Xâm hại tình dục qua du lịch lữ hành: Không thể xem thường
Xâm hại tình dục ở trẻ em: Cha mẹ cần giải pháp an toàn cho trẻ | |
Mỗi năm có khoảng 2.000 trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục |
Cả trẻ em gái và trai đều có thể trở thành nạn nhân của các hình thức xâm hại, bóc lột tại các điểm du lịch. Nạn nhân phổ biến là trẻ nghèo, ít học, nhiều nhất là trẻ bán hàng lưu niệm, ăn xin, nhặt rác, phục vụ trong các nhà hàng, khách sạn, trẻ lang thang hoặc kiếm sống trên đường phố…
Có dấu hiệu gia tăng
Phát biểu tại cuộc họp của Nhóm nghiên cứu pháp luật Khu vực về bóc lột tình dục trẻ em trong Du lịch và Lữ hành do Bộ tư pháp Việt Nam và Cơ quan phòng chống Ma túy và Tội phạm của Liên Hợp Quốc (UNODC) kết hợp tổ chức vào 27/10 vừa qua, bà Nguyễn Thị Kim Thoa - Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự – Hành chính (Bộ Tư pháp Việt Nam) cho biết, trong khu vực Đông Nam Á, bóc lột tình dục trẻ em ngày càng gia tăng bởi sự phát triển ngày càng nhanh của ngành du lịch khu vực và quốc tế. Sự phát triển này, khiến cho mỗi năm lượng khách du lịch lớn từ nước ngoài, các nước trong khu vực và cả nội địa đến các thành phố, các khu nghỉ dưỡng ven biển, và các di tích lịch quốc gia ngày càng cao. Do đó, cần phải có các biện pháp tích hợp để bảo vệ trẻ em.
Trẻ em gái, trai là những đối tượng cần được bảo vệ trướng nạn bóc lột tình dục. |
Đồng quan điểm về vấn đề này, ông Christopher Batt - Phụ trách Văn phòng cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên Hợp Quốc cho biết: Trọng tâm các nỗ lực phòng chống bóc lột tình dục trẻ em trong Du lịch và Lữ hành của chính phủ Campuchia, CHDCND Lào, Thái Lan, Việt Nam là cải cách pháp luật và tư pháp. Việc sửa đổi Bộ Luật Hình sự, Bộ Luật Tố tụng hình sự và một số luật khác có liên quan của Việt Nam hiện nay nhằm tăng cường cơ sở pháp lý để đấu tranh với tội phạm bóc lột tình dục trẻ em.
Theo ông Christopher Batt, các đối tượng tội phạm du lịch tình dục trẻ em thường lợi dụng khả năng di chuyển dễ dàng và sự hội nhập ngày càng mở rộng giữa các quốc gia hiện nay để tăng cường tiếp cận trẻ em và thực hiện xâm hại. “Chúng thường khai thác những lỗ hổng trong hệ thống pháp luật và các biện pháp thực thi pháp luật đồng thời trốn tránh được việc bị phát hiện và nhiều đối tượng phạm tội này đã không bị đưa ra công lý” - ông Christopher Batt nhấn mạnh.
Để không còn những nỗi đau
Nói về góc độ tổn thương tâm lý của trẻ sau khi bị bạo lực tình dục (BLTD), TS. Hoàng Thị Huyền (Hội tâm lý học Việt Nam) cho rằng, trẻ em bị xâm hại sau đó thường gặp những vấn đề về tâm lý và hành vi phức tạp, và thường thì ảnh hưởng rất lâu dài. Tùy theo mức độ xâm hại, các em luôn lo lắng sợ hãi, ngại quan hệ giao tiếp, xem mình là kẻ bỏ đi, hay trở thành kẻ nổi loạn hoặc trầm cảm. Có em quay trở lại những hành vi thơ trẻ như mút tay, đái dầm, khó ngủ, rối loạn ăn uống, hoặc rối loạn hành vi. Có em còn tìm cách tự tử để tự giải thoát.
Trong quan niệm truyền thống của người Việt Nam hành vi phạm tội tình dục với trẻ em phải là giao cấu giữa người khác giới với trẻ em nhưng theo quy định của bộ luật mới năm 2015, hành vi giao cấu phạm tội bao gồm cả người đồng giới giao cấu với trẻ em |
Nhằm hạn chế tình trạng gia tăng BLTDTE trong du lịch và lữ hành, ông Trần Văn Dũng - Phó Cục trưởng Cục Hành chính (Bộ pháp luật Tư pháp Việt Nam) cho rằng: Trong quy định của Bộ Luật Hình sự Việt Nam năm 2015 đã hoàn thiện và bổ sung thêm nhiều điểm mới như: Quy định về hành vi phạm tội của các đối tượng không chỉ trên lãnh thổ Việt Nam mà còn đối với những đối tượng ngoài lãnh thổ Việt Nam; Trong quan niệm truyền thống của người Việt Nam hành vi phạm tội tình dục với trẻ em phải là giao cấu giữa người khác giới với trẻ em nhưng theo quy định của bộ luật mới năm 2015, hành vi giao cấu phạm tội bao gồm cả người đồng giới giao cấu với trẻ em; trong vấn đề phạm tội mua bán người mà đối tượng là trẻ em thì bộ luật năm 2015 quy định đó là tình tiết tăng nặng....
Đảm bảo tất cả lợi nhuận và tài sản có được từ việc bóc lột tình dục trẻ em bị thu giữ và tịch thu một cách hiệu quả để đầu tư vào các chương trình chăm sóc, chữa trị phục hồi, và tái hòa nhập cho nạn nhân, trong đó có bao gồm các biện pháp bồi thường bắt buộc cho nạn nhân; đảm bảo luật pháp quốc gia không hình sự hóa nạn nhân trẻ em bị xâm hại và bóc lột tình dục, và đảm bảo không đưa tên trẻ em vào các danh sách liệt kê đối tượng tội phạm tình dục; đảm bảo những trẻ em phải tham gia vào quy trình tố tụng tư pháp hình sự sẽ được hỗ trợ và tham vấn phù hợp nhằm giúp các em trong tất cả các giai đoạn của quy trình tố tụng, và đảm bảo rằng các em được tiếp cận với một hệ thống pháp lý nhạy cảm với trẻ em để tránh bị tổn thương thêm.
Trang Thu
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025
Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Tin khác
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Thể thao 24/01/2025 11:27
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Tin nóng 23/01/2025 20:43
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Tin nóng 23/01/2025 20:10
Bắt quả tang tàu khai thác cát trái phép ngày cận Tết
Tin nóng 23/01/2025 13:42
Tiktoker Nam Birthday vi phạm nồng độ cồn mức "kịch khung"
Tin nóng 23/01/2025 10:23
Đà Nẵng: Triệt xóa đường dây "rửa tiền" lên đến 30 nghìn tỷ đồng có nhân viên ngân hàng tiếp tay
Tin nóng 22/01/2025 23:39
Thông tin xuyên tạc Nghị định 168/2024, Facebooker bị xử phạt 7,5 triệu đồng
Tin nóng 22/01/2025 14:15
Cựu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận lĩnh án 6 năm tù
Pháp đình 22/01/2025 06:29
Tuyên phạt bị cáo Mai Tiến Dũng 30 tháng tù treo
Pháp đình 20/01/2025 22:05
Hung thủ sát hại 4 người ở Phú Xuyên đối diện hình phạt nào?
Tư vấn luật 20/01/2025 08:46