Vốn vay ưu đãi lan tỏa nhờ mạng lưới tổ tiết kiệm và vay vốn
![]() | Trên 30 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn chính sách |
![]() | Gánh nặng nợ công và bài toán chi tiêu |
Có mặt tại hội nghị Tổng kết 15 năm thực hiện tín dụng chính sách, bà Bùi Thị Thẩm, Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và Vay vốn thôn Mỹ Ân, xã Văn Tố, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương đã tự hào chia sẻ kinh nghiệm vượt khó, làm giàu của các hội viên.
Theo bà Thẩm, nguồn vốn ưu đãi tín dụng chính sách đã thực sự phát huy tác dụng, trở thành cần câu giúp nhiều hộ nghèo vươn lên làm giàu tại chính quê hương mình.
Đó là bà Nguyễn Thị Xô - người có hoàn cảnh kinh tế rất khó khăn do chồng bị bệnh não, không có sức lao động, một mình bà phải xoay sở lo kinh tế cho gia đình, nuôi chồng, nuôi con. Năm 2008, gia đình bà được bình xét cho vay 8 triệu đồng để cải tạo, xây sửa lại ao nuôi thả cá.
![]() |
Một buổi sinh hoạt của Tổ Tiết kiệm và Vay vốn xóm Hải Phong, xã Bắc Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình |
“Nhờ sự động viên, hướng dẫn và giúp đỡ của anh chị em trong tổ, đặc biệt là nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội, đến nay, gia đình bà đã thoát nghèo, nhà cửa cũng được sửa sang lại khang trang, sạch sẽ, mua sắm được các trang thiết bị sinh hoạt tiện nghi”, bà Thẩm cho biết.
Trường hợp khác là gia đình bà Nguyễn Thị Tảo, nuôi 4 con học đại học, cao đẳng và được bình xét cho vay theo Chương trình Tín dụng học sinh - sinh viên với cả 4 người con. Nhờ sự quan tâm hỗ trợ tài chính trong suốt thời gian học của các cháu, đến nay, 4 cháu đã ra trường và đều có công việc ổn định, trong đó, 2 người hiện là giáo viên và đã vào biên chế nhà nước.
Được biết, thành lập từ năm 2003, Tổ Tiết kiệm và Vay vốn thôn Mỹ Ân đã có 15 năm hoạt động và là một trong những tổ tiết kiệm và vay vốn có dư nợ cao, quản lý nguồn vốn chặt chẽ, chất lượng tín dụng tốt, tỷ lệ tổ viên vay vốn nộp lãi và thực hiện gửi tiền tiết kiệm đạt 100%.
Tính chung, cả nước hiện có gần 200.000 tổ tiết kiệm và vay vốn. Các tổ tiết kiệm và vay vốn đã đóng vai trò quan trọng việc truyền tải dòng vốn chính sách tới người dân nghèo và đây cũng là mô hình tổ chức đặc thù chỉ có ở Ngân hàng Chính sách xã hội.
Tại mỗi buổi sinh hoạt định kỳ hàng tháng, các hội viên không chỉ được thông báo số tiền có thể cho vay, số tiền phải trả cả nợ gốc, nợ lãi, phổ biến chính sách mới của Ngân hàng Chính sách xã hội, mà còn được phổ biến kiến thức xã hội, chia sẻ kinh nghiệm để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. Đó còn là nơi gắn kết cộng đồng, các thành viên trong tổ giúp đỡ nhau trong sản xuất, kinh doanh và đời sống; cùng giám sát nhau trong việc vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ Ngân hàng.
Đơn cử, thành viên của Tổ Tiết kiệm và Vay vốn ấp Xuân Hòa 1, xã Thanh Vĩnh Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Long An phải tham gia đầy đủ các buổi họp định kỳ hàng tháng. Nội dung họp có lồng ghép việc hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, đánh bắt cá, chia sẻ kinh nghiệm làm ăn của các hội viên.
Theo ông Nguyễn Văn Nhiệm, Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và Vay vốn ấp Xuân Hòa 1, đa số thành viên trong Tổ đã từng bước thoát nghèo, tích lũy được vốn để vươn lên khá giả. Hiện trong tổ chỉ còn 1 hộ nghèo, đã có 12 hộ thoát nghèo bền vững nhờ vay vốn.
Theo đại diện Ngân hàng Chính sách xã hội, nhờ tổ chức thành công mạng lưới các tổ tiết kiệm và vay vốn đến từng thôn, ấp, bản, làng, phum, sóc, tổ dân phố,... áp dụng phương thức giải ngân trực tiếp đến từng người vay vốn, tổ chức giao dịch tại điểm giao dịch xã, nên trong 15 năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội đã chuyển trên 433.245 tỷ đồng vốn tín dụng chính sách của Nhà nước đến tận tay người thụ hưởng một cách nhanh chóng, thông suốt, bảo đảm công khai, dân chủ.
Các tổ tiết kiệm và vay vốn đã giúp việc quản lý nguồn vốn được tốt, hộ vay thuận lợi hơn trong việc bình xét hộ vay vốn, thuận tiện cho việc sinh hoạt định kỳ và kiểm tra giám sát, công khai, dân chủ trong thôn, hạn chế tình trạng chiếm dụng nợ gốc, nợ lãi hoặc hộ vay ké.
Đánh giá vai trò của tín dụng ưu đãi, đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho rằng, vốn vay ưu đãi đã góp phần giúp hơn 4,52 triệu hộ dân thoát nghèo. Thành quả này là nhờ mô hình quản trị và phương thức quản lý phù hợp; mạng lưới phục vụ đến tận cơ sở xã, phường; đơn giản hóa thủ tục vay vốn, ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội, củng cố và không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ tiết kiệm và vay vốn.
Tín dụng chính sách đã thực sự đóng vai trò là cầu nối cho cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ sở thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, tạo việc làm, ổn định chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn.
Theo Bùi Trang/ baodautu.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Điều kiện tiếp nhận người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã vào làm công chức

Cầu mây Việt Nam giành thêm Huy chương Bạc tại Giải vô địch thế giới 2025

Đại hội Đảng bộ UBND xã Quảng Bị lần thứ I: Quyết tâm xây dựng chính quyền hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả

Giá vàng tuần tới sẽ đi ngang?

Giá bán lẻ xăng dầu tuần tới có thể sẽ giảm nhẹ

Công an xã Phú Xuyên cấp Căn cước công dân tại nhà cho người có công

Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Nội Bài tổ chức nhiều hoạt động thiết thực tri ân người có công
Tin khác

Thanh tra NHNN yêu cầu EVNFinance Đà Nẵng khắc phục tồn tại, hạn chế
Tài chính 24/07/2025 21:57

Thị trường chứng khoán: Hướng đến thay đổi về chất và phát triển lên tầm cao mới
Tài chính 23/07/2025 15:20

Bộ Tài chính làm rõ về đánh thuế thu nhập cá nhân 20% với lãi bán nhà
Kinh tế 23/07/2025 08:04

Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm khẩn trương hỗ trợ thiệt hại vụ lật tàu Vịnh Xanh 58
Tài chính 21/07/2025 19:38

Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh lên cao nhất 15,5 triệu đồng/tháng
Tài chính 21/07/2025 16:35

Chứng khoán Việt sôi động chinh phục đỉnh mới
Tài chính 21/07/2025 08:38

Từ năm 2026, những trường hợp nào được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt?
Tài chính 20/07/2025 20:53

GDP lập đỉnh: Giải mã động cơ tăng trưởng
Tài chính 15/07/2025 15:09

Cảnh báo thủ đoạn giả danh cơ quan thuế
Tài chính 15/07/2025 13:14

Hỗ trợ sử dụng hóa đơn điện tử theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp
Tài chính 15/07/2025 12:53