--> -->

Xuất khẩu tăng nhưng khó khăn vẫn tiềm ẩn

Trong 3 tháng đầu năm 2024, cùng với sự phục hồi của thị trường thế giới, các đơn hàng xuất khẩu gia tăng, tạo đà cho xuất nhập khẩu hàng hóa. Mặc dù các kết quả đạt được trong quý I rất khả quan tạo đà bứt phá cả năm, song Tổng cục Thống kê cũng nhận định, từ nay đến cuối năm, khó khăn và thách thức còn tiềm ẩn.
Tín hiệu tốt cho xuất khẩu rau quả Việt Nam đầu năm 2024 Nông sản Việt rộng cửa xuất khẩu vào các thị trường lớn Quy định mới về mức trần giá dịch vụ môi giới xuất khẩu lao động

Theo Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 3 ước đạt 65,09 tỷ USD, tăng 35,6% so với tháng trước và tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu ước đạt 34,01 tỷ USD, tăng tới 37,8% so với tháng trước và tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 14,3%).

Tính chung quý I, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá ước đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước. Riêng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 93,06 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 11,6%). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 25,21 tỷ USD (tăng 26,2%) và chiếm 27,1% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 67,85 tỷ USD (tăng 13,9%) và chiếm 72,9%. Đáng mừng là mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp trong nước đạt gần gấp đôi so với mức tăng trưởng của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô).

Xuất khẩu khởi sắc, trong giỏ hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD có thêm 2 mặt hàng so với cùng kỳ năm trước, nâng tổng số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD lên con số 16. Tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu của các mặt hàng này chiếm 82,1% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, có 4 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm 52,7%.

Xuất khẩu tăng nhưng khó khăn vẫn tiềm ẩn
(Ảnh minh họa).

Tín hiệu tích cực khác trong quý I là xuất khẩu tăng trưởng mạnh và đồng đều ở cả 3 nhóm hàng. Cụ thể, nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản ước đạt 9,9 tỷ USD (tăng 26,1% so với cùng kỳ năm 2023) và chiếm 10,6% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước; nhóm hàng công nghiệp chế biến chế tạo ước đạt 82,02 tỷ USD (tăng 16,1% so với cùng kỳ năm 2023) và chiếm 88,1% tổng kim ngạch xuất khẩu; nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản ước đạt 1,18 tỷ USD, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh sự tăng trưởng của các nhóm hàng, ngay trong quý đầu tiên của năm, kim ngạch xuất khẩu tới hầu hết các thị trường, đối tác thương mại lớn đều có sự phục hồi tốt và đạt mức tăng trưởng cao. Trong đó, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 26,2 tỷ USD (tăng 26% so với cùng kỳ năm trước) và chiếm 28,2% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Tiếp đến là Trung Quốc ước đạt 12,7 tỷ USD (tăng 5,2%); thị trường EU ước đạt 12,1 tỷ USD (tăng 16,3%)…

Mặc dù các kết quả đạt được trong quý I rất khả quan tạo đà bứt phá cả năm, song Tổng cục Thống kê cũng nhận định, từ nay đến cuối năm, khó khăn và thách thức còn tiềm ẩn. Đó là kinh tế toàn cầu đang bước vào thời kỳ mới với nhiều rủi ro và thách thức khó đoán định. Tăng trưởng kinh tế thế giới và các nước khu vực châu Âu - châu Mỹ trong năm 2024 được dự báo thấp hơn so với năm 2023; xung đột địa chính trị tiếp tục kéo dài và bất ổn, tiếp tục có nguy cơ lan ra các khu vực khác…

Trong khi các thị trường xuất khẩu phục hồi nhưng chưa bền vững, thì các nước phát triển quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu, an toàn cho người tiêu dùng. Đây tiếp tục là tiền đề để có những tiêu chuẩn, quy định mới liên quan đến chuỗi cung ứng, nguyên liệu, lao động, môi trường khắt khe hơn đối với các sản phẩm nhập khẩu. Việc các nước đa dạng hóa nguồn cung ngoài Trung Quốc, tập trung vào một số đối tác gần thị trường và đối tác tương đương với Việt Nam sẽ làm gia tăng sự cạnh tranh trên các thị trường xuất khẩu của Việt Nam…

Trước tình hình đó, Tổng cục Thống kê khuyến nghị, cần tập trung theo dõi sát tình hình để kịp thời ứng phó. Trong đó, cần theo dõi sát diễn biến thị trường và thay đổi chính sách của các đối tác để đề xuất các giải pháp phù hợp, phát triển đa dạng các thị trường xuất khẩu truyền thống và thị trường mới.

Hệ thống Thương vụ Việt Nam tại các khu vực thị trường thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình thị trường nước ngoài; các quy định, tiêu chuẩn, điều kiện của thị trường nước ngoài có thể tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam và khuyến nghị đối với các địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp, định hướng tìm kiếm đơn hàng từ các thị trường.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hôm nay tuyên án Nguyễn Văn Hậu và 40 bị cáo trong vụ án Phúc Sơn

Hôm nay tuyên án Nguyễn Văn Hậu và 40 bị cáo trong vụ án Phúc Sơn

Sau thời gian nghị án kéo dài, Hội đồng xét xử Toà án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ tiến hành tuyên án với 41 bị cáo trong vụ án Phúc Sơn vào sáng 11/7.
Nghiên cứu cho phép người Việt Nam tiếp tục được chơi casino tại Phú Quốc

Nghiên cứu cho phép người Việt Nam tiếp tục được chơi casino tại Phú Quốc

Bộ Tài chính được Phó Thủ tướng Lê Thành Long giao nghiên cứu cơ chế đặc biệt phát triển Đặc khu Phú Quốc và đề xuất cho phép người Việt tiếp tục chơi casino sau giai đoạn thí điểm.
Giá xăng dầu hôm nay (11/7): Giá dầu thế giới quay đầu giảm

Giá xăng dầu hôm nay (11/7): Giá dầu thế giới quay đầu giảm

Hôm nay (11/7), giá dầu thế giới giảm khoảng 2%, khi giới đầu tư lo ngại những tác động tiêu cực từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với triển vọng tăng trưởng toàn cầu. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 69,04 USD/thùng, giảm 1,62%, giá dầu WTI ở mốc 67,08 USD/thùng, giảm 1,90%
“Dịu dàng màu nắng” tập 29: Xuân day dứt vì hiểu lầm em gái, quyết định nghỉ việc về quê

“Dịu dàng màu nắng” tập 29: Xuân day dứt vì hiểu lầm em gái, quyết định nghỉ việc về quê

Tập 29 của bộ phim truyền hình “Dịu dàng màu nắng” tiếp tục mang đến nhiều diễn biến cảm động và kịch tính. Gây chú ý trong tập này là sự xuất hiện bất ngờ của tình cũ Lan Anh đúng lúc cô vừa hàn gắn với chồng con và bắt đầu ổn định công việc mới.
Tăng cường thanh kiểm tra, chống thông thầu, mua bán thầu 4 dự án cao tốc

Tăng cường thanh kiểm tra, chống thông thầu, mua bán thầu 4 dự án cao tốc

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 359/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Lê Thành Long tại buổi làm việc Đoàn kiểm tra số 3 về tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc tại Dự án thành phần đoạn Chí Thạnh - Vân Phong và Vân Phong - Nha Trang thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025, Dự án thành phần 1 và Dự án thành phần 3 thuộc Dự án đường cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.
Cử tri đề nghị ngành thuế hướng dẫn nộp hóa đơn điện tử

Cử tri đề nghị ngành thuế hướng dẫn nộp hóa đơn điện tử

Chiều 10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội (đơn vị bầu cử số 6) đã tiếp xúc cử tri 14 xã, phường, sau kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Việt Nam kêu gọi triển khai hợp tác Mê Kông - Nhật Bản theo tư duy mới, sáng tạo và thích ứng

Việt Nam kêu gọi triển khai hợp tác Mê Kông - Nhật Bản theo tư duy mới, sáng tạo và thích ứng

Tối 10/7, Bộ Ngoại giao cho biết, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã đồng chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao hợp tác Mê Kông - Nhật Bản lần thứ 16 tại Trung tâm Hội nghị Kuala Lumpur (Malaysia).

Tin khác

Xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng AI để xử lý vi phạm thương mại điện tử

Xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng AI để xử lý vi phạm thương mại điện tử

Cần ứng dụng các giải pháp số như ứng dụng AI để phân biệt hàng thật, hàng giả, xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung giữa các ngành, địa phương trong xử lý hàng giả… Đó là thông tin được các đại diện cơ quan quản lý Nhà nước đưa ra tại Hội nghị “Chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, gian lận thương mại trong tình hình mới” vừa qua.
Luật Thương mại điện tử: Thúc đẩy xuất khẩu qua nền tảng số

Luật Thương mại điện tử: Thúc đẩy xuất khẩu qua nền tảng số

Dự thảo Luật Thương mại điện tử (TMĐT) không chỉ hướng đến việc tạo môi trường pháp lý minh bạch, thúc đẩy sáng tạo, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp, tăng cường quản lý nhà nước và phát triển TMĐT bền vững; mà còn đặt nền móng pháp lý mới nhằm thúc đẩy xuất khẩu số, hỗ trợ doanh nghiệp Việt tiếp cận thị trường toàn cầu.
Đổi mới quản trị - Nền tảng để doanh nghiệp bứt phá trong kỷ nguyên vươn mình

Đổi mới quản trị - Nền tảng để doanh nghiệp bứt phá trong kỷ nguyên vươn mình

Kỷ nguyên số đặt ra thách thức lớn với mọi mô hình quản trị truyền thống. Đổi mới quản trị không chỉ là thay đổi cách làm, mà là tái cấu trúc tư duy, công cụ và văn hóa để doanh nghiệp thích ứng nhanh, vận hành hiệu quả và phát triển bền vững.
Kinh tế tư nhân kỳ vọng vào Nghị quyết 68: Không chỉ ưu đãi, mà là sự đồng hành và tin tưởng

Kinh tế tư nhân kỳ vọng vào Nghị quyết 68: Không chỉ ưu đãi, mà là sự đồng hành và tin tưởng

Không đợi ưu ái, không xin hỗ trợ, hàng nghìn doanh nghiệp tư nhân vẫn ngày ngày lặng lẽ lớn lên bằng chính nội lực của mình. Trong dòng chảy đổi mới mạnh mẽ từ Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, niềm tin đã trở thành “chất dẫn” giúp kinh tế tư nhân khẳng định vai trò động lực quan trọng của nền kinh tế quốc gia. Những chia sẻ chân thật từ các doanh nghiệp cho thấy điều họ cần nhất không phải ưu đãi, mà chính là sự tin tưởng, đồng hành và khích lệ phát triển dài hạn.
Xóa bỏ thuế khoán mang lại công bằng cho các hộ kinh doanh

Xóa bỏ thuế khoán mang lại công bằng cho các hộ kinh doanh

Từ năm 2026, thuế khoán - phương thức thu thuế đã áp dụng suốt nhiều thập kỷ với các hộ kinh doanh sẽ chính thức bị xóa bỏ, đánh dấu bước ngoặt lớn trong công tác quản lý thuế ở Việt Nam.
Bộ Tài chính lên tiếng sau khi bị nhắc nhở về báo cáo vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu

Bộ Tài chính lên tiếng sau khi bị nhắc nhở về báo cáo vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu

Sau khi Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phê bình Bộ Tài chính liên quan đến việc Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu, Bộ Tài chính cho biết sẽ phối hợp Bộ Xây dựng, UBND tỉnh Đồng Nai rà soát các nội dung để báo cáo lại Chính phủ.
Tín hiệu vui khi doanh nghiệp gia nhập thị trường cao hơn số doanh nghiệp rút lui

Tín hiệu vui khi doanh nghiệp gia nhập thị trường cao hơn số doanh nghiệp rút lui

Số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường đã vượt số doanh nghiệp rút lui với tỷ lệ 1,2 lần trong tháng 6 vừa qua. Đây được xem là tín hiệu vui, phản ánh sự hồi phục rõ rệt của niềm tin kinh doanh.
Bộ Tài chính báo cáo chậm, không đủ nội dung trong vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu

Bộ Tài chính báo cáo chậm, không đủ nội dung trong vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phê bình Bộ Tài chính chậm trễ, chưa rõ trách nhiệm trong quản lý đấu thầu.
Thủ tục, trình tự đăng ký thành lập doanh nghiệp từ 1/7 có gì mới?

Thủ tục, trình tự đăng ký thành lập doanh nghiệp từ 1/7 có gì mới?

Mới đây, Chính phủ ban hành Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.
Từ 1/7, quy định cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa qua Hệ thống eCoSys chính thức có hiệu lực

Từ 1/7, quy định cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa qua Hệ thống eCoSys chính thức có hiệu lực

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 40/2025/TT-BCT quy định chi tiết về việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và chấp thuận bằng văn bản cho thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu. Thông tư được ban hành theo khoản 6 Điều 28 Nghị định số 146/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025 của Chính phủ, nhằm cụ thể hóa chủ trương phân quyền, phân cấp và tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.
Xem thêm
Phiên bản di động