Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Tăng cường phát hiện, phối hợp điều trị lao tiềm ẩn 70% người mắc bệnh lao ở trong độ tuổi lao động Kỹ thuật xét nghiệm sinh học phân tử: Bước đột phá trong chẩn đoán và điều trị bệnh lao |
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nhấn mạnh, kháng thuốc hiện nay là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng và sự phát triển bền vững. Tổ chức Y tế Thế giới đã xếp kháng thuốc vào danh sách 10 mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu. Tình trạng kháng thuốc không chỉ ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực sức khỏe mà còn tác động sâu rộng tới toàn xã hội, vượt qua ranh giới của bất kỳ quốc gia nào.
![]() |
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn phát biểu tại chương trình. |
Năm 2023, chiến lược quốc gia về phòng, chống kháng thuốc giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc trong y tế giai đoạn 2024-2025.
Theo ông Trần Văn Thuấn để đạt được các mục tiêu này, ngành Y tế và chính quyền địa phương cần huy động, hỗ trợ tài chính và nguồn lực để triển khai kế hoạch, nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, cung cấp các tài liệu hướng dẫn chi tiết và dễ áp dụng cho các cơ sở y tế. Ngoài ra, sự phối hợp đa ngành giữa y tế, nông nghiệp, môi trường và các cơ quan liên quan, là yếu tố then chốt bảo đảm kế hoạch, chiến lược quốc gia được thực hiện thành công.
Chia sẻ về kế hoạch hành động, Tiến sĩ Hà Anh Đức, Cục trưởng Cụ quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết kế hoạch này tập trung vào 5 trọng tâm cụ thể. Thứ nhất kháng kháng sinh không phải là câu chuyện đơn thuần của ngành Y tế, do đó cần có sự phối hợp liên ngành giữa y tế, nông nghiệp và các ngành liên quan để thực hiện mục tiêu chung là phòng chống kháng thuốc.
Thứ 2 là tập trung vào truyền thông để nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp, người dân, doanh nghiệp và đến cán bộ y tế. “Bởi vì đây là công việc chung không phải là công việc của đơn lẻ. Đòi hỏi sự vào cuộc cả cả hệ thống chính trị, trách nhiệm của cả cộng đồng, người dân, doanh nghiệp chứ không riêng y tế” - ông Đức nhấn mạnh.
Thứ 3 là tập trung vào việc giám sát để nắm bắt được thực trạng kháng kháng sinh đang diễn ra như thế nào, đang lan tràn ra sao trên phạm vi đất nước của chúng ta. Đây là trách nhiệm chính của các bệnh viện thuộc Bộ Y tế.
Thứ 4 là thông qua hướng dẫn chuyên môn cập nhật kể cả hội nhập với quốc tế để có biện pháp điều trị triệt để các ca bệnh giảm thiểu sự lây lan. Đặc biệt là vi khuẩn.
Thứ 5 tập trung sử dụng thuốc kháng vi sinh vật một cách an toàn hiệu quả và có trách nhiệm.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Bài cuối: Nhân rộng mô hình, cách làm hay trong công tác chăm lo đời sống cho người lao động

Công an thành phố Hà Nội dâng dương tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ trong ngày đại lễ 30/4

Bảo đảm an ninh trật tự đón người dân vào Lăng viếng Bác

Tuần phim kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội Việt Nam anh hùng

Giải phóng miền Nam qua hồi ức một vị tướng

Phát huy truyền thống, tuổi trẻ Việt Nam dựng xây tương lai
Tin khác

Hà Nội ghi nhận thêm 198 ca mắc sởi trong tuần
Y tế 28/04/2025 15:33

Bảo đảm công tác cấp cứu tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Y tế 28/04/2025 06:01

Gian nan 6 năm “tìm con” của người mẹ bị suy buồng trứng
Y tế 26/04/2025 12:45

Hà Nội: Tăng cường kiểm soát chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế
Y tế 25/04/2025 22:26

Tiêm vắc xin cúm miễn phí cho cựu chiến binh, người có công với cách mạng
Y tế 23/04/2025 16:34

Tiếp lửa hành trình “tìm con” cho các cặp vợ chồng hiếm muộn
Y tế 21/04/2025 14:36

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi
Y tế 20/04/2025 11:01

Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại
Y tế 20/04/2025 11:01

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số
Y tế 19/04/2025 19:03

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo "nóng" về quản lý, kiểm soát giết mổ động vật
Y tế 18/04/2025 14:11