Việt Nam xuất hiện siêu vi khuẩn kháng mọi kháng sinh
Báo động nhiễm khuẩn bệnh viện do vi khuẩn đa kháng kháng sinh | |
Những mẹo trị ho cho bé tại nhà, không phải dùng thuốc kháng sinh |
Trong hai ngày 13 và 14/4 tại Bệnh viện Bạch Mai, Hội Hồi sức cấp cứu và Chống độc đã tổ chức Hội nghị Khoa học thường niên chuyên ngành Hồi sức cấp cứu (HSCC) và Chống độc với sự tham gia của hơn 830 đại biểu là các bác sĩ chuyên ngành HSCC và Chống độc trên toàn quốc.
Tại hội nghị, kháng kháng sinh là một trong 8 chủ đề được các đại biểu đặc biệt quan tâm thảo luận.
Trong khi thế giới dùng kháng sinh thế hệ 1 đã hiệu quả thì Việt Nam đã dùng đến kháng sinh thế hệ 4 - ảnh minh hoạ |
PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh – Bộ Y tế cho biết, hầu hết các cơ sở khám chữa bệnh ở Việt Nam đang phải đối mặt với tốc độ lan rộng của các vi khuẩn kháng nhiều loại kháng sinh.
Trong khi nhiều quốc gia phát triển đang còn sử dụng kháng sinh thế hệ 1 có hiệu quả thì Việt Nam đã sử dụng tới kháng sinh thế hệ 3 và 4. Đáng lo ngại hơn, ở nước ta đã xuất hiện một vài loại siêu vi khuẩn kháng lại tất cả các loại kháng sinh…
GS. Vũ Văn Đính, Nguyên Chủ tịch Hội HSCC và Chống độc Việt Nam cũng thông tin, vấn đề kháng sinh và đặc biệt là tình trạng đa kháng thuốc của vi khuẩn rất nan giải, nhất là tại các khoa Hồi sức tích cực. Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ vi khuẩn kháng kháng sinh vào loại cao nhất, kéo dài ngày điều trị trung bình, tăng tỷ lệ tử vong của các bệnh nhân tại khoa cấp cứu và hồi sức.
Để giải quyết vấn đề này, các tham dự viên của Hội nghị đã tập trung tham luận về những vấn đề mang tính thời sự của chuyên nghành như cập nhật những hiểu biết mới về sinh bệnh học của nhiễm khuẩn (sepsis) và các ứng dụng trong thực hành lâm sàng ở Việt Nam để làm giảm tỉ lệ tử vong do nhiễm khuẩn.Bên cạnh các vi khuẩn kháng thuốc là thực trạng và các giải pháp của tình trạng gia tăng nhiễm nấm trong các khoa hồi sức cấp cứu cũng được các báo cáo đề cập đến.
Cũng trong khuôn khổ hội nghị đã diễn ra một hoạt động hết sức ý nghĩa, đó là việc xuất bản sách “Kháng sinh dùng trong Hồi sức cấp cứu”. Đây được coi là một trong các hướng dẫn thực hành sử dụng kháng sinh thích hợp trong kỉ nguyên đa kháng.
Chữa bệnh hiểm nghèo: Chi phí bằng 1/100 thế giới
Trong 15 năm qua, kĩ thuật lọc máu hiện đại trong hồi sức đã được áp dụng và phổ biến trên toàn quốc đã giúp cứu sống hàng chục ngàn bệnh nhân. Năm 2016, cụm công trình lọc máu liên tục tiến hành ở đa trung tâm trong cả nước đã được nhà nước ghi nhận bằng “Giải thưởng nhà nước” cho 28 tác giả tham gia nghiên cứu.
Bên cạnh đó,Việt Nam đã và đang đối mặt với các vấn đề y tế thời sự như đại dịch cúm A/H1, H5..., dịch sởi đã dẫn đến nhiều bệnh nhân tử vong do suy hô hấp nặng. Để cứu sống các bệnh nhân mắc SARS, cúm A/H5N1...có biến chứng suy đa tạng cần sử dụng các biện pháp kĩ thuật cao như tim phổi nhân tạo (ECMO), lọc máu...Các biện pháp này, hiện nay đã được áp dụng rộng rãi ở các nước tiên tiến như Hàn Quốc, Nhật, Mỹ... với chi phí lên đến hàng triệu đô la Mỹ.
Trong điều kiện Việt Nam, các thầy thuốc đã áp dụng kĩ thuật này vào để cứu sống nhiều bệnh nhân suy hô hấp nặng, sốc tim do viêm cơ tim cấp có biến chứng suy đa tạng với tỉ lệ thành công trên 70%.
Điều đáng chú ý, hiệu quả điều trị bệnh cao như vậy nhưng chi phí điều trị của bệnh nhân tại Việt Nam chỉ bằng 1/100 (khoảng 150 - 200 triệu đồng) so với các nước tiến tiến. Nếu được bảo hiểm y tế thanh toán thì chi phí do người bệnh phải chi trả còn là con số rất nhỏ.
Từ thực tiễn đó, các bác sĩ khuyến cáo toàn dân tham gia bảo hiểm y tế hằng năm để làm giảm gánh nặng về tài chính cho gia đình và xã hội trong trường hợp không may mắc các bệnh hiểm nghèo, đặc biệt là các bệnh cấp tính không lường trước được.
Hiện nay, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã phối hợp tốt với các bệnh viện để từng bước thanh toán chi phí các kĩ thuật cao như lọc máu liên tục, thay huyết tương và bắt đầu thanh toán cho kĩ thuật ECMO. Qua đó giúp cho người bệnh và bệnh viện đỡ đi phần lớn gánh nặng về tài chính.
Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết vẫn còn một số kĩ thuật chưa được hoặc chỉ mới được thanh toán một phần trong tổng số chi phí đến hàng trăm triệu đồng. Nếu các bệnh nhân không có bảo hiểm y tế, chi phí có thể lên đến 300 - 400 triệu đồng.
Với những lý do nói trên, các thầy thuốc tham dự hội nghị hồi sức cấp cứu và Chống độc đã đề xuất với Bộ Y tế và cơ quan BHXH Việt Nam phê duyệt chủ trương thanh toán toàn bộ hoặc một phần đối với các kỹ thuật cao này.
Theo Xuân Hưng/ Vnmedia
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán
Tin khác
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán
Y tế 24/01/2025 18:45
Nhiều trẻ ngộ độc vì uống nhầm thuốc diệt chuột
Y tế 24/01/2025 17:41
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51