-->

“Vốn văn hóa” đối với phát triển kinh tế Hà Nội

(LĐTĐ) Vốn văn hóa dù ở trạng thái nào cũng có những tác động không hề nhỏ đối với kinh tế. Nhận thức được điều này để có những chính sách, chiến lược phù hợp phát huy vốn văn hóa, khai thác một cách hiệu quả, thì sẽ thu được những nguồn lợi lớn, không chỉ về tinh thần, mà còn thúc đẩy kinh tế phát triển.
Kinh tế Hà Nội khởi sắc nhờ thực hiện tốt nhiệm vụ "kép" Kinh tế Hà Nội phục hồi mạnh mẽ Hà Nội: Đề xuất nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp văn hóa

Cốt lõi người Hà Nội

Theo PGS.TS Đinh Thị Vân Chi (Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam), vốn văn hóa chủ thể hóa có tác động mạnh mẽ trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế. Điều này hoàn toàn dễ hiểu, bởi lẽ sự phát triển kinh tế là do con người quyết định. Nếu con người giàu có về vốn văn hóa chủ thể hóa, thì sẽ có những quyết định đúng đắn, sáng suốt, thúc đẩy kinh tế phát triển.

Ngược lại, nếu con người kém hiểu biết, nghèo nàn về vốn văn hóa chủ thể hóa, thì có thể đưa ra những quyết định thiếu hợp lý, thậm chí sai lầm, gây hậu quả cho kinh tế. Vốn văn hóa chủ thể hóa là cái cốt lõi sâu xa ở bên trong mỗi quyết định của con người khi điều hành kinh tế.

Những biểu hiện về văn hóa của con người đối với thiên nhiên được thấy rõ qua những hành động cụ thể và thiết thực của bà con nông dân Hà Nội, khi cùng nhau đồng lòng thực hiện hiệu quả các mô hình: “Cánh đồng sạch”; “Cánh đồng không đốt rơm rạ”; Tổ hội nông dân thu gom rác thải; Tổ thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật...

“Vốn văn hóa” đối với phát triển kinh tế Hà Nội
Phụ nữ Hà Nội với di sản Áo dài.(Ảnh: Bảo Thoa)

Riêng trong năm 2021, bà con nông dân Hà Nội xây dựng 534 mô hình nông dân tham gia bảo vệ môi trường; tổ chức trồng và gắn biển 75 hàng cây nông dân, 112 tuyến đường hoa nông dân với độ dài 41km; 45 mô hình cánh đồng sạch; 38 mô hình hàng cây kiểu mẫu. Cũng với tình yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên, nhiên liệu, đã có khoảng 40% cơ sở sản xuất công nghiệp tại Hà Nội áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn, trong giai đoạn 2012 - 2015 đạt mức tiết kiệm trung bình 5 - 8% và giai đoạn 2016 - 2018 tiết kiệm 8 - 13% định mức nguyên/nhiên vật liệu, năng lượng trên đơn vị sản phẩm. Đến nay, mục tiêu sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn đã cơ bản hoàn thành theo kế hoạch của thành phố Hà Nội.

Đối với văn hóa làng nghề, nghệ nhân Triệu Văn Mão ở làng lụa Vạn Phúc đã đi khắp các miền, tìm xin hoặc mua những mảnh áo, những chiếc khăn, những miếng lụa cũ may bằng lụa vân đã thất truyền, sau đó nhờ các nghệ nhân lớn tuổi có tay nghề nhất trong làng thiết kế lại các mẫu lụa cũ, rồi dệt thử nghiệm. Gian truân nhiều năm, ông đã lần lượt phục chế thành công các loại lụa như lụa sa trơn, lụa xuyến 7, lụa quế trơn, lụa vân…

Nghệ nhân Lê Xuân Phổ tại Bát Tràng không cam chịu nhập đất của Anh với giá cao phi lý, trong khi Việt Nam có những loại đất có thể đáp ứng yêu cầu của thiết kế, nên ông đã khổ công mày mò để rồi cuối cùng chế ra được loại đất thích hợp từ nguồn nguyên liệu địa phương, rẻ hơn đất nhập của Anh cả chục lần.

“Vốn văn hóa” đối với phát triển kinh tế Hà Nội
Những "Tuyến đường hoa kiểu mẫu" có ở khắp nơi trên đất Hà thành. (Ảnh: Bảo Thoa)

Văn hóa liên cá nhân là một phần của văn hóa tập thể, góp phần làm nên văn hóa cộng đồng, văn hóa tổ chức, văn hóa doanh nghiệp… Nếu văn hóa liên cá nhân tốt sẽ giúp các thành viên trong một tập thể gắn kết với nhau, đoàn kết cùng thực hiện nhiệm vụ chung. Họ sẽ dễ dàng tìm được tiếng nói chung, cùng chung sức đồng lòng, làm nên sức mạnh tập thể, vượt qua được nhiều khó khăn.

Khi đã coi mình là một mắt xích của một cỗ máy, một thành viên của tập thể, một người thân thiết của một nhóm bạn bè, mỗi người sẽ làm việc hết lòng, say mê và thăng hoa, đạt tới hiệu quả lao động cao.

Vốn văn hóa đối với phát triển kinh tế

Cũng theo PGS.TS Đinh Thị Vân Chi, đối với sự phát triển của kinh tế, vốn văn hóa khách thể hóa của từng cá nhân có tác động không đáng kể, nhưng vốn văn hóa khách thể hóa của cộng đồng thì lại tác động rất to lớn, bởi lẽ nguồn vốn này chính là nền văn hóa chung của cộng đồng, bao gồm các giá trị văn hóa vật thể (di tích, kiến trúc, trang phục…) và phi vật thể (lễ hội, làng nghề, phong tục tập quán, nghệ thuật…).

Du lịch không thể phát triển nếu thiếu nguồn tài nguyên du lịch nhân văn, gồm “truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch”.

Xét về bản chất, nguồn tài nguyên nhân văn nêu trên chính là hệ thống giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của cộng đồng, là nguồn vốn văn hóa khách thể hóa, có khả năng vận hành và mang lại nguồn lợi nhuận.

“Vốn văn hóa” đối với phát triển kinh tế Hà Nội
Văn hóa làng nghề làm nên sản phẩm làng nghề, góp phần phát triển cho ngành kinh tế du lịch. (Ảnh: Bảo Thoa)

Với sức hút mạnh mẽ của các di tích, thành phố Hà Nội đã xây dựng 3 tour du lịch khám phá 28 tuyến phố cổ, 121 di tích lịch sử, văn hóa - lịch sử cách mạng và các công trình kiến trúc Pháp trên địa bàn quận Hoàn Kiếm bằng xe điện. Nhiều tour khác gắn với các di tích nổi tiếng của thành phố, như “Tuyến du lịch vàng Hà Nội” kết nối các điểm đến quen thuộc và hấp dẫn: Hồ Hoàn Kiếm, khu phố cổ, di tích Nhà tù Hỏa Lò, Chùa Một Cột; tour “Hà Nội bộ hành” gắn với các di tích Đình Đồng Lạc, Cầu Long Biên; tour đi bộ “Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội”; tour tham quan Nhà hát Lớn Hà Nội… và nhiều tour du lịch văn hóa khác.

Đặc biệt, các tour du lịch “Đêm thiêng liêng” 1, 2 và 3 thăm khu di tích Nhà tù Hỏa Lò lập tức tạo được dấu ấn với hàng ngàn du khách ngay khi khai trương, trở thành một hiện tượng của du lịch văn hóa thăm các di tích, tạo nên “cơn sốt” với tình trạng “cháy vé”, vé được đặt hết trước cả tháng.

Rõ ràng là khi tiềm năng của hệ thống di tích được đánh thức với tư cách là nguồn vốn văn hóa, đã mang lại lợi ích kinh tế đáng ghi nhận: Trong năm 2019 khu di tích Hoàng thành Thăng Long đón hơn 1,5 triệu lượt khách, Đền Ngọc Sơn: gần 1,2 triệu, Văn Miếu - Quốc Tử Giám: gần 400 nghìn, Nhà tù Hỏa Lò: hơn 450 nghìn. Ngoài ra còn có Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam…

“Vốn văn hóa” đối với phát triển kinh tế Hà Nội
Sản phẩm OCOP gắn với thương hiệu tập thể hoặc chỉ dẫn địa lý phát huy giá trị kinh tế đa chiều. (Ảnh: Bảo Thoa)

Các làng nghề cũng được thiết kế để trở thành những điểm du lịch hút khách, ví như tour xe đạp khám phá Cổ Loa - Làng gốm Bát Tràng - các di tích thuộc “Thăng Long tứ trấn” của Hà Nội; tour đi bộ “Đi tìm dấu ấn phố nghề Thăng Long”,… Sự đa dạng văn hóa tộc người của các dân tộc thiểu số cũng trở thành nguồn tài nguyên dồi dào cho phát triển du lịch cộng đồng. Các hình thức du lịch lễ hội, du lịch tâm linh, du lịch đồng quê/miệt vườn, du lịch trải nghiệm... cũng ngày càng phát triển.

Như vậy, vốn văn hóa khách thể hóa có thể thúc đẩy phát triển kinh tế khi chúng trở thành sản phẩm du lịch, thu hút được du khách đến với mình, mang lại doanh thu cho cộng đồng.

Những sản phẩm, hàng hóa cũng vậy, một khi chúng được gắn danh hiệu chính thức, thì sẽ trở thành thành phần của nguồn vốn văn hóa thể chế hóa, ví dụ các sản phẩm được gắn sao của Chương trình quốc gia “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), các sản phẩm có thương hiệu tập thể hoặc chỉ dẫn địa lý.

Nguồn vốn văn hóa, khi được tôn vinh bằng một danh hiệu nào đó, sẽ trở thành vốn văn hóa thể chế hóa, có thể mang lại những nguồn lợi không chỉ tinh thần, mà cả vật chất, có tác động thúc đẩy phát triển kinh tế.

Bảo Thoa

Nên xem

Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm

Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm

(LĐTĐ) Trong tuần qua, giá dầu Brent giảm 2,1%, còn giá dầu WTI giảm 2,9%, kéo dài đà giảm từ tuần trước. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 73,81 USD/thùng, giảm 0,27%, giá dầu Brent ở mốc 76,5 USD/thùng, giảm 0,29%. Trong nước, giá xăng dầu vẫn ổn định sau kỳ điều chỉnh đầu tiên của tháng 2.
Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu

Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu

(LĐTĐ) Trận đấu giữa Chelsea vs West Ham sẽ diễn ra vào lúc 03h00 ngày 4/2 ở vòng 24 Premier League 2024/25.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác

(LĐTĐ) Dự báo ngày 3/2, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, đêm và sáng có mưa, mưa rào rải rác. Gió chuyển hướng Đông Bắc cấp 3.
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kết luận số 177-KL/TU Hội nghị lần thứ hai mươi mốt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

(LĐTĐ) Được khách nhớ và sử dụng dịch vụ của mình chính là ngày mở hàng tốt nhất. Đây là quan điểm của không ít chủ cửa hàng sửa chữa điện lạnh, gara ô tô, cùng các ngành hàng dịch vụ khác trong những ngày đầu năm mới.
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

(LĐTĐ) Ngày 2/2, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Giao Thủy, Nam Định đã ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 2 đối tượng hành hung nam tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định.

Tin khác

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ

Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ

(LĐTĐ) Người dân Thủ đô đang náo nức những ngày đầu Xuân Ất Tỵ khi hàng loạt lễ hội truyền thống quy mô lớn sắp khai hội. Có thể kể đến như lễ hội gò Đống Đa, lễ hội chùa Hương, lễ hội đền Sóc, lễ hội đền Cổ Loa... Tất cả đã sẵn sàng chào đón du khách thập phương.
Một năm thăng hoa của nghệ thuật biểu diễn

Một năm thăng hoa của nghệ thuật biểu diễn

Năm 2024 đã chứng kiến sự thăng hoa đặc biệt của ngành Nghệ thuật biểu diễn Việt Nam với những thành tựu vượt trội trên nhiều phương diện. Trong đó, ở khía cạnh sân khấu truyền thống, giải trí đại chúng, hay các hoạt động từ trong nước đến quốc tế, tất cả đều ghi nhận những dấu ấn đáng tự hào.
Đầu xuân trẩy hội đền Đô

Đầu xuân trẩy hội đền Đô

(LĐTĐ) Hàng năm cứ mỗi độ Tết đến xuân về, du khách từ muôn nơi lại náo nức du xuân trẩy hội đền Đô - ngôi đền linh thiêng cổ kính nổi tiếng ở Bắc Ninh. Đền thờ 8 vị vua nhà Lý với những kiến trúc độc đáo mang đậm nét văn hóa người Việt.
Đền Cờn xứ Nghệ tấp nập du khách đầu năm

Đền Cờn xứ Nghệ tấp nập du khách đầu năm

(LĐTĐ) Mỗi dịp Tết đến, xuân về, hàng vạn du khách thập phương lại nô nức hành hương về đền Cờn (phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) để cầu bình an, tài lộc và một năm mới thuận buồm xuôi gió. Được mệnh danh là ngôi đền linh thiêng nhất xứ Nghệ, nơi đây không chỉ mang giá trị tâm linh sâu sắc mà còn sở hữu kiến trúc đồ sộ, phong cảnh hữu tình, thu hút đông đảo du khách từ khắp mọi miền đất nước.
Đầu Xuân vãn cảnh ngôi chùa hơn 400 năm tuổi giữa lòng Hà Nội

Đầu Xuân vãn cảnh ngôi chùa hơn 400 năm tuổi giữa lòng Hà Nội

(LĐTĐ) Nằm ven sông Tô Lịch thuộc phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội, chùa Bằng (hay còn gọi là chùa Linh Tiên), là ngôi chùa cổ có niên đại trên 400 năm, thu hút du khách bằng quần thể kiến trúc độc đáo cũng như cảnh quan xanh mát tuyệt đẹp.
Tấp nập dòng người về Văn Miếu xin chữ trong ngày đầu Xuân Ất Tỵ

Tấp nập dòng người về Văn Miếu xin chữ trong ngày đầu Xuân Ất Tỵ

(LĐTĐ) Trong không khí rộn ràng của những ngày đầu Xuân Ất Tỵ 2025, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã thu hút đông đảo du khách đến tham quan và xin chữ. Từ sáng sớm, dòng người đã nô nức đổ về ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam, mang theo những ước nguyện tốt đẹp cho năm mới.
Văn hóa nguồn lực phát triển đặc biệt

Văn hóa nguồn lực phát triển đặc biệt

(LĐTĐ) Để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cần phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, trong đó có nguồn lực văn hóa và sức sáng tạo của con người Việt Nam. Những năm qua, với sự quan tâm của toàn xã hội, lĩnh vực văn hóa đã có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là chuyển từ tư duy làm văn hóa sang quản lý Nhà nước về văn hóa, góp phần khơi thông nguồn lực văn hóa, thúc đẩy quá trình phát triển nhanh và bền vững đất nước.
Xuân mạn đàm đất và người Thăng Long

Xuân mạn đàm đất và người Thăng Long

(LĐTĐ) Trong dòng chảy của đời sống đương đại, của thành phố thời hội nhập và phát triển, có thể mỗi chúng ta quen với cuộc sống vội nơi đô thành chưa cảm nhận được “linh khí” của mảnh đất “nơi lắng hồn núi sông ngàn năm”. Chính cái “lắng hồn” đó là mạch nguồn để Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội mãi trường tồn và phát triển. Bên chén trà xuân, chúng tôi đã có cuộc mạn đàm với nhà văn - nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến - một người con của Hà Nội, người có nhiều năm nghiên cứu về đất và người Tràng An nhằm mang đến quý bạn đọc góc nhìn về một Hà Nội của quá khứ, hiện tại và tương lai.
Thương về hương vị Tết xưa

Thương về hương vị Tết xưa

(LĐTĐ) Chạm Tết, khi làn mưa xuân choàng chiếc khăn voan mờ ảo lên vạn vật, khi hương xuân phảng phất trong gió, ký ức hương vị Tết xưa lại trở về trong tâm trí tôi. Tết trong ký ức của bạn là gì? Với tôi, Tết đẹp nhất là những tháng ngày vô ưu bên cha mẹ và anh trai.
Xem thêm
Phiên bản di động