-->

Xây dựng văn hóa giao thông từ những hành động nhỏ

(LĐTĐ) Với quyết tâm lập lại trật tự an toàn giao thông, thời gian qua các ngành chức năng đã triển khai nhiều hoạt động ra quân, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông. Việc “mạnh tay” với vi phạm đã góp phần tạo chuyển biến về ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ, từng bước xây dựng văn hóa giao thông trong cộng đồng. Tuy nhiên, quanh vấn đề này nhiều ý kiến cho rằng việc xử lý vi phạm là cần nhưng chưa đủ.
Ngày hội 4s – Nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn giao thông

Muôn hình vạn trạng vi phạm

Những ngày qua, lực lượng Cảnh sát giao thông thành phố đã tập trung xử lý nghiêm tình trạng người điều khiển phương tiện vi phạm quy định về nồng độ cồn, ma túy và các chất kích thích khác... Đồng thời, xử lý nghiêm người đi mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, các trường hợp đi xe máy vào các tuyến đường cấm.

2642 img 4239
Xây dựng văn hóa giao thông từ ngay ở hành động nhỏ như đi đúng làn đường, phần đường, chấp hành Luật Giao thông đường bộ. Ảnh: Giang Nam

Nhờ đó, sau thời gian ra quân, ý thức chấp hành các quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông của nhiều lái xe đã có chuyển biến tích cực. Tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố giảm khoảng 50% so với cùng thời gian trước đó; không xảy ra các vụ tai nạn nghiêm trọng, góp phần bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông.

Đây là kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, có một nghịch lý là, dường như việc chấp hành Luật Giao thông chỉ hiệu quả khi cơ quan chức năng “mạnh tay” xử lý. Nói cách khác, nền nếp chấp hành Luật đã có, đã được hình thành song vẫn còn một bộ phận người dân thiếu tuân thủ khi vắng bóng các lực lượng chức năng.

Dễ thấy, trên nhiều trục giao thông của Thủ đô, vào thời điểm tan tầm, các phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy lại ào ào đổ ra đường. Diện tích mặt đường có hạn, dẫn đến nhiều xe máy đi lên vỉa hè – không gian chỉ dành riêng cho người đi bộ. Đặc biệt, ít ngày qua khi Hà Nội bước vào đỉnh điểm của đợt nắng nóng trên nhiều tuyến phố Thủ đô, người ta có thể dễ dàng bắt gặp nhan nhản các hành vi vi phạm giao thông để… tránh nắng. Có thể kể đến như: vượt đèn đỏ, đi vào đường ngược chiều, dừng đỗ chờ tín hiệu đèn giao thông không đúng nơi quy định...

Đó là những vi phạm vào ban ngày, đến tối, vi phạm về không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông lại chiếm tỷ lệ cao. Dạo quanh một lượt các tuyến phố Cầu Giấy, Hoàng Hoa Thám, Phố Huế, Quang Trung, đường 21B… vào các buổi tối, dễ dàng bắt gặp hình ảnh người điều khiển, ngồi trên xe môtô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm. Đối tượng chủ yếu là thanh niên, với lí do… nóng nên không đội mũ bảo hiểm.

Tạo dựng ý thức tự giác chấp hành Luật Giao thông

Thực tế hiện nay, vấn đề xây dựng văn hóa giao thông luôn được nhắc đến trong các mục tiêu hành động. Vì nếu xây dựng được văn hóa giao thông trong toàn cộng đồng, môi trường giao thông sẽ thông thoáng, tích cực hơn, các hành vi vi phạm, chen lấn, phóng nhanh vượt ẩu, các trường hợp đi ngược chiều, chạy quá tốc độ sẽ không còn xảy ra, từ đó tai nạn giao thông được kéo giảm.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Trần Hữu Minh, Phó Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, “văn hoá giao thông” là một thuật ngữ được sử dụng rất nhiều, nhưng nội hàm ý nghĩa của cụm từ này mỗi trường hợp lại khác nhau.

Tuy nhiên, văn hoá giao thông tựu chung lại là quá trình người dân tuân thủ pháp luật khi tham gia giao thông. Văn hoá giao thông cũng bao gồm nhiều yếu tố như quy định pháp luật, cơ sở hạ tầng... Trong đó, ứng xử có văn hoá giao thông nghĩa là thực hiện đúng pháp luật trong quá trình tham gia giao thông. Nếu không có các quy định pháp luật hướng dẫn hành vi của người điều khiển giao thông thì mỗi người sẽ có hành vi theo cảm xúc cá nhân.

“Muốn xây dựng văn hoá giao thông thì phải hoàn thiện được quy định pháp luật, quy tắc ứng xử trong các tình huống. Tuy nhiên, có những vấn đề mà pháp luật định hướng được, nhưng cũng có những vấn đề mà quy định pháp luật không định hướng được như văn hoá cảm ơn, thái độ vội vàng khi tham gia giao thông, hành vi nhường nhịn người khác, văn hoá xếp hàng... Những yếu tố đó nên được đưa vào khuyến cáo cho người tham gia giao thông” - ông Trần Hữu Minh bày tỏ quan điểm.

Nhà văn Nguyễn Văn Học – người giành giải nhì cuộc thi viết “Vì an toàn giao thông Thủ đô” do Ban An toàn giao thông Thành phố và Sở Giao thông vận tải phối hợp tổ chức cho rằng, xã hội ngày càng phát triển, một trong những hành động nhỏ bé góp phần gìn giữ và đóng góp cho sự phát triển đó đôi khi chỉ đơn giản là việc mỗi cá nhân hãy có ý thức khi tham gia giao thông. Xây dựng văn hóa giao thông nhằm tạo nên thói quen cư xử có văn hóa, đúng pháp luật, coi việc tự giác tuân thủ pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông như một chuẩn mực đạo đức và là biểu hiện văn minh của con người khi tham gia giao thông. Hơn hết, quá trình xây dựng văn hóa giao thông là quá trình dài hơi và chúng ta cần phải kiên trì. Trong đó, việc xây dựng các quy định pháp luật phù hợp, có tính thực tiễn, đi vào cuộc sống là vấn đề vô cùng quan trọng. Để làm được điều này, khi xây dựng quy định pháp luật cần lấy những yếu tố cốt lõi từ người dân, mục tiêu của xã hội là đảm bảo trật tự an toàn giao thông là mục tiêu cao nhất thì chắc chắn luật sẽ đảm bảo tốt và đi vào cuộc sống.

Theo Đại tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền và giải quyết tai nạn giao thông (Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an) cho rằng, văn hóa giao thông được hình thành dựa trên ý thức, sự xây dựng của mỗi cá nhân lẫn cộng đồng trong quá trình tham gia giao thông. Lấy ví dụ đợt tổng kiểm soát phương tiện cơ giới đường bộ vừa qua, Đại tá Nguyễn Quang Nhật cho biết chỉ sau 26 ngày, lực lượng Cảnh sát giao thông đã kiểm tra xử lý 357.975 phương tiện vi phạm trật tự an toàn giao thông; tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 23.979 trường hợp; tạm giữ 55.111 phương tiện các loại.

Trong đó, nổi lên các hành vi vi phạm chủ yếu về tốc độ gần 30.000 trường hợp; vi phạm không đội mũ bảo hiểm hơn 64.000 trường hợp; không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông gần 11.000 trường hợp. “Qua đợt kiểm tra này thì chúng tôi nhận thấy rằng ý thức của người dân đã được nâng lên, các trường hợp vi phạm giảm đi trông thấy. Đặc biệt, người dân rất đồng tình, ủng hộ lực lượng Cảnh sát giao thông làm cương quyết” – đại diện Cục Cảnh sát giao thông chia sẻ.

Trong thực tế, việc xây dựng ý thức tự giác chấp hành Luật Giao thông không phải vấn đề quá “đao to búa lớn” mà có thể bắt đầu từ ngay ở những hành động nhỏ bé nhất như đi đúng làn đường, phần đường, đúng tốc độ quy định, không vượt đèn đỏ, không sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông.

Mặt khác, những hành động đẹp thường thấy như các chiến sĩ Cảnh sát giao thông lội nước giúp dân đẩy xe qua những đoạn đường ngập, cảnh sát giao thông dọn đá trên đường, chất hàng hóa lên xe giúp một người bán hàng rong bị vấp ngã. Hoặc trên xe buýt, người trẻ tự động nhường ghế cho phụ nữ mang thai và người cao tuổi… Những việc làm tưởng chừng đơn giản như vậy, nhưng thể hiện được thái độ, văn hóa của chính những người hành xử mà chúng ta vẫn thường gọi là văn hóa giao thông.

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 3/2 (mùng 6 Tết Ất Tỵ) - ngày làm việc đầu tiên của Xuân mới, đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam do đồng chí Huỳnh Thanh Xuân - Phó Chủ tịch dẫn đầu đã tới thăm, chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô.
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

(LĐTĐ) Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (3/2, tức mùng 6 Tết), nhiều công ty kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn tròn trơn.
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), chỉ vài giờ sau khi chạm mốc 2.810 USD/ounce, giá vàng thế giới liên tục giảm.
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

(LĐTĐ) Sáng sớm nay (3/2, tức mùng 6 Tết), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ. Dự báo trong ngày và đêm nay, tiếp tục ảnh hưởng đến khu vực phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ. Nền nhiệt giảm dần, trời chuyển mưa rải rác.
Quy định mới về giá điện từ tháng 2

Quy định mới về giá điện từ tháng 2

(LĐTĐ) Luật Điện lực (sửa đổi) thay thế cho Luật Điện lực năm 2004 và có hiệu lực từ ngày 1/2/2025, trong đó khoản 12 Điều 5 nêu rõ về chính sách giá điện và giá dịch vụ về điện.
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

(LĐTĐ) Không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc Tết làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc, tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính là quy định từ nhiều năm nay đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng ta thật là vĩ đại. 95 năm qua, kể từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn có những quyết định mang tầm tư duy dẫn đường đưa cách mạng Việt Nam vào thế tiến công không ngừng, tiên phong trong cách mạng thế giới, đưa dân tộc tới tương lai rạng ngời...

Tin khác

Quận Hoàn Kiếm: Bảo đảm an ninh trật tự đêm Giao thừa

Quận Hoàn Kiếm: Bảo đảm an ninh trật tự đêm Giao thừa

(LĐTĐ) Công an quận Hoàn Kiếm triển khai phương án bảo vệ trận địa pháo hoa quanh hồ Hoàn Kiếm đêm Giao thừa; bảo đảm an ninh trật tự, xử lý các điểm trông giữ xe không phép, sai phép, bãi xe tự phát trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Công an Hà Nội ứng trực 100% lực lượng phục vụ nhân dân đón Tết bình yên

Công an Hà Nội ứng trực 100% lực lượng phục vụ nhân dân đón Tết bình yên

(LĐTĐ) Từ chiều 28/1 (29 Tết) đến sáng 29/1 (mùng 1 Tết), Công an thành phố Hà Nội sẽ huy động 100% các lực lượng trực, ứng trực làm nhiệm vụ để bảo đảm an ninh, an toàn phục vụ nhân dân đón Tết bình yên.
Hà Nội: Sẽ kiểm tra “đột xuất” các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội

Hà Nội: Sẽ kiểm tra “đột xuất” các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội

(LĐTĐ) Năm 2025 các đội kiểm tra liên ngành 178 của thành phố Hà Nội và các cấp sẽ tiến hành kiểm tra theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ nảy sinh các tệ nạn xã hội.
Huyện Thường Tín đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp cuối năm

Huyện Thường Tín đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp cuối năm

(LĐTĐ) Nhằm phục vụ nhu cầu đi lại, vận tải hành khách, hàng hóa của nhân dân vào dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, huyện Thường Tín đã chỉ đạo các ngành chức năng, chính quyền địa phương triển khai đồng bộ các biện pháp, đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Xử lý tình trạng tụ tập gây mất an ninh trên các cầu vượt đi bộ

Xử lý tình trạng tụ tập gây mất an ninh trên các cầu vượt đi bộ

(LĐTĐ) Theo Công an thành phố Hà Nội, thời gian gần đây, trên các cầu vượt dành cho người đi bộ xuất hiện tình trạng thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên tụ tập, ca hát, ăn uống gây mất vệ sinh môi trường và tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh, trật tự. Trước thực trạng trên, lãnh đạo phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội đã chỉ đạo Đội Cảnh sát phản ứng nhanh, ngoài công tác tuần tra kiểm soát, tuyên truyền, giải tỏa, xử lý các điểm vi phạm.
Quận hoàn Kiếm: Xử phạt hàng loạt bãi xe tự phát trong đêm Giáng Sinh

Quận hoàn Kiếm: Xử phạt hàng loạt bãi xe tự phát trong đêm Giáng Sinh

(LĐTĐ) Đêm 24/12, Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã ra quân kiểm tra, xử lý các điểm trông giữ xe không phép, sai phép trên địa bàn.
Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông

Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông

(LĐTĐ) Mới đây, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội và Công an các địa phương trên địa bàn thành phố đã đồng loạt ra quân triển khai cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát

Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát

(LĐTĐ) Trong năm 2025, Hà Nội sẽ đầu tư xây mới, xây dựng lại 34 chợ dân sinh và cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 71 chợ. Thành phố yêu cầu các dự án xây mới hoặc cải tạo lại chợ phải giải quyết cơ bản được vấn đề dân sinh bức xúc, giảm khiếu nại, khiếu kiện trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về chợ. Phải công khai, minh bạch các thông tin liên quan đến hoạt động đầu tư, xây dựng chợ.
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán

Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Công an huyện Thanh Trì vừa tổ chức Lễ ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025; ra mắt mô hình lực lượng 141 trong tình hình mới.
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm

Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm

(LĐTĐ) Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an thành phố Hà Nội) đã tổ chức lễ ra quân nhằm triển khai cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm và đảm bảo an ninh trật tự, trật tự đô thị trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2025. Đây là một phần quan trọng trong chiến dịch toàn diện nhằm duy trì an toàn xã hội và xây dựng hình ảnh một Thủ đô văn minh, hiện đại.
Xem thêm
Phiên bản di động