-->

Xây dựng giai cấp công nhân trong thời đại mới

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, giai cấp công nhân đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ và dựng xây nước nhà. Ngày nay, trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng cao và cạnh tranh rất lớn giữa các quốc gia, vấn đề có tính thực tiễn phải “định vị” lại giai cấp công nhân trên chặng đường xây dựng đất nước thịnh cường.
Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn lớn mạnh Lan tỏa phong trào xây dựng giai cấp công nhân thời kỳ mới

Nhận thức sâu sắc hơn nữa về vai trò

Nhân dịp Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2024), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài viết với tiêu đề: “Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng”. Trong bài viết này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam; Đảng ra đời, tồn tại và phát triển là vì lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Còn trong bài phát biểu chỉ đạo tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2023 - 2028, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, để thực hiện được mục tiêu cao cả mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đề ra, hơn lúc nào hết, công nhân, lao động và tổ chức Công đoàn nước ta cần nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn nữa về vị trí, vai trò và sứ mệnh lịch sử của mình, chung tay xây dựng Công đoàn Việt Nam ngày càng vững mạnh toàn diện, xứng đáng là tổ chức đại diện lớn nhất, trung tâm tập hợp, đoàn kết giai cấp công nhân và người lao động cả nước; là lực lượng tiên phong trong thực hiện nhiệm vụ phát triển nhanh và bền vững đất nước.

Xây dựng giai cấp công nhân trong thời đại mới
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đại tướng Tô Lâm - Bộ trưởng Bộ Công an (nay là Chủ tịch nước) thăm hỏi, động viên người lao động Thủ đô - Xuân Kỷ Hợi 2019.

Trên bình diện nghiên cứu, Tiến sĩ Lê Trung Kiên - Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) phân tích, Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng, bổ sung và phát triển sáng tạo lý luận kinh điển vào điều kiện cụ thể cách mạng Việt Nam một cách khoa học, khách quan, toàn diện, lịch sử - cụ thể, thể hiện mục tiêu, con đường, lực lượng, phương thức để Đảng mang bản chất giai cấp công nhân bước lên vũ đài chính trị.

Tư tưởng của Người về bản chất giai cấp công nhân thống nhất với tính nhân dân và tính dân tộc của Đảng đã được Đảng và dân tộc tiếp tục khẳng định, vận dụng và phát triển sáng tạo do Đảng lãnh đạo phù hợp với xu thế thời đại, quy luật phát triển và khát vọng của dân tộc. Khi Đảng trở thành Đảng duy nhất cầm quyền, trách nhiệm chính trị của Đảng ngày càng lớn lao đối với sự thịnh vượng của dân tộc và sự phát triển xã hội mà không thể có tổ chức nào có thể thay thế được. Trong Đảng không chỉ kết nạp những người ưu tú trong giai cấp công nhân, mà còn kết nạp cả những người ưu tú từ giai cấp nông dân, từ tầng lớp trí thức và các thành phần khác được thử thách, rèn luyện và giác ngộ về Đảng, về tính giai cấp và tự nguyện phấn đấu theo lý tưởng của Đảng. Điều này phản ánh sự đồng thuận của “lòng dân, ý Đảng” về mục tiêu mang đến lợi ích cho Tổ quốc, cho dân tộc, cho mỗi người dân và cũng chính là tiền đồ mà Đảng của giai cấp công nhân tạo dựng nên.

Phân tích thêm về điều này, trong lần trao đổi với phóng viên trước đây, ông Phạm Thế Duyệt - nguyên Ủy viên Thường vụ Thường trực Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Bí Thư Thành ủy Hà Nội, nguyên Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam… nhấn mạnh bản chất giai cấp công nhân là ý thức hệ tư tưởng của Đảng, mục tiêu và lý tưởng cách mạng. Theo ông Phạm Thế Duyệt, chúng ta phải đặt ra câu hỏi, trong những năm đổi mới kinh tế, nếu không có giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn thì kinh tế đất nước có phát triển như ngày hôm nay không? Trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, nếu không có vai trò của giai cấp công nhân làm việc ở từng phân ngành kinh tế, vị trí như khoa học kỹ thuật, vận hành máy móc, công nghệ thì sẽ như thế nào?. Thậm chí, ngay đến lĩnh vực nông nghiệp, chúng ta thường đề cập đến tầng lớp nông dân làm nông nghiệp, nhưng nếu không có các công nhân làm việc trong hệ thống thủy lợi, vận hành các trang thiết bị khoa học, kỹ thuật, máy móc thì nền nông nghiệp cũng không phát triển như hiện tại. Nói những dẫn chứng trên để thấy rằng, thời gian qua, giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn vẫn là những yếu tố cốt lõi để đưa kinh tế đất nước đi lên.

"Định vị” lại giai cấp công nhân để tạo sức mạnh tổng hợp

Thế giới ngày nay đang chứng kiến cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển chưa từng có và điều này sẽ còn có những đột phá mới. Đi cùng với lĩnh vực sản xuất còn có lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo, dịch vụ, y tế… Quốc gia nào nắm được khoa học - công nghệ, quốc gia đó sẽ phát triển hơn. Trong khi đó, khi nói về hai từ “công nhân”, lâu nay chúng ta thường nghĩ là những người lao động chân tay làm tại các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp. Chính vì thế, ông Phạm Thế Duyệt và một số chuyên gia cho rằng, thời kỳ Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 gắn với kinh tế tri thức và toàn cầu hóa ở mức rất cao, chúng ta không nên quan niệm giai cấp công nhân là những người mặc áo xanh, những lao động làm việc trực tiếp mà còn là đội ngũ tri thức làm việc trong tất cả các phân ngành kinh tế… bởi họ cũng là người lao động. Đây mới thực sự là lực lượng quan trọng để Công đoàn tập hợp, phát huy sức mạnh của các mũi giáp công nhằm phát huy hơn nữa vai trò tiên phong của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều thành phần kinh tế, xét trên phạm trù lý luận, bên cạnh phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam hùng mạnh, tạo cơ chế cho các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt các tập đoàn lớn về công nghệ, công nghệ nguồn vào đầu tư, chúng ta phải tiếp tục nhấn mạnh đến vai trò của giai cấp công nhân và đội ngũ tri thức là lực lượng “tinh hoa” trong phát triển kinh tế. Trong đó, bất luận hoàn cảnh nào, chúng ta phải tập hợp được sức mạnh của giai cấp công nhân, gồm cả lao động chân tay và lao động tri thức là hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế nước nhà.

Trên tinh thần đó, ông Phạm Thế Duyệt hiến kế, tổ chức Công đoàn phải tham mưu với Đảng, Nhà nước để kịp thời có cơ chế, chính sách phù hợp với tình hình mới. Đồng thời, Công đoàn phải tự thân vận động, không ngừng lớn mạnh để chứng minh vị trí, vai trò của mình. Đặc biệt, sao cho những công nhân lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp, trong đó có cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thấy được vai trò của mình, để khi nếu có tổ chức nghiệp đoàn khác hoạt động, họ cũng chỉ tin tưởng vào tổ chức Công đoàn mà thôi.

Riêng với thành phố Hà Nội, cũng trong lần trao đổi với phóng viên, ông Phạm Thế Duyệt nhấn mạnh: Hà Nội là Thủ đô của các nước, nơi tụ hội rất nhiều đội ngũ tri thức và công nhân lao động làm việc trong tất cả các lĩnh vực và phân ngành kinh tế; nơi có nhiều khu công nghiệp - chế xuất, doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nên mong muốn Đảng bộ thành phố Hà Nội, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội và các cấp Công đoàn phải làm sao đi đầu cả nước trong việc tập hợp đội ngũ người lao động thời kỳ mới hay gọi là “công nhân cổ xanh” để giai cấp công nhân thực sự là hạt nhân trong phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đất nước.

Hà Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Kế hoạch sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Kế hoạch sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW ban hành Kế hoạch số 47-KH/BCĐ về thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và tổ chức hệ thống chính quyền địa phương 2 cấp.
Sớm trình Bộ Chính trị Đề án phát triển kinh tế tư nhân

Sớm trình Bộ Chính trị Đề án phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế tư nhân phải đồng thời gắn với tái cơ cấu lại nền kinh tế, đầu tư nước ngoài, tái cơ cấu lại doanh nghiệp và thị trường.
Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị mới về đại hội đảng bộ các cấp

Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị mới về đại hội đảng bộ các cấp

Ngày 14/4/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Chỉ thị số 45-CT/TW (Chỉ thị số 45) của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
NHNN tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

NHNN tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến, thông suốt, liền mạch, hiệu quả, bảo đảm minh bạch, giảm tối đa giấy tờ.
Hà Nội: 6 điểm tiếp nhận đăng ký thi tốt nghiệp THPT với thí sinh dự thi theo chương trình cũ

Hà Nội: 6 điểm tiếp nhận đăng ký thi tốt nghiệp THPT với thí sinh dự thi theo chương trình cũ

Hà Nội: 6 điểm tiếp nhận đăng ký thi tốt nghiệp THPT với thí sinh dự thi theo chương trình cũ
Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn trong hoạt động thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp THPT

Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn trong hoạt động thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp THPT

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) yêu cầu phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị trong hoạt động thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Chiều 14/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, ngay sau Lễ đón chính thức, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiến hành hội đàm với đồng chí Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Tin khác

Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 - 15/4/2025.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm Việt Nam

Trưa 14/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong 2 ngày 14-15/4/2025.
Ngày 14/4/1975: Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định chính thức mang tên "Chiến dịch Hồ Chí Minh"

Ngày 14/4/1975: Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định chính thức mang tên "Chiến dịch Hồ Chí Minh"

Cách đây tròn 50 năm, ngày 14/4/1975, đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương ký gửi Bộ Chỉ huy chiến dịch Bức điện lịch sử với nội dung: “Đồng ý Chiến dịch Sài Gòn lấy tên là Chiến dịch Hồ Chí Minh”.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 44, chuẩn bị xem xét cho ý kiến về sửa đổi Hiến pháp

Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 44, chuẩn bị xem xét cho ý kiến về sửa đổi Hiến pháp

Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến, xem xét, quyết định 42 nhóm nội dung, bao gồm: 24 nhóm nội dung về công tác lập Hiến, lập pháp, 10 nhóm nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước...
Đề xuất hỗ trợ học phí cho học sinh phổ thông, mầm non tại các trường dân lập

Đề xuất hỗ trợ học phí cho học sinh phổ thông, mầm non tại các trường dân lập

Mức hỗ trợ học phí tối đa bằng mức trần học phí áp dụng đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên do Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành áp dụng tại địa phương theo từng năm học.
Toàn văn phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Toàn văn phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 10/4, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII khai mạc tại Trụ sở Trung ương Đảng. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Theo TTXVN, sáng 10/4, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường điều hành Phiên khai mạc.
Đề xuất “nới lỏng” chính sách cho nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Đề xuất “nới lỏng” chính sách cho nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch đã đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về trở lại quốc tịch Việt Nam. Theo đó, tất cả các trường hợp đã mất quốc tịch Việt Nam có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được xét trở lại quốc tịch Việt Nam.
Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình Nghệ An bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 1/5/2025

Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình Nghệ An bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 1/5/2025

Sáng 9/4, tại phiên họp thường kỳ tháng 3, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An đã nghe và cho ý kiến vào dự thảo Đề án hợp nhất Báo Nghệ An và Đài Phát thanh - Truyền hình Nghệ An.
TP.HCM: Xin cấp phép bắn pháo hoa dịp lễ 30/4

TP.HCM: Xin cấp phép bắn pháo hoa dịp lễ 30/4

Dự kiến Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ tổ chức bắn pháo hoa trong chuỗi các hoạt động hưởng ứng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Xem thêm
Phiên bản di động