hồi kinh phí bồi hoàn; trách nhiệm người học trong việc thực hiện cam kết bồi hoàn kinh phí.

Nghị định bổ sung quy định: Kinh phí thực hiện chính sách tại Nghị định này được cân đối trong dự toán chi ngân sách nhà nước hằng năm theo phân cấp quản lý hiện hành. Ngân sách Trung ương hỗ trợ ngân sách địa phương thực hiện chính sách theo nguyên tắc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương thực hiện các chính sách an sinh xã hội, được cấp có thẩm quyền ban hành áp dụng cho từng thời kỳ. Đồng thời, bổ sung quy định điều khoản chuyển tiếp, theo đó: Ngân sách Trung ương hỗ trợ ngân sách địa phương thực hiện chính sách hỗ trợ cho sinh viên sư phạm từ năm học 2021 - 2022 đến hết năm học 2024 - 2025 theo nguyên tắc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương thực hiện các chính sách an sinh xã hội được cấp có thẩm quyền ban hành áp dụng cho từng thời kỳ.

Ngoài ra, để tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị định số 116/2020/NĐ-CP, đảm bảo hướng dẫn đúng quy định tại Điều 85 Luật Giáo dục 2019 và thực thi chính sách hỗ trợ kịp thời cho sinh viên sư phạm, Nghị định quy định: Thực hiện phương thức hỗ trợ cho sinh viên sư phạm đào tạo theo hình thức giao dự toán (phương thức đào tạo theo nhu cầu xã hội tại Nghị định số 116/2020/NĐ-CP). Bên cạnh đó, Nghị định vẫn quy định phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng đào tạo sinh viên sư phạm để các địa phương có điều kiện thực hiện; bỏ phương thức đấu thầu trong giáo dục đại học để phù hợp quy định của Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên và quá trình triển khai thực tế.

Nghị định cũng sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị để đảm bảo tính khả thi trong việc thực hiện thu hồi đầy đủ kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm thuộc đối tượng phải bồi hoàn tiền hỗ trợ học phí và sinh hoạt phí theo quy định.

Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, dự bị đại học

Ngày 7/3/2025, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BGDĐT quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, dự bị đại học. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/4/2025; thay thế Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông; Thông tư số 15/2017/TT-BGDĐT ngày 9/6/2017 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

3 chính sách giáo dục chuẩn bị có hiệu lực thi hành
Từ ngày 22/4/2025, thêm nhiều quy định mới về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông.

So với các quy định hiện hành, Thông tư số 05/2025/TT-BGDĐT bổ sung quy định về nguyên tắc xác định chế độ làm việc của giáo viên. Thời gian làm việc của giáo viên thực hiện theo năm học và được quy đổi thành tiết dạy, bao gồm số tiết dạy trong 1 năm học và số tiết dạy trung bình trong 1 tuần.

Trường hợp phải phân công giáo viên dạy vượt định mức tiết dạy trung bình trong 1 tuần (bao gồm cả các tiết dạy quy đổi đối với các nhiệm vụ kiêm nhiệm) thì tổng số tiết dạy vượt trong 1 tuần không quá 50% định mức tiết dạy trung bình trong 1 tuần; tổng số tiết dạy vượt trong 1 năm học không quá số giờ làm thêm theo quy định của pháp luật về lao động.

Giáo viên dạy học sinh ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp thì 1 tiết dạy được tính bằng 1 tiết định mức. Giáo viên dạy phụ đạo cho học sinh có học lực yếu, kém hoặc dạy thêm cho học sinh có kết quả học tập môn học cuối học kỳ liền kề ở mức chưa đạt thì 1 tiết dạy được quy đổi tối đa không quá 1,5 tiết định mức.

Giáo viên được phân công làm ban giám khảo trong các cuộc thi hoặc hội thi của giáo viên cấp trường thì 1 tiết tham gia chấm trực tiếp được tính bằng 1 tiết định mức. Giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi, bồi dưỡng học sinh tham gia Hội khỏe Phù Đổng, hướng dẫn thi khoa học kỹ thuật, hướng dẫn học sinh tham gia cuộc thi học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp thì 1 tiết dạy được quy đổi tối đa không quá 2 tiết định mức.

Quy định thời gian thực dạy của giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông là 35 tuần, thay vì quy định là 37 tuần như quy định cũ; đồng thời bổ sung 2 tuần dự phòng để giáo viên hoàn thành các nội dung giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông.

Giáo viên giảng dạy ở trường phổ thông có nhiều cấp học được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên ở cấp học nào thì thực hiện định mức tiết dạy quy định đối với giáo viên ở cấp học đó. Trường hợp giáo viên vừa được phân công giảng dạy ở cấp học theo chức danh được bổ nhiệm vừa được phân công giảng dạy ở cấp học khác thì mỗi tiết dạy ở cấp học khác được tính bằng 1 tiết định mức.

Cùng đó, Thông tư cũng bổ sung quy định về định mức tiết dạy cho giáo viên giáo viên dạy cấp trung học phổ thông ở trường lớp, dành cho người khuyết tật là 15 tiết/tuần; bổ sung quy định giảm 3 tiết/tuần đối với giáo viên kiêm nhiệm vị trí việc làm văn thư, công nghệ thông tin, thư viện, hỗ trợ giáo dục người khuyết tật; bổ sung quy định về thời gian nghỉ hằng năm của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng.

Đáng chú ý, Thông tư số 05/2025/TT-BGDĐT bổ sung thêm quy định về thời gian nghỉ thai sản. Đối với giáo viên nữ mà thời gian đã nghỉ hè (trước khi nghỉ thai sản) hoặc thời gian nghỉ hè còn lại (sau khi nghỉ thai sản) không còn hoặc ít hơn thời gian nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ luật Lao động thì giáo viên được bố trí nghỉ thêm một số ngày bảo đảm tổng số ngày đã nghỉ hoặc số ngày nghỉ còn lại và số ngày được nghỉ thêm bằng số ngày nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ luật Lao động.

Thảo Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đa số ý kiến thống nhất và tán thành cao với các nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013

Đa số ý kiến thống nhất và tán thành cao với các nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013

Qua tổng hợp của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, đa số ý kiến thống nhất và tán thành cao với các nội dung sửa đổi, bổ sung tại các điều 9, 10, khoản 1 Điều 84 Hiến pháp và đều cho rằng nội dung sửa đổi, bổ sung tại Điều 9 Hiến pháp 2013 đã khẳng định rõ hơn vị thế của MTTQ Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân.
Vỉa hè cho người đi bộ: Giành được, sao không giữ được?

Vỉa hè cho người đi bộ: Giành được, sao không giữ được?

Dù đã nhiều lần ra quân quyết liệt để “giành lại vỉa hè cho người đi bộ”, nhưng tình trạng chiếm dụng lòng đường, vỉa hè làm nơi buôn bán, kinh doanh, trông giữ xe... vẫn tái diễn một cách dai dẳng tại nhiều khu vực ở Hà Nội. Thực trạng này không chỉ gây mất mỹ quan đô thị, cản trở giao thông, ảnh hưởng đến người đi bộ mà còn đặt ra bài toán chưa có lời giải trọn vẹn trong quản lý đô thị bền vững.
Thi đua sáng tạo - Kiến tạo tương lai

Thi đua sáng tạo - Kiến tạo tương lai

Tại quận Cầu Giấy, phong trào thi đua “Lao động giỏi - Lao động sáng tạo” không chỉ dừng lại ở một cuộc vận động, mà đã trở thành động lực để từng tập thể, cá nhân vượt qua thử thách, đóng góp trí tuệ, tâm huyết vào sự phát triển của từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Hãy ươm mầm hệ sinh thái khởi nghiệp để Hà Nội hóa Rồng trong kỷ nguyên mới

Hãy ươm mầm hệ sinh thái khởi nghiệp để Hà Nội hóa Rồng trong kỷ nguyên mới

Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết số 68 về phát triển kinh tế tư nhân, trong đó xác định kinh tế tư nhân sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tăng trưởng bền vững. Làm thế nào để kinh tế tư nhân của Thủ đô phát triển? Đặc biệt, tạo ra nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp để làm bệ phóng cho chặng đường dài, đưa Thủ đô phát triển xứng tầm khu vực? Đây là một trong những nội dung mà phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã trao đổi với TS. Nguyễn Thị Thu Vân, chuyên gia nghiên cứu từ Đại học Quốc gia Hà Nội.
Về việc miễn học phí cho học sinh: Giúp giảm "gánh nặng" tài chính cho gia đình công nhân

Về việc miễn học phí cho học sinh: Giúp giảm "gánh nặng" tài chính cho gia đình công nhân

Chính sách miễn học phí cho học sinh công lập các cấp đã đem đến niềm vui cho đông đảo công nhân, người lao động trên địa bàn Thủ đô. Qua đó giúp giảm bớt gánh nặng cho người lao động, tiếp bước cho học sinh đến trường, công nhân lao động thêm vững tâm gắn bó với công việc.
Sửa Bộ luật Hình sự: Bỏ án tử hình không phải là khoan dung với tội phạm

Sửa Bộ luật Hình sự: Bỏ án tử hình không phải là khoan dung với tội phạm

Theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, bỏ án tử hình không phải là khoan dung với tội phạm, mà là lựa chọn pháp lý phù hợp hơn với quyền con người và cam kết cải cách tư pháp.
Nữ nhà giáo giỏi chuyên môn, giàu tâm huyết

Nữ nhà giáo giỏi chuyên môn, giàu tâm huyết

Với cô giáo Phạm Thị Quỳnh Duyên (giáo viên Ngữ văn Trường Trung học cơ sở Ba Đình, quận Ba Đình), nghề dạy học không chỉ là một lựa chọn mà còn là sứ mệnh được dẫn đường bằng trái tim và thực hiện bằng trí tuệ. Nhiều năm gắn bó với bục giảng, cô đã ghi dấu ấn đậm nét bằng sự tận tâm, sáng tạo trong từng tiết dạy cùng tình yêu thương và trách nhiệm trong mỗi lời nói, hành động với học trò.

Tin khác

Về việc miễn học phí cho học sinh: Giúp giảm "gánh nặng" tài chính cho gia đình công nhân

Về việc miễn học phí cho học sinh: Giúp giảm "gánh nặng" tài chính cho gia đình công nhân

Chính sách miễn học phí cho học sinh công lập các cấp đã đem đến niềm vui cho đông đảo công nhân, người lao động trên địa bàn Thủ đô. Qua đó giúp giảm bớt gánh nặng cho người lao động, tiếp bước cho học sinh đến trường, công nhân lao động thêm vững tâm gắn bó với công việc.
Bước tiến trong triển khai mô hình Trường học số Google trên địa bàn quận Ba Đình

Bước tiến trong triển khai mô hình Trường học số Google trên địa bàn quận Ba Đình

Sáng 20/5, tại Trường Trung học cơ sở Giảng Võ, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình tổ chức Hội thảo "Mở khoá kỷ nguyên số và kiến tạo trường học số: Giải pháp từ Google". Hội thảo đánh dấu bước tiến quan trọng của ngành Giáo dục quận trong việc triển khai kế hoạch toàn diện ứng dụng mô hình Trường học số Google, đồng thời khẳng định vị thế tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số giáo dục của Thủ đô.
Bộ GD&ĐT công bố khung quy đổi giữa các phương thức xét tuyển

Bộ GD&ĐT công bố khung quy đổi giữa các phương thức xét tuyển

Trong hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng mới ban hành, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã hướng dẫn cụ thể khung quy đổi tương đương giữa các phương thức xét tuyển, áp dụng trong kỳ tuyển sinh năm nay.
Thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển từ ngày 16/7

Thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển từ ngày 16/7

Theo hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), từ ngày 16/7 đến 17h ngày 28/7, thí sinh đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển không giới hạn số lần.
Tất cả thí sinh phải thực hiện đăng ký xét tuyển trực tuyến

Tất cả thí sinh phải thực hiện đăng ký xét tuyển trực tuyến

Liên quan đến công tác tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng năm 2025, tất cả thí sinh (bao gồm cả thí sinh được xét tuyển thẳng) phải thực hiện đăng ký xét tuyển trực tuyến, đưa tất cả nguyện vọng xét tuyển trên Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT).
Phát huy vai trò của học sinh, sinh viên trong triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”

Phát huy vai trò của học sinh, sinh viên trong triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có Công văn số 2407/BGDĐT-HSSV gửi các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp về việc phát huy vai trò của học sinh, sinh viên trong triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”.
Khen thưởng 852 học sinh tiêu biểu, xuất sắc năm học 2024 - 2025

Khen thưởng 852 học sinh tiêu biểu, xuất sắc năm học 2024 - 2025

852 học sinh thuộc các trường phổ thông và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong học tập, rèn luyện năm học 2024 - 2025 sẽ được nhận khen thưởng của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội.
Thay đổi xét tuyển Đại học khiến thầy trò “đứng ngồi không yên”

Thay đổi xét tuyển Đại học khiến thầy trò “đứng ngồi không yên”

Năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp THPT có nhiều đổi mới quan trọng, từ hình thức thi đến cách thức xét tuyển đại học. Điều này đang tạo ra những tác động sâu rộng đến cả giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập.
Chung khảo Giải thưởng “Nhà giáo Phúc Thọ tâm huyết, sáng tạo” năm 2025

Chung khảo Giải thưởng “Nhà giáo Phúc Thọ tâm huyết, sáng tạo” năm 2025

Mới đây, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phúc Thọ đã phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện tổ chức chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Phúc Thọ tâm huyết, sáng tạo” năm 2025.
Học sinh lớp 12 bước vào giai đoạn “nước rút” cho kỳ thi THPT Quốc gia

Học sinh lớp 12 bước vào giai đoạn “nước rút” cho kỳ thi THPT Quốc gia

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đang đến rất gần. Hơn 1 triệu học sinh lớp 12 trên cả nước đang bước vào giai đoạn “chạy nước rút” để chuẩn bị cho kỳ thi có nhiều đổi mới. Những thay đổi này mang theo nhiều kỳ vọng cải cách, nhưng đồng thời cũng có cả những áp lực đối với học sinh, giáo viên và nhà trường. Chúng ta sẽ cùng lắng nghe chia sẻ của học sinh lớp 12, giáo viên và đại diện nhà trường để hiểu rõ hơn về tâm thế, sự chuẩn bị và kỳ vọng trước kỳ thi bước ngoặt này.
Xem thêm
Phiên bản di động