Ý nghĩa của ngày mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy
Người dân Hà Nội tấp nập đi lễ chùa ngày mùng 1 Tết Xử lý 729 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong ngày mùng 1 Tết Hà Nội: Kịp thời khống chế đám cháy nhà xưởng tại quận Tây Hồ đêm mùng 1 Tết |
Ở Việt Nam, Tết Nguyên đán được coi là dịp nghỉ lễ lớn và quan trọng nhất trong năm. Đây là khoảng thời gian để các thành viên trong gia đình có dịp được ngồi quây quần bên nhau sau một năm dài làm việc vất vả.
Đặc biệt, 3 ngày Tết, 3 ngày đầu năm mới được coi là cơ hội để mọi người thăm hỏi người thân, thầy cô, bạn bè và cầu chúc cho nhau thêm một năm mới bình an và hạnh phúc.
![]() |
Tết Nguyên đán luôn có ý nghĩa đặc biệt với người Việt Nam. (Ảnh minh họa) |
Theo quan niệm xưa, ngày mùng 1 là quan trọng nhất, đây cũng là ngày đầu tiên trong năm mới có tính chất tượng trưng cho sự khởi đầu. Vì vậy, mùng 1 Tết bên cạnh việc kiêng kỵ theo phong tục tập quán như: Không cho lửa, không quét nhà, không tắm rửa đầu năm… thì ngày mùng 1 Tết còn được người dân thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn.
Do đó, sáng sớm mùng 1 mọi người thường cúng bái tổ tiên trước, rồi cả nhà quây quần ăn bữa cơm sum họp đầu năm mới, sau đó mới đi thăm hỏi gia đình bên nhà nội. Bởi thế, theo phong tục xưa, mùng 1 được gọi là Tết cha.
Chuyên gia văn hóa, thạc sĩ Kiều Thanh Hoa chia sẻ, theo phong tục văn hóa truyền thống của người Việt Nam, ngày mùng 1 Tết, sau khi thăm hỏi chúc Tết gia đình, họ hàng bên nội thì đến thăm hỏi chúc Tết anh em, họ hàng bên nhà ngoại. Đó là ý nghĩa của câu nói mùng 2 Tết mẹ trong quan niệm xưa. Cũng với những nghi thức tương tự như ngày mùng 1 bên nhà nội, mọi người sẽ cùng quây quần để ăn bữa cơm năm mới, sau đó cùng nhau đi chúc Tết họ hàng, xóm giềng.
Sau khi đã hoàn thành đạo hiếu với bố mẹ hai bên gia đình nội ngoại, thì ngày mùng 3 Tết là ngày để chúc Tết thầy, cô; chuyện mùng 3 Tết thầy liên quan đến tôn sư trọng đạo. Đạo lý thầy trò ngày xưa rất trọng, thầy được coi trọng như cha. Mùng 3 Tết thầy cũng được xem như là "ngày Nhà giáo Việt Nam" đầu năm mới, là cơ hội để biết bao thế hệ học trò tỏ lòng biết ơn đến những người đưa đò. Ngoài ra, đây cũng là dịp những người trẻ Việt họp lớp, giao lưu với những người bạn cũ sau một năm dài ít có cơ hội gặp gỡ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Chạy nước rút hồi sinh dòng sông Tô Lịch mộng mơ

“Những chặng đường bụi bặm” tập 17: Bữa cơm đoàn viên hóa "chiến trường" gia đình

Tận tâm chăm lo cho đoàn viên, người lao động bằng chuỗi hoạt động thiết thực

Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước trong CNVCLĐ

Bắt khẩn cấp Hải "lé" và 9 đối tượng trong đường dây tín dụng đen

Tài xế đã uống bia trong bữa tối nhưng vẫn chở khách về Hà Tĩnh

Bình Dương: Nhiều hoạt động chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Tin khác

Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành
Văn hóa 16/04/2025 19:13

Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen
Văn hóa 16/04/2025 06:06

Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước
Văn hóa 15/04/2025 17:29

Bình yên nghe sóng vỗ
Văn hóa 15/04/2025 16:22

Câu chuyện về Seongsudong, Hàn Quốc và gợi mở cho công nghiệp văn hóa Thủ đô
Văn hóa 15/04/2025 16:17

TP.HCM: Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước
Văn hóa 15/04/2025 09:42

Hai đài truyền hình quốc gia Việt - Trung công bố loạt dự án hợp tác trọng điểm
Văn hóa 14/04/2025 21:03

Tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
Xã hội 14/04/2025 16:31

Trào lưu tạo hình ảnh bằng Chat GPT gây sốt, nhưng người dùng cần thận trọng
Văn hóa 14/04/2025 09:07

Vị tướng Trường Sơn được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân
Văn hóa 13/04/2025 14:34