-->

Xiếc Việt vẫn còn lắm gian nan

Mới đây, tại Liên hoan xiếc quốc tế Cuba Circuba 2017 diễn ra từ ngày 25/6 - 2/7 tại thủ đô La Habana (Cuba), đoàn Việt Nam với tiết mục nhào lộn trên không mang tên “Cánh chim Việt” đã xuất sắc đoạt giải Mái bạt vàng, giải thưởng cao nhất của cuộc thi.
xiec viet van con lam gian nan Việt Nam đoạt giải Bạc Liên hoan Xiếc quốc tế Golden Circus
xiec viet van con lam gian nan Chân dung hai nghệ sĩ xiếc Việt Nam phá Kỷ lục Guinness thế giới
xiec viet van con lam gian nan Trường Xiếc Việt Nam tổ chức lễ khai giảng năm học mới

Tài năng “Cánh chim Việt”

Tiết mục nhào lộn trên không “Cánh chim Việt” do hai diễn viên trẻ Ngọc Ánh và Thu Thùy - học viên Trường Trung cấp nghệ thuật xiếc và tạp kỹ Việt Nam biểu diễn. Hai nghệ sĩ đã chinh phục khán giả Cuba với kỹ thuật điêu luyện, các động tác đẹp mắt nhưng không kém phần khỏe khoắn được thực hiện gọn gàng, chính xác khi xoay vòng liên tục trên không ở tốc độ cao.

Trong hơn 10 lần bước ra sân khấu trình diễn, tiết mục mang đậm màu sắc Việt Nam, từ hình tượng cây tre đến nhạc nền là bài dân ca “Bèo dạt mây trôi” luôn nhận được những tràng pháo tay cổ vũ và những tiếng trầm trồ của khán giả, và đã được ban giám khảo chấm điểm cao nhất trong số các tiết mục dự thi.

Được biết, liên hoan Circuba là liên hoan xiếc thường niên có quy mô lớn thứ 3 thế giới, năm nay quy tụ 34 tiết mục được tuyển chọn từ 16 quốc gia. Đây được coi là điểm giao lưu tầm cỡ thế giới để giới thiệu những tài năng mới của nghệ thuật trình diễn độc đáo này.

xiec viet van con lam gian nan
Tiết mục nhào lộn trên không “Cánh chim Việt”. Ảnh TTXVN

TS Hoàng Minh Khánh, hiệu trưởng Trường Trung cấp nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam, trưởng đoàn Việt Nam tại Liên hoan Xiếc quốc tế Cuba nhận định, kỹ thuật của các đội đến từ Cuba và Mexico rất tốt nhưng lại giống nhau về cách thể hiện. Trong khi đó, điều mà Việt Nam làm được chính là việc mang được hồn dân tộc vào trong tiết mục bằng những đạo cụ như ống tre, âm nhạc là bài “Bèo dạt mây trôi” cùng trang phục đậm đà bản sắc dân tộc.

“Kết quả này không mấy bất ngờ vì ngay ở vòng ngoài, tiết mục của Việt Nam đã được BGK đánh giá cao. “Cánh chim Việt” được hai nữ sinh của nhà trường tập luyện hơn một năm nay với sự dàn dựng cầu kỳ, kỹ lưỡng của những người có chuyên môn. Điều làm nên chiến thắng gần như tuyệt đối của tiết mục này đó là sự tổng hòa của các yếu tố: kỹ thuật, nghệ thuật, cấu trúc tiết mục, âm nhạc, trang phục…Hồ Thị Thu Thùy và Nguyễn Ngọc Ánh trình diễn uyển chuyển, đẹp mắt và quan trọng hơn, các em đã thể hiện được tiếng nói Việt Nam trong tiết mục của mình. Đây chính là lý do tiết mục giành được số điểm gần như tuyệt đối ở cả phần kỹ thuật và nghệ thuật, bỏ xa tiết mục về nhì của Cuba về điểm số”, TS Hoàng Minh Khánh chia sẻ.

Cũng theo TS Hoàng Minh Khánh, sau liên hoan, một tập đoàn giải trí ở Anh mời trường đem tiết mục này và vài tiết mục đặc sắc sang biểu diễn vào tháng 3 năm sau trong 6 tháng. Một tập đoàn giải trí Mexico theo lời ông Khánh cuối năm nay sang Việt Nam khảo sát, đề nghị gửi học sinh sang học xiếc.

Khó khăn đủ đường

Mặc dù đã có chỗ đứng nhất định trong làng xiếc thế giới nhưng theo TS Khánh việc đào tạo xiếc ở Việt Nam vẫn còn lắm gian nan. Theo báo cáo về kế hoạch tuyển sinh của Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam, năm nay tổng số thí sinh đăng ký dự tuyển là 8.321 thí sinh. Mặc dù con số dự tuyển tương đối cao nhưng số lượng thi sính trúng tuyển rất khiêm tốn là 35 thí sinh. Bởi để theo được môn nghệ thuật này, đòi hỏi thí sinh rất gắt gao về tỉ lệ hình thể cũng như sức khỏe.

Theo TS Hoàng Minh Khánh, vòng thứ nhất sơ tuyển diện mạo, hình thể. Vòng 2 chính thức tuyển sinh, hội đồng tuyển sinh sẽ phải kỹ càng hơn từ việc tuyển tỷ lệ cân đối thân cho tới kết hợp với Bệnh viện Thể thao để khám sức khoẻ tìm các em không có dị tật, bệnh lý, đủ tiêu chuẩn làm diễn viên xiếc. Vòng 3 là tuyển sinh năng khiếu sâu hơn. 35 thí sinh được lựa chọn phải đáp ứng được những yêu cầu đặc biệt của nghề xiếc như tỷ lệ thân, chiều dài của chân, chiều dài của lưng. Tuy vậy, một số em khi vào học không theo được do quá trình đào tạo khắc nghiệt của nghề hoặc do cơ thể phát triển lại không đáp ứng được yêu cầu của một diễn viên xiếc.

Bên cạnh đó, người đứng đầu trường xiếc cũng thừa nhận với đặc thù là ngành nghệ thuật biểu diễn, mặc dù Nhà nước đã miễn giảm 70% học phí đối với học sinh nghệ thuật xiếc, nhưng với đặc thù hầu hết các học sinh trường xiếc chủ yếu là con em ở các vùng sâu, vùng xa có hoàn cảnh khó khăn vì vậy mỗi tháng phải bỏ ra một khoản tiền từ 1,5 đến 2 triệu đồng cho con theo học xiếc là cả một vấn đề đối với mỗi gia đình. Trường cũng đã trích hỗ trợ tiền ăn tại nhà ăn học sinh, sinh viên của trường theo định mức là 180.000 đồng/tháng cho mỗi học sinh. Thế nhưng năm nào cũng có trường hợp học viên nghỉ vì không đủ điều kiện theo học. Do đó, cũng vì những lý do trên mà số học viên cũng rơi rụng dần trong quá trình đào tạo.

Đặc biệt, nguồn lực giáo viên chuyên ngành xiếc hiện nay quá mỏng khó có thể đáp ứng những tiêu chí, đòi hỏi cao hơn trong công tác tuyển sinh. Trong khi đặc thù của ngành này đào tạo theo hình thức dạy một thầy kèm một trò. Tuy nhiên, từ năm 2017, trường không còn thuộc quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo nữa mà do Tổng cục Dạy nghề Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đảm nhận. Trong khi đó, khối các trường dạy nghề thuộc Tổng cục Dạy nghề đa phần đào tạo theo lớp đông, đại trà. Vì vậy, thầy và trò trường xiếc rất mong nhà nước cũng như Tổng cục Dạy nghề sẽ quan tâm hơn đến đặc thù của nhà trường để làm sao có được một cơ chế và phương pháp đào tạo hợp lý để có thể thu hút và đào tạo được nhiều tài năng trẻ phát triển cho ngành xiếc.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

TRỰC TUYẾN: Khởi động “Hành trình Tết Công đoàn” đưa công nhân về quê đón Tết

TRỰC TUYẾN: Khởi động “Hành trình Tết Công đoàn” đưa công nhân về quê đón Tết

(LĐTĐ) Sáng sớm nay (ngày 25/1/2025, tức 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn), tại Nhà điều hành Khu Công nghiệp Thăng Long, Chương trinh “Hành trình Tết Công đoàn - Xuân 2025” của tổ chức Công đoàn Thủ đô đã chính thức khởi động với hàng chục chuyến xe đưa 1.200 công nhân lao động (CNLĐ) đang làm việc trong các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội về quê đón Tết.
Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Sáng ngày 24/1 Công đoàn Công an tỉnh Nghệ An đã tổ chức Chương trình "Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng"
Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong

Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong

(LĐTĐ) Tối 24/1, lãnh đạo huyện Anh Sơn (Nghệ An) cho biết, tại nhà máy của Công ty Cổ phần Xi măng Sông Lam 2 (đóng tại xóm 6, xã Hội Sơn, huyện Anh Sơn) vừa xảy ra một vụ tai nạn lao động nghiêm trọng.
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm

Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm

(LĐTĐ) Tiếp tục hành trình trao yêu thương đến với những hoàn cảnh khó khăn để có cái Tết đầm ấm, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì đã phối hợp với các đoàn thể, doanh nghiệp trao hàng trăm phần quà đến với các em nhỏ và người yếu thế.
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

(LĐTĐ) Chiều 24/1 (25 tháng Chạp), ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều người dân đã cồng kềnh hành lý trở về quê nghỉ Tết. Các bến xe và tuyến đường hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông đúc, dòng người và phương tiện nối đuôi nhau hối hả về quê đón Tết.
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

(LĐTĐ) Trước đó, Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán tại Trường Đại học Thủ Dầu Một giai đoạn 2015 - 2021 và phát hiện trường này thu sai quy định học phí của sinh viên trong hai năm học 2020 - 2021 và 2021 - 2022 với tổng số tiền khoảng 37 tỷ đồng.
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Dự kiến thời gian bắn 15 phút, từ 0 giờ đến 00h15 ngày 29/1/2025 (tức đêm Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025). Kinh phí phục vụ bắn pháo hoa từ nguồn xã hội hóa.

Tin khác

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 đã khai mạc tại khu vực Hồ Văn - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Với chủ đề “Thực học”, Hội chữ Xuân 2025 mang đến một không gian văn hóa đậm đà nét truyền thống, góp phần thu hút và nâng cao trải nghiệm của du khách trong hành trình khám phá văn hóa đầu năm mới.
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Đường hoa Nguyễn Huệ, đường hoa lớn nhất và được chờ đợi nhất trong năm của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang tất bật chuẩn bị để phục vụ nhu cầu thưởng lãm của người dân và du khách trong, ngoài nước.
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

(LĐTĐ) Ngay từ đầu năm 2025, công tác chuẩn bị cho các lễ hội truyền thống tại Hà Nội đã được các địa phương triển khai tích cực. Tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn), đền Sái (huyện Đông Anh) hay gò Đống Đa (quận Đống Đa), kế hoạch tổ chức các lễ hội đã được ban hành sớm với sự phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết.
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ tổ chức khai mạc triển lãm Báo Xuân trực tuyến 2025, đánh dấu bước tiến mới trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động văn hóa đọc.
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Sáng 22/1, tại Khu Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã diễn ra Lễ "Tống cựu nghinh tân" trong không khí trang nghiêm và đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

(LĐTĐ) Chương trình nghệ thuật "Rực rỡ Thăng Long 2025" với điểm nhấn là màn trình diễn của 2025 drone hỏa thuật lớn nhất thế giới từ trước tới nay hứa hẹn sẽ mang tới cho nhân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung một món quà chào xuân đặc biệt ý nghĩa.
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

(LĐTĐ) Nhân dịp đón xuân Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tổ chức trưng bày chuyên đề "Bia đá kể chuyện" tại Khu Vườn bia Tiến sĩ. Sự kiện này còn mang ý nghĩa đặc biệt khi hướng tới dịp kỷ niệm 950 năm khoa thi Nho học đầu tiên của Việt Nam (1075 - 2025).
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Tại Hoàng thành Thăng Long, chuỗi hoạt động Tết sẽ diễn ra từ ngày 20/1/2025 (21 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến ngày 6/2/2025 (mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) với nhiều nội dung đặc sắc.
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai, những năm gần đây, lĩnh vực kinh tế đêm tại thành phố Biên Hòa có bước phát triển, nổi bật là hoạt động dịch vụ giải trí, ẩm thực, chợ đêm, phố đi bộ. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh.
Xem thêm
Phiên bản di động