-->

Bổ sung 4 nhóm đối tượng được hưởng chính sách khi sắp xếp bộ máy

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 67/2025/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị định số 178/2024/NĐ-CP quy định chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; trong đó có thêm 4 nhóm đối tượng được thụ hưởng chính sách.
Chế độ, chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi Tạo cơ chế để phát huy sự năng động, sáng tạo của cán bộ, công chức sau sắp xếp bộ máy

Chi tiết 4 nhóm đối tượng được hưởng chính sách

Nghị định 67/2025/NĐ-CP bổ sung 4 nhóm đối tượng thụ hưởng chính sách. Cụ thể, nhóm đối tượng thứ nhất là cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị và lực lượng vũ trang chịu sự tác động trực tiếp của việc sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp.

Nhóm này được nêu cụ thể trong Nghị định là cán bộ, công chức, viên chức không giữ chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý; cán bộ, công chức cấp xã; người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động một số loại công việc trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật lao động trước thời điểm ngày 15/1/2019 và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động được áp dụng chính sách như công chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, công nhân công an và lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Công an nhân dân; người làm việc trong tổ chức cơ yếu.

Bổ sung 4 nhóm đối tượng được hưởng chính sách khi sắp xếp bộ máy
Cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp thuộc đối tượng của Nghị định 67/2025/NĐ-CP sẽ được đảm bảo quyền lợi. (Ảnh minh họa: B.Duy).

Nghị định bổ sung thêm đối tượng mới là công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định, có nguyện vọng nghỉ việc để tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện sắp xếp số lượng cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý theo quy định của pháp luật trong việc thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Nhóm đối tượng thứ hai được quy định là cán bộ, công chức, viên chức, người hợp đồng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật trước thời điểm ngày 15/1/2019 và lực lượng vũ trang còn từ đủ 5 tuổi trở xuống đến tuổi nghỉ hưu trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định không chịu sự tác động trực tiếp của việc sắp xếp tổ chức bộ máy nhưng phải thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức.

Nhóm thứ ba là người làm việc trong chỉ tiêu biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước tại các hội được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp huyện chịu tác động trực tiếp của việc thực hiện sắp xếp, hợp nhất, sáp nhập tổ chức bộ máy.

Nhóm thứ tư là cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm quy định; cán bộ đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm cấp ủy cùng cấp, có thời gian công tác tính từ ngày bắt đầu tổ chức đại hội còn từ 2,5 năm (30 tháng) đến 5 năm (60 tháng) đến đủ tuổi nghỉ hưu quy định của Nghị định 177 và cán bộ đang tham gia cấp ủy ở các đảng bộ phải kết thúc hoạt động, kiện toàn tổ chức bộ máy còn từ 5 năm (60 tháng) trở xuống đến tuổi nghỉ hưu, có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi để tạo điều kiện sắp xếp nhân sự cấp ủy trong kỳ Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và được cấp có thẩm quyền đồng ý.

Đảm bảo quyền lợi đối với cán bộ khi nghỉ việc

Để đảm bảo quyền lợi đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khi nghỉ việc, Nghị định 67/2025/NĐ-CP đã bổ sung "hệ số chênh lệch bảo lưu lương".

Cụ thể, tiền lương tháng hiện hưởng là tiền lương tháng liền kề trước khi nghỉ việc, bao gồm: Mức tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc hàm, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp hoặc mức lương theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động; các khoản phụ cấp lương (gồm: Phụ cấp chức vụ lãnh đạo; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp thâm niên nghề; phụ cấp ưu đãi theo nghề; phụ cấp trách nhiệm theo nghề; phụ cấp công vụ; phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp đặc thù đối với lực lượng vũ trang) và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có) theo quy định của pháp luật về tiền lương".

Nghị định 67/2025/NĐ-CP cũng sửa đổi, bổ sung điểm a Khoản 2 Điều 16 về nguồn kinh phí để thực hiện chế độ đối với viên chức và người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Cụ thể, đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên: Kinh phí giải quyết chính sách, chế độ từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị và nguồn thu hợp pháp khác.

Trường hợp các đơn vị sự nghiệp công lập không đủ nguồn kinh phí để giải quyết chính sách, chế độ thì được sử dụng các quỹ được trích theo quy định của đơn vị sự nghiệp công lập để giải quyết chính sách, chế độ.

Trường hợp các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên do Nhà nước đặt hàng thông qua giá dịch vụ nhưng giá dịch vụ chưa tính đủ các yếu tố cấu thành để giải quyết chính sách, chế độ thì nguồn kinh phí giải quyết chính sách, chế độ do ngân sách Nhà nước cấp bổ sung.

Nghị định 67/2025/NĐ-CP mở rộng phạm vi điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung nhằm làm rõ các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi điều chỉnh. Cụ thể, Nghị định quy định chính sách, chế độ, gồm: Chính sách, chế độ đối với người nghỉ việc (nghỉ hưu trước tuổi và nghỉ thôi việc); chính sách đối với người được bầu cử, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý có phụ cấp chức vụ thấp hơn hoặc thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; chính sách khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức tăng cường đi công tác tại cơ sở; chính sách trọng dụng người có phẩm chất, năng lực nổi trội; chính sách đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp; trách nhiệm thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và hội do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ từ Trung ương đến cấp huyện, cán bộ, công chức cấp xã, lực lượng vũ trang (gồm Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và cơ yếu) trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp, tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị.

B.Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, ngành Du lịch đón khoảng 10,5 triệu lượt du khách

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, ngành Du lịch đón khoảng 10,5 triệu lượt du khách

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay chứng kiến du lịch bùng nổ với khoảng 10,5 triệu lượt khách, tăng hơn 31% so với cùng kỳ 2024.
Nam Định vùi dập Hà Nội 3-0 trong "trận chung kết sớm"

Nam Định vùi dập Hà Nội 3-0 trong "trận chung kết sớm"

Trận đấu được ví như “chung kết sớm” của V-League 2024/25 đã khép lại với chiến thắng đầy thuyết phục dành cho Nam Định, khi họ hạ gục Hà Nội FC ngay tại sân Hàng Đẫy bằng tỷ số 3-0. Một màn trình diễn đẳng cấp của nhà đương kim vô địch.
Dịp lễ 30/4, hàng không Việt Nam phục vụ gần 2,1 triệu lượt khách

Dịp lễ 30/4, hàng không Việt Nam phục vụ gần 2,1 triệu lượt khách

Theo Cục hàng không Việt Nam (Hàng không Việt Nam), trong giai đoạn nghỉ lễ 30/4-1/5, hàng không đạt gần 2,1 triệu lượt khách và 23.360 tấn hàng hóa, tăng gần 26% về hành khách và gần 19% hàng hóa so với cùng kỳ năm trước.
Phát huy vai trò Công đoàn trong xây dựng văn hóa ở các đơn vị

Phát huy vai trò Công đoàn trong xây dựng văn hóa ở các đơn vị

Thời gian qua, các cấp Công đoàn huyện Thạch Thất xác định phong trào “Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” là một trong những phong trào góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho cán bộ, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ).
Nhiều phong trào thi đua yêu nước của người lao động huyện Thường Tín

Nhiều phong trào thi đua yêu nước của người lao động huyện Thường Tín

Thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thường Tín đã triển khai hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong đoàn viên, người lao động, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ được giao.
Quy định mới về thời điểm hưởng lương hưu của người tham gia BHXH tự nguyện

Quy định mới về thời điểm hưởng lương hưu của người tham gia BHXH tự nguyện

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 (có hiệu lực từ 1/7/2025), người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm trở lên.
Real Madrid 3-2 Celta Vigo: Mbappe tỏa sáng rực rỡ

Real Madrid 3-2 Celta Vigo: Mbappe tỏa sáng rực rỡ

Cú đúp ấn tượng của Kylian Mbappe và siêu phẩm từ Arda Guler đã mang về chiến thắng nghẹt thở 3-2 cho Real Madrid trước Celta Vigo, tiếp tục nuôi hy vọng đua vô địch cùng Barcelona.

Tin khác

Quy định mới về thời điểm hưởng lương hưu của người tham gia BHXH tự nguyện

Quy định mới về thời điểm hưởng lương hưu của người tham gia BHXH tự nguyện

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 (có hiệu lực từ 1/7/2025), người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm trở lên.
Người lao động được nghỉ mấy ngày dịp lễ Quốc khánh 2/9?

Người lao động được nghỉ mấy ngày dịp lễ Quốc khánh 2/9?

Kết thúc kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, người lao động trên cả nước sẽ tiếp tục được nghỉ 4 ngày liên tiếp nhân dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm nay. Theo thông báo mới nhất từ Bộ Nội vụ, kỳ nghỉ sẽ kéo dài từ thứ Bảy ngày 30/8 đến hết thứ Ba ngày 2/9/2025.
Từ 1/7/2025, thay đổi mức hưởng chế độ nghỉ ốm đau dài ngày

Từ 1/7/2025, thay đổi mức hưởng chế độ nghỉ ốm đau dài ngày

Từ 1/7/2025, người lao động mắc bệnh thuộc danh mục cần chữa trị dài ngày của Bộ Y tế không còn được hưởng chế độ tối đa trong 180 ngày như quy định hiện hành.
Những điều kiện cần có để lao động hợp đồng được hỗ trợ khi sắp xếp bộ máy

Những điều kiện cần có để lao động hợp đồng được hỗ trợ khi sắp xếp bộ máy

Theo hướng dẫn mới nhất tại văn bản số 1814 của Bộ Nội vụ, ban hành trên cơ sở Nghị định 178/2024/NĐ-CP và Nghị định sửa đổi 67/2025/NĐ-CP, một số lao động hợp đồng đủ điều kiện sẽ được hỗ trợ nếu bị ảnh hưởng bởi việc tinh giản biên chế và sắp xếp lại tổ chức. Tuy nhiên, người lao động hợp đồng chỉ được xem xét hỗ trợ nếu thỏa mãn 3 điều kiện quan trọng.
Một số chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2025

Một số chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2025

Chính sách cho trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; tăng phụ cấp lưu trú khi đi công tác; Quy chế tuyển dụng công chức, viên chức và quy định về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2025.
Hưởng lương ra sao nếu đi làm vào ngày nghỉ lễ 30/4, 1/5?

Hưởng lương ra sao nếu đi làm vào ngày nghỉ lễ 30/4, 1/5?

Dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 năm nay người lao động được nghỉ 5 ngày liên tiếp. Cùng với lịch nghỉ, công nhân, người lao động quan tâm đến những quy định về tiền lương làm thêm giờ, tiền thưởng.
Đề xuất điều chỉnh mức trợ cấp đối với thanh niên xung phong lên 1 triệu đồng/tháng

Đề xuất điều chỉnh mức trợ cấp đối với thanh niên xung phong lên 1 triệu đồng/tháng

Bộ Nội vụ đang xây dựng dự thảo Nghị định Điều chỉnh chế độ trợ cấp hằng tháng đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến, và thanh niên xung phong cơ sở miền Nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965 - 1975.
Hướng dẫn mới nhất về thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp

Hướng dẫn mới nhất về thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp

Trợ cấp thất nghiệp là nguồn thu nhập đáng kể giúp người lao động vượt qua giai đoạn khó khăn khi chưa tìm được việc làm mới. Bộ Nội vụ đã có hướng dẫn mới nhất, áp dụng từ tháng 4/2025 về thủ tục khi người lao động có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh, thành phố khác.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Dự kiến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ 1/7 tới

Dự kiến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ 1/7 tới

Dự kiến tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc có sự điều chỉnh từ 1/7/2025.
Xem thêm
Phiên bản di động