Xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển du lịch - Bài cuối: Hướng tới phát triển bền vững
Xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển du lịch - Bài 1: Bộ mặt nông thôn nhiều khởi sắc Xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển du lịch - Bài 2: Tháo gỡ những vướng mắc |
Gìn giữ văn hóa trong xây dựng nông thôn mới
Trong tiến trình lịch sử, nông thôn là vùng có vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội, đồng thời là nơi sản sinh, hình thành, lưu giữ những giá trị văn hóa cổ truyền, góp phần kiến tạo bản sắc văn hóa dân tộc. Với việc xây dựng nông thôn mới, bộ mặt làng quê đã có nhiều thay đổi, kéo theo đó nhiều nét văn hóa truyền thống của người bản địa vì thế bị phôi pha.
Tuy nhiên, những năm gần đây, để gìn giữ văn hóa trong xây dựng và nông thôn mới, các cấp chính quyền trên địa bàn Hà Nội đã triển khai nhiều kế hoạch, hoạt động nhằm bảo tồn văn hóa bản địa. Đặc biệt, các chính sách khuyến khích phát triển du lịch gắn với nông thôn mới đã góp phần quan trọng trong giữ gìn bản sắc văn hóa vùng miền ở Thủ đô.
Trong những năm qua, cùng với việc phát triển du lịch, các cấp chính quyền và người dân đã nỗ lực vừa bảo đảm mục tiêu xây dựng nông thôn mới hiện đại, nhưng vẫn giữ gìn được nét văn hoá truyền thống tốt đẹp ở mỗi vùng quê. |
Theo Bí thư Đảng ủy xã Hồng Vân (huyện Thường Tín) Nguyễn Hải Đăng, yếu tố quan trọng nhất của phát triển du lịch nông thôn là phải giữ được văn hóa bản địa, giữ được môi trường trong lành, hấp dẫn du khách. Trong không gian xanh đó người tham quan được ăn, được ở, được trải nghiệm, được sống, được khám phá những nét đặc sắc vùng miền.
“Để mô hình du lịch nông thôn phát triển rất cần thiết đầu tư hạ tầng nông thôn. Khi đã được đầu tư tốt về hạ tầng thì không chỉ du lịch mà bản thân các hoạt động nông nghiệp ở các vùng miền cũng phát triển hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay nguồn lực đầu tư cho hạ tầng nông thôn vẫn còn hạn chế”, ông Nguyễn Hải Đăng cho hay.
Đồng quan điểm, ông Lê Hồng Thái - Phó Giám đốc Công ty Lữ hành Hanoitourist cho biết, sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, thói quen, nhu cầu, hành vi, sở thích của người dân cũng thay đổi so với trước. Về cơ bản, du lịch nông thôn hiện nay đã đi vào chiều sâu và có thêm nhiều trải nghiệm thực tế cho người dân.
Hiện nay, tại Hà Nội có nhiều điểm du lịch nông thôn đã và đang được đầu tư bài bản, thu hút đông đảo du khách tham gia. Ví dụ như Trang trại Đồng quê ở Ba Vì, một số mô hình ở Sóc Sơn, Thường Tín, Thạch Thất... cũng đã thu hút được đông đảo du khách đến tham quan, trải nghiệm, nghỉ dưỡng. Một điểm dễ nhận thấy ở những nơi du lịch phát triển là mỗi khu đều tạo cho mình những nét đặc trưng riêng.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Phó Giám đốc Công ty Lữ hành Hanoitourist, hiện nay các mô hình này mới chỉ đánh vào các đối tượng là học sinh, người trẻ. Nhiều mô hình vẫn chưa phát huy hết được các tiềm năng để phát triển. Do vậy, các cơ sở này cũng cần thêm một số các dịch vụ đa dạng hơn, phù hợp hơn với nhiều lứa tuổi; phải luôn tự làm mới mình, tăng cường đầu tư cho các dịch vụ bổ trợ, trải nghiệm mới để thu hút du khách.
“Thời gian qua, Công ty Lữ hành Hanoitourist cũng đã tham gia rất nhiều chương trình quảng bá, xúc tiến của Thành phố, Sở Du lịch Hà Nội. Như tôi cũng đã chia sẻ, phần lớn các mô hình này chủ yếu phục vụ đối tượng học sinh, sinh viên. Do vậy, tôi hi vọng rằng, trong thời gian tới, các doanh nghiệp có thể thông qua Sở Du lịch, Trung tâm xúc tiến làm những buổi giới thiệu, làm truyền thông để lan tỏa đến nhiều khách hàng có nhu cầu, phù hợp độ tuổi hơn nữa. Bên cạnh đó, các sản phẩm du lịch nông thôn cũng cần được trau chuốt hơn, đi vào chiều sâu hơn”, ông Lê Hồng Thái nhấn mạnh.
Tạo nguồn lực để Thủ đô phát triển bền vững
Được biết, triển khai thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, thời gian qua, Hà Nội đã và đang tập trung phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hàng hóa gắn với công nghệ cao; du lịch sinh thái, trải nghiệm…
Bên cạnh đó, Hà Nội cũng đã có nhiều kế hoạch, văn bản nhằm “gỡ khó” một số vấn đề đang tồn tại, tạo nguồn lực để khu vực ngoại thành phát triển bền vững. Trước đó, ngày 4/3, UBND thành phố Hà Nội cũng đã ban hành Kế hoạch số 73/KH-UBND về phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025.
Trong kế hoạch, thành phố Hà Nội đang khảo sát, triển khai xây dựng các mô hình chuỗi liên kết du lịch nông nghiệp, nông thôn đặc thù, có sự tham gia của các chủ thể nông dân, hợp tác xã, hộ kinh doanh và doanh nghiệp... |
Kế hoạch này là một trong những nội dung nhằm thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy về: “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025”...
Theo đó, tại kế hoạch này, UBND thành phố Hà Nội đề ra mục tiêu đến năm 2025, mỗi huyện, thị xã có tiềm năng và thế mạnh về phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn thành phố triển khai ít nhất từ 1 đến 3 sản phẩm “Dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch”; phấn đấu có ít nhất 50% số sản phẩm này được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và công nhận OCOP đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên.
Thành phố phấn đấu mỗi huyện, thị xã có tiềm năng xây dựng ít nhất 1 mô hình chuỗi liên kết du lịch nông nghiệp, nông thôn đặc thù có sự tham gia của các chủ thể là nông dân, hợp tác xã, hộ kinh doanh và doanh nghiệp.
Thành phố cũng đặt mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng nghề, bồi dưỡng kiến thức du lịch cho tối thiểu 80% nhân viên làm việc trong các cơ sở dịch vụ, làng nghề phục vụ du lịch, cán bộ quản lý du lịch tại địa phương và các chủ thể hoạt động kinh doanh du lịch nông nghiệp, nông thôn.
Đồng thời, Thành phố sẽ tập trung xây dựng thí điểm 6 mô hình phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn; du lịch cộng đồng; làng du lịch thông minh; du lịch làng nghề... theo hướng du lịch xanh, có trách nhiệm và bền vững tại các huyện: Thường Tín, Đan Phượng, Thanh Trì, Mỹ Đức, Thạch Thất và thị xã Sơn Tây.
Để thực hiện được mục tiêu đề ra, thành phố Hà Nội đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể như: Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng du lịch nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn thành phố; tổ chức lựa chọn, hỗ trợ và phát triển các điểm đến du lịch cộng đồng gắn với làng nghề truyền thống, ngành nghề nông nghiệp, nông thôn; xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP “Dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch”; xây dựng các mô hình chuỗi liên kết du lịch nông nghiệp, nông thôn đặc thù, có sự tham gia của các chủ thể nông dân, hợp tác xã, hộ kinh doanh và doanh nghiệp...
Nguồn kinh phí để thực hiện kế hoạch này sẽ được lấy từ kinh phí của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, ngân sách thành phố theo phân cấp ngân sách hiện hành và nguồn xã hội hóa...
Việc xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển du lịch nông thôn không chỉ góp phần giữ nghề, làm giàu từ nghề, làm giàu từ địa phương mà còn thúc đẩy phát triển văn hóa, góp phần tạo nên bản sắc, thương hiệu của Thủ đô. Qua đó, sẽ góp phần định vị vị trí của Hà Nội trên trường quốc tế.
Trước đó, để phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững, bao trùm và đa giá trị, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Mục tiêu của Chương trình là đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, làng nghề, văn hóa và môi trường sinh thái của các địa phương, qua đó nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích hợp đa giá trị, bao trùm và phát triển bền vững… |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi
Nông thôn mới 09/01/2025 15:02
Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao
Nông thôn mới 19/12/2024 09:49
Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội
Nông thôn mới 08/12/2024 12:08
Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng
Nông thôn mới 07/12/2024 06:36
Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn
Nông thôn mới 05/12/2024 17:14
Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao
Nông thôn mới 20/11/2024 14:08
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới
Nông thôn mới 19/11/2024 20:04
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới
Nông thôn mới 17/11/2024 15:01
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao
Nông thôn mới 24/10/2024 12:58
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo
Nông thôn mới 10/10/2024 16:22