--> -->

Vụ chuyển nhượng dự án VP6 Linh Đàm: Cựu lãnh đạo Coma 18 bị đề nghị 8 - 10 năm tù

Bị cáo Lê Huy Lân (cựu Tổng giám đốc Coma 18) bị VKS đề nghị xử phạt từ 8 - 10 năm tù.
Đã bắt được 3 tên cướp điện thoại tại chung cư HH1A Linh Đàm Công an vào cuộc vụ cướp táo tợn tại căn hộ ở tòa chung cư HH1A Linh Đàm

Ngày 9/8, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử 3 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tổng Công ty cơ khí xây dựng (COMA) và Công ty Cổ phần Coma 18 (Coma 18). Vụ án này liên quan đến sai phạm khi chuyển nhượng trái quy định dự án VP6 Linh Đàm cho Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên.

3 bị cáo tại phiên tòa xét xử - Ảnh: N.A
3 bị cáo tại phiên tòa xét xử. Ảnh: N.A

Theo đó, sau thời gian xét hỏi công khai tại tòa, đại diện Viện kiểm sát (VKS) đã đề nghị Hội đồng xét xử (HĐXX) xử phạt bị cáo Lê Huy Lân (cựu Tổng Giám đốc Coma 18) từ 8 - 10 năm tù về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”. Cùng tội danh, Nguyễn Xuân Phong (cựu Phó Tổng Giám đốc Coma 18) bị VKS đề nghị xử phạt từ 5 - 6 năm tù.

VKS đề nghị HĐXX xử phạt bị cáo Lê Văn Khương (cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty COMA) 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo, về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Theo luận tội của VKS, trong vụ án này, cả 3 bị cáo đều là người có chức vụ, quyền hạn, trong đó bị cáo Lân đưa ra chủ trương, trực tiếp chỉ đạo, Phong là đồng phạm giúp sức, chuyển giao các tài liệu liên quan. Bị cáo Khương quản lý không nghiêm, dẫn đến việc Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên xây dựng sai quy định.

VKS cũng ghi nhận việc các bị cáo khai báo thành khẩn.

Chuyển nhượng dự án khi chưa đủ điều kiện

Theo cáo trạng, Coma 18 là doanh nghiệp cổ phần 51% vốn Nhà nước do Tổng công ty COMA là công ty mẹ nắm giữ phần vốn góp chi phối của Nhà nước.

Năm 1994, Công ty Phát triển nhà và đô thị thuộc Bộ Xây dựng (nay là Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị - Tổng HUD) được giao hơn 184 ha đất để thực hiện dự án khu dịch vụ tổng hợp và nhà ở hồ Linh Đàm. Trong đó, lô đất VP6 Linh Đàm sẽ làm tòa nhà thương mại dịch vụ và văn phòng cho thuê.

Tháng 2/2010, Tổng HUD chuyển giao lô đất cho Coma 18 thực hiện dự án. Hợp đồng nêu rõ “không được chuyển giao lô đất, chuyển nhượng quyền sử dụng lô đất cho bên thứ ba”. Coma 18 sau đó làm thủ tục và được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chấp thuận điều chỉnh quy hoạch từ xây dựng văn phòng cho thuê sang công trình hỗn hợp văn phòng, dịch vụ thương mại và nhà ở cao tầng.

Tháng 7/2013, do không thể thực hiện được dự án, Tổng Giám đốc Coma 18 Lê Huy Lân ký tờ trình xin ý kiến Tổng Công ty COMA chuyển nhượng dự án VP6 Linh Đàm. Chủ tịch Tổng Công ty COMA Lê Văn Khương và các thành viên trong Hội đồng thành viên đã chấp thuận Coma 18 được chuyển nhượng dự án VP6 Linh Đàm hoặc hợp tác kinh doanh.

Kết quả, Coma 18 ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên do ông Lê Thanh Thản làm chủ, với nội dung “công ty của ông Lê Thanh Thản góp 95% tổng mức đầu tư dự án, tương đương hơn 12,3 tỷ đồng và được hưởng 100% kết quả kinh doanh”.

Sau đó, dự án VP6 Linh Đàm được Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên xây dựng sai quy hoạch, tăng từ 25 lên 37 tầng (từ 138 căn hộ lên 840 căn hộ), tăng 630m2 đất xây dựng.

Tháng 2/2023, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội đã kết luận: Việc cố ý chuyển nhượng dự án VP6 Linh Đàm khi chưa đủ điều kiện chuyển nhượng đã gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 64,3 tỷ đồng. Đây là số tiền sử dụng đất không thể thu hồi cho diện tích đất thực hiện dự án, tại thời điểm tháng 7/2013.

Tại phiên tòa, bị cáo Khương tôn trọng cáo trạng và thừa nhận bản thân có thiếu sót, đồng thời nhận thức được vai trò, trách nhiệm của của người đứng đầu khi để xảy ra sai phạm.

Liên quan đến dự án VP6 Linh Đàm, bị cáo Lê Văn Khương đã ký 2 Nghị quyết đều lấy số 72 ngày 21/7/2013 (chấp thuận chuyển nhượng dự án; chấp thuận chuyển nhượng hoặc hợp tác kinh doanh).

Theo lời khai của bị cáo Khương, lý do ký 2 Nghị quyết cùng ngày là vì sau khi ký Nghị quyết 72 đầu tiên “chấp thuận việc chuyển nhượng dự án” thì Công ty COMA 18 lại đề nghị bổ sung thêm nội dung “hợp tác kinh doanh” để dễ tìm đối tác. Vì vậy, bị cáo Khương ký Nghị quyết thứ 2 là “chuyển nhượng hoặc hợp tác kinh doanh”.

Trả lời câu hỏi của HĐXX, bị cáo Phong thừa nhận hành vi và cho rằng nếu bản thân mạnh dạn có ý kiến phản biện thì đã không xảy ra sai phạm. “Bị cáo là cấp phó nên chỉ phục tùng mệnh lệnh của cấp trên”, bị cáo Phong nói.

Theo cáo trạng, đến nay, Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên đã nộp 64 tỷ đồng thay COMA 18. Hơn 300 triệu đồng còn lại, doanh nghiệp sẽ nộp nốt khi có yêu cầu của cơ quan tố tụng.

Thu Anh

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Khai mạc triển lãm số về nghệ thuật Phật giáo thời Lý

Khai mạc triển lãm số về nghệ thuật Phật giáo thời Lý

Ngày 16/5, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã khai mạc triển lãm chuyên đề "Vũ khúc Thiền môn - Nghệ thuật Phật giáo thời Lý: Di sản và Công nghệ".
Tạm dừng dịch vụ thuế, ứng dụng hóa đơn điện tử đến 15/6

Tạm dừng dịch vụ thuế, ứng dụng hóa đơn điện tử đến 15/6

Cục Thuế - Bộ Tài chính vừa có thông báo hỏa tốc về kế hoạch tạm dừng các hệ thống ứng dụng ngành thuế, phục vụ việc chuyển địa điểm trung tâm dữ liệu của Cục Thuế. Thời gian tạm ngừng từ ngày 23/5 đến 15/6.
Giữ quyền chất vấn để nâng cao hiệu quả hoạt động của Tòa án, Viện Kiểm sát ở địa phương

Giữ quyền chất vấn để nâng cao hiệu quả hoạt động của Tòa án, Viện Kiểm sát ở địa phương

Luật gia Nguyễn Hồng Tuyến, Hội Luật gia thành phố Hà Nội nhìn nhận, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 nhằm thể chế hóa Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về sắp xếp tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là một chủ trương lớn có tính lịch sử.
Báo Hànộimới ra mắt chuyên trang tuyên truyền Đại hội Đảng

Báo Hànộimới ra mắt chuyên trang tuyên truyền Đại hội Đảng

Trong khuôn khổ Hội thảo “Phát huy truyền thống báo chí cách mạng, tiên phong chuyển đổi số, đồng hành cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới”, ngày 16/5, thực hiện chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội, Báo Hànộimới tổ chức trọng thể lễ ra mắt Chuyên trang đặc biệt tuyên truyền về “Đại hội Đảng các cấp hướng tới Đại hội XIV của Đảng”.
Công đoàn huyện Thanh Oai luôn đồng hành cùng người lao động

Công đoàn huyện Thanh Oai luôn đồng hành cùng người lao động

Bám sát nhiệm vụ cơ bản, cốt lõi của tổ chức Công đoàn, trong thời gian qua, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Oai đã triển khai thực hiện bài bản, khoa học các nhiệm vụ và đạt nhiều kết quả tích cực, tiếp tục khẳng định là điểm tựa vững chắc của đoàn viên, người lao động.
Khi chuyển đổi số đi cùng mùa vụ

Khi chuyển đổi số đi cùng mùa vụ

Không còn là chuyện “làm ruộng lành nghề, chữ nghĩa lơ mơ”, phong trào “Bình dân học vụ số” do Hội Nông dân huyện Đan Phượng phát động đang viết lại một trang mới cho đời sống nông thôn hiện đại. Từ những người từng ngại chạm vào điện thoại cảm ứng, nhiều hội viên giờ đã biết tạo tài khoản, đọc tin tức nông nghiệp, thậm chí livestream bán nông sản.
Khởi tố vụ án hình sự "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" tại Công ty Hoàng Long

Khởi tố vụ án hình sự "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" tại Công ty Hoàng Long

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về hành vi vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Hoàng Long cùng một số đơn vị liên quan.

Tin khác

Ông Lưu Bình Nhưỡng được đề nghị giảm nhẹ hình phạt

Ông Lưu Bình Nhưỡng được đề nghị giảm nhẹ hình phạt

Tại phiên tòa phúc thẩm, Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận kháng cáo của bị cáo Lưu Bình Nhưỡng và giảm mức án phạt cho bị cáo từ 3 đến 6 tháng tù đối với tội "Cưỡng đoạt tài sản", giảm từ 9 tháng đến 1 năm tù đối với tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn".
Vụ buôn lậu đất hiếm: Cựu Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc bị đề nghị từ 30-36 tháng tù treo

Vụ buôn lậu đất hiếm: Cựu Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc bị đề nghị từ 30-36 tháng tù treo

Ngày 14/5, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã công bố bản luận tội, đề nghị mức án đối với cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Linh Ngọc cùng 26 bị cáo liên quan đến vụ án đất hiếm ở Yên Bái.
Xét xử phúc thẩm cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân

Xét xử phúc thẩm cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân

Sáng mai (15/5), Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự phúc thẩm xem xét đơn kháng cáo của hai cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân.
Viện lý do đang làm đề tài nghiên cứu để bán đất hiếm không hóa đơn

Viện lý do đang làm đề tài nghiên cứu để bán đất hiếm không hóa đơn

Trình bày tại Tòa bị cáo Lưu Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Đất hiếm Việt Nam thừa nhận, bán đất hiếm không xuất hóa đơn. Tuy nhiên, bị cáo cho rằng mình không cần phải hợp thức hóa đầu vào vì đang làm đề tài nghiên cứu sản xuất đất hiếm cấp Nhà nước.
Vụ buôn lậu đất hiếm: Chủ tịch Công ty Thái Dương Đoàn Văn Huấn thừa nhận sai phạm

Vụ buôn lậu đất hiếm: Chủ tịch Công ty Thái Dương Đoàn Văn Huấn thừa nhận sai phạm

Tại phiên tòa, trả lời Hội đồng xét xử, bị cáo Đoàn Văn Huấn, Chủ tịch Công ty Cổ phấn tập đoàn Thái Dương (Công ty Thái Dương) bật khóc, thừa nhận sai phạm trong khai thác đất hiếm và trình bày do năng lực hạn chế.
Vụ án Xuyên Việt Oil: Cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ được giảm án

Vụ án Xuyên Việt Oil: Cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ được giảm án

Nhờ khắc phục hậu quả và chấp hành tốt, nhiều bị cáo trong đại án Xuyên Việt Oil đã được giảm án.
Cựu sinh viên kiện Đại học Kinh tế Quốc dân vì "học xong 30 năm mới được cấp bằng"

Cựu sinh viên kiện Đại học Kinh tế Quốc dân vì "học xong 30 năm mới được cấp bằng"

Ngày 6/5, Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) mở phiên sơ thẩm xét xử vụ kiện dân sự về yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Nguyên đơn là ông Dương Thế Hảo (66 tuổi, trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội) khởi kiện Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, yêu cầu bồi thường số tiền hơn 43 tỷ đồng.
Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng lĩnh án 6 năm tù

Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng lĩnh án 6 năm tù

Ngày 29/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án phiên tòa xét xử cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cùng 11 bị cáo khác trong vụ án sai phạm về điện mặt trời.
Nhận 1,5 tỷ đồng, vì sao cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương "thoát" tội Nhận hối lộ?

Nhận 1,5 tỷ đồng, vì sao cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương "thoát" tội Nhận hối lộ?

Luật sư Hoàng Văn Doãn, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội rằng, tại vụ án Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Bộ Công Thương cần làm rõ thêm hành vi nhận tiền từ doanh nghiệp của cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, bởi có liên quan đến dấu hiệu của tội Nhận hối lộ.
Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương: Sai lầm của bản thân đã hủy hoại đi danh dự cá nhân, dòng họ

Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương: Sai lầm của bản thân đã hủy hoại đi danh dự cá nhân, dòng họ

Được nói lời sau cùng trước Tòa, bị cáo Hoàng Quốc Vượng - cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương chua xót thừa nhận, sai lầm của bản thân đã xóa đi mọi công lao, đóng góp trong quá trình 40 năm công tác và đã hủy hoại danh dự cá nhân, dòng họ.
Xem thêm
Phiên bản di động