Xây nhà giá rẻ cho công nhân: Khó nhưng vẫn có thể làm
Xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân là nhiệm vụ trong tâm |
Nhu cầu chính đáng
Là một DN lớn tại KCN Thăng Long (Kim Chung, Đông Anh), công ty TNHH Canon Việt Nam có hơn 20.000 CN, trong đó LĐ nữ chiếm tỷ lệ lớn. Đại diện cho công ty, chị Phạm Thị Vân Anh – Chủ tịch công đoàn cho biết, Canon đứng ra thuê nhiều căn hộ trong khu nhà ở CN cho người LĐ nhưng mới đảm bảo được nhu cầu cho hơn 2.000 người. Các CN khác vẫn phải đi thuê nhà ở tại các nhà trọ quanh KCN. Lương bình quân của CN khoảng 5 triệu đồng, mỗi tháng phải bỏ ra từ 500.000 đến gần 1 triệu đồng tiền thuê nhà.
“Phải mất nhiều năm kiến nghị thì mới có nhà chung cư dành cho các hộ gia đình. 4 tòa nhà 15 tầng được hoàn thiện nhưng đến nay, không hiểu tại sao thiết bị chưa được lắp đặt và bàn giao để các hộ gia đình CN có thể hoàn thành thủ tục thuê nhà. Về lâu về dài, để CN yên tâm lao động, gắn bó với nhà máy, chúng tôi rất mong TP quan tâm, nghiên cứu, triển khai đề án xây dựng nhà ở thu nhập thấp để bán trả góp cho CN tương tự như Bình Dương” – chị Vân Anh kiến nghị.
Nhà ở luôn là nhu cầu bức thiết của CNLĐ |
Ông Vũ Viết Tâm – đại diện một doanh nghiệp đóng tại KCN Quang Minh (Quang Minh, Mê Linh) cũng đồng quan điểm trên. Theo ông Tâm, KCN Quang Minh có 135 doanh nghiệp với hàng chục nghìn CN, phần lớn là LĐ trẻ, mới xây dựng gia đình, có con nhỏ nhưng đều phải đi thuê nhà ở các thôn xóm lân cận với giá thành cao, điều kiện sống không đảm bảo và tạm bợ. Nếu anh chị em CN được TP quan tâm, tạo điều kiện ưu đãi để mua trả góp những căn hộ thu nhập thấp, ổn định cuộc sống thì sẽ yên tâm làm việc, nâng cao năng suất lao động, sản xuất nhờ đó mà phát triển hơn.
Trăn trở này cũng là nỗi niềm chung của nhiều đại diện đến từ các DN tại KCN Phú Nghĩa, Nội Bài, Đài Tư, Thạch Thất – Quốc Oai đều là những KCN có đông CNLĐ nhưng chưa có khu nhà ở CN được TP đầu tư xây dựng như tại Kim Chung (Đông Anh). Với hàng vạn CN đang làm việc, trong đó đa phần là LĐ ngoại tỉnh, các KCN và chế xuất đang đóng góp rất lớn cho kinh tế và sự phát triển của Thủ đô. Vì vậy, ước mơ được sở hữu căn hộ để “an cư lạc nghiệp” là nguyện vọng chính đáng và cấp thiết.
Tầm nhìn bao quát
Giải đáp thắc mắc trên, ông Trần Việt Chung - Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, đến nay, Hà Nội đã dành và bố trí hơn 228 ha đất với 12 dự án xây dựng nhà ở công nhân. Trong đó, có 2 dự án tại xã Kim Chung (Đông Anh) được thành phố chủ động đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách với khoảng 8,8 ha đất. Theo chương trình phát triển nhà ở của Hà Nội giai đoạn 2012-2020, định hướng đến năm 2030, Sở Xây dựng đã và sẽ tiếp tục tham mưu cho thành phố để chủ động phối hợp với Bộ Xây dựng, xây dựng những chương trình phát triển nhà ở của thành phố Hà Nội.
Tuy nhiên ông Chung thừa nhận việc dành và bố trí quỹ đất để phát triển nhà ở công nhân hiện nay gặp khó khăn. Khi xác định quỹ đất phải đảm bảo nhu cầu thực tế nhà ở công nhân, quy hoạch đô thị, kế hoạch sử dụng đất của thành phố, địa phương, cần có thời gian và sự phối hợp đồng bộ của nhiều cấp, ngành. Chưa kể, quỹ đất ở các khu công nghệ cao thuộc sự quản lý của các bộ, ngành.
Chia sẻ với những khó khăn của Hà Nội trong việc tìm đất xây nhà ở xã hội cho CN, TS Phạm Sỹ Liêm – Phó Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, đây là việc khó nhưng không có nghĩa là hết cách. Thực tế, trên địa bàn TP cũng đã có DN xây được nhà giá rẻ cho CN tại thị trấn Xuân Mai. Với mức giá bán cho CN trong thời điểm đó, DN không có lãi. Ở Bình Dương cũng vậy, mức giá từ 90 – 150 triệu đồng/căn hộ cho CN hòa vốn là đã tốt nhưng cái được cũng rất lớn như thu hút người LĐ, nguồn vốn đầu tư để phát triển kinh tế xã hội cho địa phương.
TS Phạm Sỹ Liêm cũng chỉ ra một bí quyết thành công của Bình Dương mà các địa phương có thể áp dụng. Cụ thể tầng một bán cho người làm kinh doanh, các tầng trên bán hoặc cho công nhân thuê ở. Doanh nghiệp kiếm lãi từ việc bán căn hộ cho người mua tầng 1, phía trên bán rẻ… Lấy lãi này bù cho thiệt kia nên thu hồi vốn nhanh. Điều này hoàn toàn phù hợp với tư duy quy hoạch mà thế giới hiện nay coi trọng. Đó là nguyên tắc sử dụng đất hỗn hợp đa chức năng chứ không phải chỉ là những khu nhà chỉ để ở như hiện nay. Cái hay của nguyên tắc này là tạo ra một cộng đồng gắn kết với nhau, tiết kiệm được thời gian đi lại, giảm bớt ách tắc giao thông, môi trường sống đảm bảo dễ thu hút người đến ở hơn, nâng cao giá trị bất động sản, đô thị thu được lợi, đóng góp cho ngân sách tốt hơn.
Một điểm thuận lợi nữa là có nhiều KCN tại HN đang nằm ở khu vực ngoại thành nên đất và giá đất sẽ rẻ hơn nhiều so với vùng ven đô. Vì thế, việc thí điểm xây nhà ở cho CN như Bình Dương có thể thực hiện được và mang tính khả thi cao. “Muốn thực hiện chính sách xã hội về nhà ở phải có tầm nhìn bao quát hơn, không chỉ bó hẹp việc làm nhà ở giá rẻ”, TS Liêm cho biết.
Khôi Nguyên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc
Quy định mới về giá điện từ tháng 2
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới
Tin khác
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng
Đời sống 02/02/2025 22:04
Ca trực đặc biệt ngày 30 Tết của công nhân môi trường
Đời sống 28/01/2025 18:05
Hơn 7.500 tỷ đồng tặng quà Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Đời sống 28/01/2025 16:57
Đưa sắc Xuân đi muôn nơi
Đời sống 28/01/2025 09:40
Mức lương cao nhất năm 2024 là 863 triệu đồng
Đời sống 26/01/2025 06:26
Bình Dương: "Chuyến xe Công đoàn - xuân 2025” đưa 1.619 công nhân lao động về quê đón Tết
Đời sống 25/01/2025 18:28
Doanh nghiệp tặng quà Tết là hàng chục xe máy cho người lao động
Đời sống 19/01/2025 08:23
Đảm bảo chi trả đầy đủ tiền lương, thưởng Tết cho người lao động
Đời sống 16/01/2025 06:06
Quà Tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?
Đời sống 10/01/2025 11:09
Tăng thu nhập nhờ xu hướng chụp ảnh ngày cận Tết
Đời sống 08/01/2025 17:40