-->

Xây dựng thương hiệu gạo quốc gia: Vẫn sính nguồn gốc ngoại!

Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, song hiện vẫn chưa có thương hiệu gạo cho riêng mình. Thế nhưng, tại một số hội thảo về xây dựng thương hiệu gạo Việt tổ chức mới đây, các chuyên gia ngành Nông nghiệp lại chọn gạo “giống ngoại” để xây dựng thương hiệu. Đề xuất này đã gây ra phản ứng trái chiều.
xay dung thuong hieu gao quoc gia van sinh nguon goc ngoai Xây dựng thương hiệu quốc gia: Doanh nghiệp chật vật tự dò dẫm
xay dung thuong hieu gao quoc gia van sinh nguon goc ngoai Xây dựng thương hiệu là yếu tố sống còn

Vì sao lấy giống lúa ngoại để xây dựng thương hiệu?

Tại cuộc hội thảo lấy ý kiến góp ý cho dự thảo thể lệ, quy chế sáng tác logo và tiêu chuẩn gạo quốc gia, do Cục Chế biến Nông - Lâm - Thủy sản và ngành Muối tổ chức đã đưa vào dự thảo 3 giống lúa là Jasmine 85, ST21 và Nàng Hoa 9 để xây dựng thương hiệu gạo quốc gia.

Về vấn đề này, T.S Nguyễn Thị Hằng, một chuyên gia trong ngành Nông nghiệp chia sẻ, việc Bộ NNPTNT tổ chức cuộc thi thiết kế logo, lựa chọn giống gạo xây dựng thương hiệu gạo quốc gia là rất tốt. Song với 3 giống gạo trên dự tính làm thương hiệu gạo quốc gia thì đều có nguồn gốc, xuất xứ không phải của Việt Nam.

xay dung thuong hieu gao quoc gia van sinh nguon goc ngoai
Xây dựng thương hiệu gạo quốc giá phải được bắt nguồn từ chính sản phẩm của chính chúng ta.

Giống gạo Jasmine 85 hiện đang được trồng phổ biến tại Việt Nam từ nhiều năm nay, nhưng lại có nguồn gốc xuất xứ từ Mỹ; trong khi đó, giống gạo Nàng Hoa 9, cũng là một trong những loại gạo lai (lai giữa Jasmine và AS 96).

Loại gạo còn lại là ST21 (còn gọi là RVT), một trong những loại gạo thơm được nhiều người tiêu dùng Việt Nam lựa chọn, khi được đưa vào dự thảo xây dựng thương hiệu gạo quốc gia, lại khiến cho người “khai sinh” ra loại gạo này là ông Hồ Quang Cua (nguyên Phó giám đốc Sở NNPTNT Sóc Trăng) cảm thấy không hài lòng.

Bởi lẽ theo ông Cua, những mô tả về giống lúa ST21 trong dự thảo, lại có những đặc điểm của giống lúa RVT và có xuất xứ từ Trung Quốc. Ngay đến thời điểm hiện tại, ST21 vẫn chưa được công nhận và chưa được phép trồng đại trà.

“Việc Bộ NNPTNT tổ chức cuộc thi thiết kế logo, chọn giống và xây dựng thương hiệu gạo quốc gia, là một việc làm cần thiết và cấp bách, nhưng không vì thế mà chúng ta có thể lựa chọn giống gạo ngoại để xây dựng thương hiệu quốc gia.

Bởi lẽ, với loại gạo này nó đã có thương hiệu trên thế giới, thì chúng ta không thể xây dựng một thương hiệu quốc gia, trên một thương hiệu quốc gia khác. Trong khi đó, ở Việt Nam có rất nhiều giống gạo ngon, chất lượng tốt sao chúng ta không lựa chọn? vì sao chúng ta không thể xây dựng thương hiệu quốc gia trên giống lúa của chính chúng ta?” - T.S Nguyễn Thị Hằng đặt câu hỏi.

Gạo ta thì phải trả tên ta

Trước ý kiến của các nhà chuyên môn, cùng các chuyên gia nông nghiệp về việc lựa chọn giống ngoại cho thương hiệu gạo quốc gia. Ông Võ Thành Đô, Phó Cục trưởng Cục Chế biến Nông – Lâm – Thủy sản và nghề Muối cho rằng, sở dĩ 3 giống gạo trên được lựa chọn đưa vào dự thảo xây dựng thương hiệu gạo quốc gia bởi đây đều là những giống gạo có sản lượng xuất khẩu đứng đầu cả nước trong những năm qua.

Với câu trả lời trên, nhiều chuyên gia nông nghiệp cho rằng, hiện tại gạo Việt Nam có nhiều giống gạo rất tốt nhưng mới chỉ được người tiêu dùng trên thế giới biết đến với cái tên “gạo trắng, hạt dài”, hoặc lại bị gắn tên và thương hiệu của một doanh nghiệp trung gian.

Bởi vậy, khi xây dựng thương hiệu gạo quốc gia, chúng ta phải lấy chính gạo của Việt Nam để xây dựng, đó không chỉ là “lòng tự trọng” của một trong những nước có ngành lúa nước phát triển và xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, mà còn là lòng tự tôn, tự hào dân tộc.

Trên bình diện doanh nhân, ông Nguyễn Thành Trung – Giám đốc Công ty Xuất, nhập khẩu nông sản T&T cho rằng, ở các nước khi xây dựng thương hiệu gạo quốc gia, họ sẽ tuyển chọn rất kỹ các giống gạo ngon, sau đó sẽ nấu các loại gạo này thành cơm, mời các chuyên gia ẩm thực, chuyên gia nông nghiệp đến đánh giá và phân loại chất lượng dinh dưỡng...

Khi đã lựa chọn được giống, họ mới tiến hành thương mại hóa, nhưng quá trình sản xuất vẫn phải trải qua một quy trình kiểm soát, kiểm tra chất lượng thường xuyên. “Ngành lúa gạo của chúng ta đang có một nền móng vững chắc, khi chúng ta đang có nhiều giống gạo ngon, chất lượng tốt.

Tuy nhiên, cách xây dựng thương hiệu gạo hiện nay của Bộ NNPTNT thì lại xây nhà từ nóc, khi mà các loại giống, chất lượng và xuất xứ lại đang phải “mượn” thương hiệu từ nước ngoài. Phải chăng đây là một cách làm chộp giật, thời vụ” – ông Trung nêu vấn đề.

Cùng chung quan điểm với ông Trung, T.S Nguyễn Thị Hằng cũng cho rằng, xây dựng thương hiệu gạo quốc gia phải xây dựng trên nền tảng sản phẩm có sẵn và đó phải là sản phẩm của chính chúng ta. Vì thế, cách làm trên của Bộ NNPTNT chưa hợp lý, cần phải có tiêu chuẩn và tiêu chí rõ ràng để xây dựng thương hiệu.

Nếu Bộ NNPTNT chưa làm được, thì nên tạo cơ chế, chính sách cho doanh nghiệp để họ xây dựng thương hiệu theo từng vùng miền, để từ đó lựa chọn thương hiệu gạo quốc gia từ chính những thương hiệu tiềm năng này. “Chúng ta xây dựng thương hiệu gạo đã muộn, nhưng không vì muộn mà xây dựng theo lối chộp giật, vay mượn các giống gạo ngoại” – T.S Hằng cho hay.

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đặc sắc lễ hội "Chúng ta là một" dành cho người Việt tại Hàn Quốc

Đặc sắc lễ hội "Chúng ta là một" dành cho người Việt tại Hàn Quốc

Lễ hội giao lưu văn hóa Hàn - Việt lần thứ 7 "Chúng ta là một" năm nay sẽ diễn ra vào ngày 3 và 4/5 tại Nhà hát ngoài trời số 1, thành phố Suwon.
Ra mắt tập thơ "Cùng Việt Nam": Biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam và Tây Ban Nha

Ra mắt tập thơ "Cùng Việt Nam": Biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam và Tây Ban Nha

Tập thơ "Cùng Việt Nam" - tuyển tập thơ phản chiến của các nhà thơ Tây Ban Nha - đã chính thức ra mắt bạn đọc Việt Nam với sự hỗ trợ của Bộ Văn hóa Tây Ban Nha và Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Việt Nam. Nhà xuất bản Kim Đồng phát hành tác phẩm này đúng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Quận Tây Hồ: Phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Quận Tây Hồ: Phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Ngày 23/4, quận Tây Hồ đã tổ chức lễ phát động và kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” với tinh thần “Tham gia ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” là góp phần xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc”.
Quận Thanh Xuân: 1.168 công nhân giỏi được bình chọn, khen thưởng ở cơ sở

Quận Thanh Xuân: 1.168 công nhân giỏi được bình chọn, khen thưởng ở cơ sở

Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Thanh Xuân Cao Đắc Tiến cho biết, các đơn vị đã xét chọn để khen thưởng trong Tháng Công nhân với 1.168 công nhân giỏi được bình chọn, khen thưởng ở cơ sở; 30 công nhân giỏi, lao động giỏi biểu dương cấp quận.
Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp bắt đầu từ văn hóa

Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp bắt đầu từ văn hóa

Với giá trị cốt lõi là tinh thần đoàn kết, sự sáng tạo, sự tận tâm và lòng yêu nghề; 20 năm hình thành và phát triển, Công ty CP dịch vụ Bảo vệ chuyên nghiệp An ninh miền Bắc không chỉ ngày một lớn mạnh, mà còn khẳng định thương hiệu, uy tín trên thị trường ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự. Đặc biệt, việc xây dựng doanh nghiệp đạt chuẩn về văn hóa, không chỉ tạo ra môi trường đào tạo cơ bản, chính quy, chuyên nghiệp, lành mạnh... mà còn góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động.
Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH ĐMT Trung Nam - Thuận Nam nhiều lần đưa tiền mặt cho cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương

Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH ĐMT Trung Nam - Thuận Nam nhiều lần đưa tiền mặt cho cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương

nhiều lần đưa tiền mặt cho cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương
Cử tri đề nghị chặn đứng nạn hàng giả, chấm dứt tình trạng lừa đảo

Cử tri đề nghị chặn đứng nạn hàng giả, chấm dứt tình trạng lừa đảo

Cử tri và Nhân dân đề nghị các cơ quan chức năng đấu tranh quyết liệt, kiên quyết xử lý chặn đứng, đẩy lùi nạn hàng giả, hàng kém chất lượng, chấm dứt tình trạng lừa đảo, đăng tin thất thiệt, xuyên tạc trên các trang mạng xã hội.

Tin khác

Giá xăng dầu ngày 24/4 có thể đảo chiều đi lên

Giá xăng dầu ngày 24/4 có thể đảo chiều đi lên

Ngày mai (24/4), là đến kỳ điều hành giá xăng trong nước theo chu kỳ của liên Bộ Công Thương - Tài chính, dựa vào diễn biến giá dầu tuần qua các chuyên gia dự báo, ngày 24/4, giá xăng dầu có thể đảo chiều đi lên sau hai lần được điều chỉnh giảm. Nếu không tác động đến Quỹ bình ổn, giá xăng có thể tăng 650 - 750 đồng/lít.
Giá vàng sụt giảm, người dân lại xếp hàng dài chờ mua

Giá vàng sụt giảm, người dân lại xếp hàng dài chờ mua

Trong phiên giao dịch hôm nay, giá vàng bất ngờ hạ nhiệt. Tại một số tiệm vàng ở Hà Nội, người dân lại xếp hàng dài chờ mua. Tuy nhiên, số lượng vàng bán ra rất nhỏ giọt.
Giá xăng dầu hôm nay (23/4): Dầu thế giới quay đầu tăng

Giá xăng dầu hôm nay (23/4): Dầu thế giới quay đầu tăng

Hôm nay (23/4), giá dầu thế giới tăng hơn 1 USD khi lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Iran và thị trường chứng khoán tăng giúp thúc đẩy đợt phục hồi sau đợt bán tháo mạnh trong phiên trước. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 67,04 USD/thùng, tăng 1,16%, giá dầu WTI ở mốc 64,11USD/thùng, tăng 1,63%.
Tỷ giá USD hôm nay (23/4): Đồng USD đang phục hồi trở lại

Tỷ giá USD hôm nay (23/4): Đồng USD đang phục hồi trở lại

Tỷ giá USD hôm nay (23/4): Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 1,36%, đạt mức 99,64.
Giá vàng thế giới giảm mạnh sau nhiều ngày tăng sốc

Giá vàng thế giới giảm mạnh sau nhiều ngày tăng sốc

Sau khi liên tục tăng sốc và lập những đỉnh cao mới, giá vàng thế giới sáng nay "quay xe" giảm mạnh, bỏ xa mốc 3.400 và 3.500 USD/ounce.
Giá vàng hôm nay (23/4): Vàng trong nước vẫn neo ở mức cao

Giá vàng hôm nay (23/4): Vàng trong nước vẫn neo ở mức cao

Giá vàng hôm nay (23/4): Dù giá vàng trong nước vẫn đang neo ở ngưỡng rất cao, nhiều chuyên gia cho rằng kim loại quý còn dư địa tăng thêm.
Giá vàng lên “đỉnh nóc” chỉ sau vài giờ

Giá vàng lên “đỉnh nóc” chỉ sau vài giờ

Lúc 14h00 hôm nay (22/4), Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 122 - 124 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, tăng 6 triệu đồng/lượng so với đầu giờ sáng. Đây cũng là mức đỉnh mới mà doanh nghiệp này niêm yết.
Tỷ giá USD hôm nay (22/4): Giá USD thị trường tự do vẫn tăng

Tỷ giá USD hôm nay (22/4): Giá USD thị trường tự do vẫn tăng

Tỷ giá USD hôm nay (22/4): Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 9 đồng, hiện ở mức 24.907 đồng.
Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng trong nước và thế giới cùng tăng “sốc”

Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng trong nước và thế giới cùng tăng “sốc”

Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng thế giới phá đỉnh 3.400 USD/ounce. Trong nước, nhà đầu tư lãi đậm sau một tháng mua vào. Trong nước, giá vàng miếng tăng tới 4 triệu đồng/lượng.
Giá xăng dầu hôm nay (22/4): Dầu thế giới quay đầu giảm mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (22/4): Dầu thế giới quay đầu giảm mạnh

Hôm nay (22/4), giá dầu thế giới đã giảm gần 3% do có dấu hiệu tiến triển trong các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Iran, trong khi các nhà đầu tư vẫn lo ngại về những trở ngại kinh tế từ thuế quan có thể làm giảm nhu cầu nhiên liệu. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 66,14 USD/thùng, giảm 2,68%, giá dầu WTI ở mốc 62,97 USD/thùng, giảm 2,60%.
Xem thêm
Phiên bản di động