--> -->

Vì sao hàng Việt "lép vế" đối thủ ngoại trên sàn thương mại điện tử?

Đơn vị nghiên cứu iPrice vừa công bố kết quả khảo sát thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam mặc dù đã tăng trưởng, nhưng doanh nghiệp Việt vẫn chưa tận dụng kênh phân phối này để tiêu thụ, quảng bá sản phẩm. Điều này khiến hàng Việt đang lâm vào cảnh chịu lép về trước hàng ngoại nhập trên sàn TMĐT.
Phát triển của thương mại điện tử góp phần thúc đẩy vận chuyển cao cấp Thương mại điện tử “cứu cánh” cho thị trường bánh Trung thu mùa Covid-19

Hàng Việt Nam chiếm 17% trên sàn thương mại điện tử

Khảo sát top các mặt hàng được tìm mua từ các sàn TMĐT thông qua việc đếm số lượt tìm kiếm và click vào sản phẩm, iPrice phát hiện, sản phẩm thương hiệu Việt chỉ chiếm trung bình 17% các mặt hàng được tìm mua trên 4 sàn TMĐT đa ngành Shopee Việt Nam, Lazada Việt Nam, Tiki và Sendo trong năm 2020 và nửa đầu 2021. Ở chiều ngược lại, có đến 83% số sản phẩm được quan tâm nhất trên các sàn TMĐT này lại là hàng nhập khẩu.

Đáng lo ngại hơn khi con số này còn có dấu hiệu suy giảm từ 2020 sang 2021. Cụ thể, trong thời điểm năm 2020 tỷ lệ hàng hóa mang thương hiệu Việt trong top 1200 sản phẩm bán chạy chiếm 20%. Trong đó so sánh giữa các sàn TMĐT, thương hiệu Việt được tìm mua nhiều nhất trên sàn TMĐT Sendo đạt tỷ lệ 25% trong số 300 sản phẩm phổ biến là hàng Việt Nam, theo sau là Tiki (23%), Lazada Việt Nam (18%) và Shopee Việt Nam (13%).

Tuy nhiên, sang nửa đầu năm 2021, các mặt hàng thuộc thương hiệu Việt chỉ còn chiếm 14% các sản phẩm được người tiêu dùng tìm mua. Dẫn đầu trong chỉ số này giữa các sàn năm 2021 tiếp tục là hai sàn nội địa Tiki (21%) và Sendo (16%). Báo cáo iPrice ghi nhận hàng Việt lại bán chạy trong danh mục bách hóa online, chiếm tỉ trọng cao trên 2 sàn nội địa, trong đó Sendo có đến 81% sản phẩm thuộc nhà sản xuất trong nước và Tiki là 63%. Ngoài ra trên 2 sàn nội địa này mặt hàng nông sản, đặc sản chiếm 27% các sản phẩm bán chạy.

Vì sao hàng Việt
Người tiêu dùng mua hàng trên sàn TMĐT Lazada

iPrice cũng đã chỉ ra sự khác biệt giữa các sản phẩm thương hiệu Việt so với sản phẩm nước ngoài trên sàn TMĐT. Theo đó trong khi thương hiệu nước ngoài đẩy mạnh bán hàng trên sàn TMĐT thì doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa tận dụng kênh phân phối này để tiêu thụ sản phẩm.

Doanh nghiệp “quên” sàn thương mại điện tử

Theo các chuyên gia kinh tế nguyên nhân khiến hàng Việt “ lép vế” trên các sàn TMĐT là bởi từ năm 2019 hầu hết các sàn TMĐT thuần Việt như Robins.vn, Adayroi.vn, Lotte.vn và vuivui.com đã dừng hoạt động. Hiện trên thị trường TMĐT chỉ tồn tại 4 sàn TMĐT gồm Lazada, Sendo, Tiki, Shopee trong đó sàn TMĐT Lazada của Tập đoàn Alibaba (Trung Quốc) còn Shopee là đơn vị hành viên cùa Công ty Sea Limited (Singapore).

Chuyên gia bán lẻ Vũ Vinh Phú cho rằng, việc nước ngoài chiếm đến 50% số lượng sàn TMĐT đang hoạt động tại Việt Nam cho thấy TMĐT Việt Nam đang bị nước ngoài chi phối giống như siêu thị bán lẻ trực tiếp, có khác chăng chỉ là một cái click chuột.“Nỗi lo hàng Việt bị hàng ngoại nhập "bóp nghẹt" là có cơ sở, bởi khi các tập đoàn TMĐT nước ngoài đổ bộ vào Việt Nam sẽ kéo theo sự xâm nhập của nguồn hàng giá rẻ”- ông Phú nói.

Vì sao hàng Việt
Người tiêu dùng mua hàng trên sàn TMĐT

Lý giải nguyên nhân khiến hàng Việt chiếm tỷ lệ thấp trên các sàn TMĐT, đại diện sàn TMĐT Sendo cho rằng, chất lượng hàng Việt không hề thua kém hàng ngoại nhập, được người tiêu dùng tín nhiệm, nhưng doanh nghiệp sản xuất chưa quan tâm đúng mức đến việc bán hàng trên "chợ mạng" mà chủ yếu dựa vào kênh hệ thống chợ truyền thống, cửa hàng tạp hóa, siêu thị…Chủ tịch sàn TMĐT Sen Đỏ Nguyễn Đắc Việt Dũng chia sẻ, Sen Đỏ đã gặp nhiều đơn vị hoàn toàn dựa vào bán lẻ truyền thống để tiêu thụ sản phẩm, nhưng dịch Covid-19 khiến việc tiêu thụ hàng Việt thông qua hình thức này đứt gẫy nên mới tìm cách đưa sản phẩm lên sàn TMĐT.

Thực tế cho thấy để hỗ trợ doanh nghiệp đưa hàng Việt lên sàn TMĐT tiêu thụ, Tiki là sàn TMĐT duy nhất trong 4 sàn TMĐT bắt buộc người bán phải có giấy phép đăng ký kinh doanh. Quy định này vô hình chung làm giảm một lượng nhà bán chuyên nhập hàng ngoại về bán lại, qua đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp nội tiêu thụ sản phẩm. Trong khi đó, Sendo phối hợp cùng Bộ Công Thương tổ chức các chương trình Gian Hàng Việt, xúc tiến đưa nông sản trên cả nước lên sàn TMĐT trong dịch Covid-19. Theo chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong mặc dù các sàn TMĐT đã hỗ trợ tiêu thụ hàng Việt, nhưng để hàng Việt phổ biến hơn trên TMĐT đòi hỏi chính bản thân doanh nghiệp nỗ lực triển khai hoạt động này, qua đó thêm kênh tiêu thụ hàng hóa. Mặt khác dịch Covid-19 khiến người tiêu dùng đã dần quen mua hàng trên sàn TMĐT và sẽ tiếp tục duy trì trong thời gian tới. “Nếu các doanh nghiệp không đẩy mạnh bán hàng trên các sàn TMĐT sẽ bỏ lỡ mất một cơ hội phục hồi sau khi dịch Covid-19 được khống chế”-ông Phong nêu rõ.

Ý kiến của chuyên gia, sàn TMĐT cho thấy mặc dù các sàn TMĐT Việt Nam đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm nhưng để hàng Việt đủ sức cạnh tranh hàng ngoại nhập đòi hỏi chính từ sự nỗ lực bản thân của doanh nghiệp Việt trong việc tiếp cận các sàn TMĐT.

Hầu hết doanh nghiệp Việt khi đưa sản phẩm lên sàn TMĐT chỉ chú trọng vào việc làm sao tăng traffic, kéo tương tác của khách hàng vào gian hàng, sản phẩm của mình. Thế nhưng hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng đã thay đổi theo hướng chủ động tìm kiếm từ khóa, sản phẩm có giá bán phù hợp với nhu cầu. Trong thời gian tới doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu mạnh bởi đây chìa khóa giúp hàng Việt bật lên so với các đối thủ đến từ nước ngoài

Nguyễn Quang Thuận, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Sendo

Theo Lê Nam/kinhtedothi.vn

https://kinhtedothi.vn/vi-sao-hang-viet-lep-ve-doi-thu-ngoai-tren-san-thuong-mai-dien-tu-437578.html

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhiệm kỳ tới Hà Nội phải giải quyết dứt điểm dự án treo, quy hoạch treo để tránh lãng phí

Nhiệm kỳ tới Hà Nội phải giải quyết dứt điểm dự án treo, quy hoạch treo để tránh lãng phí

Cần thí điểm mô hình “tổ công tác đặc biệt” để giải quyết nhanh các vướng mắc cho các dự án bị treo, hoặc chậm tiến độ trên địa bàn Thủ đô. Qua đó, rút ngắn thời gian xử lý thủ tục, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
Gắn du lịch sáng tạo với “hồi sinh” các làng nghề truyền thống

Gắn du lịch sáng tạo với “hồi sinh” các làng nghề truyền thống

Bên cạnh việc đồng tình với định hướng phát triển du lịch sáng tạo và trải nghiệm trong Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVIII, nhiều nghệ nhân làng nghề và du khách cũng đề xuất Hà Nội cần đẩy mạnh du lịch trải nghiệm, tạo cơ hội quảng bá di sản, đồng thời góp phần giữ gìn và “hồi sinh” các làng nghề truyền thống giữa lòng Thủ đô.
Chuyển đổi xe máy xăng sang xe điện: Hướng đi tất yếu để giảm ô nhiễm đô thị

Chuyển đổi xe máy xăng sang xe điện: Hướng đi tất yếu để giảm ô nhiễm đô thị

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội và nhiều đô thị lớn sẽ khó được cải thiện nếu không mạnh dạn chuyển đổi phương tiện giao thông. Trong đó, việc thay thế xe máy sử dụng xăng bằng xe điện được xem là giải pháp khả thi, giúp giảm phát thải khí nhà kính và nâng cao chất lượng môi trường sống.
Ngành Hàng không chỉ đạo “nóng”, yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

Ngành Hàng không chỉ đạo “nóng”, yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

Cục Hàng không Việt Nam vừa có công điện gửi tới các đơn vị liên quan trong ngành hàng không, yêu cầu khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 3 (bão Wipha).
Những điều du khách cần lưu ý khi đi tàu biển du lịch

Những điều du khách cần lưu ý khi đi tàu biển du lịch

Thời gian qua, việc di chuyển bằng tàu thuyền phục vụ du lịch biển đảo, tham quan vịnh, hay di chuyển ven biển ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, đặc biệt trong mùa mưa bão, sự an toàn khi đi tàu biển luôn là mối quan tâm hàng đầu. Mỗi hành khách cần có sự chuẩn bị cẩn thận, không chỉ để bảo vệ bản thân mà còn góp phần vào sự an toàn chung của toàn hành trình.
Tập huấn trực tuyến công tác tư pháp đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã

Tập huấn trực tuyến công tác tư pháp đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã

Bộ Tư pháp vừa tổ chức Hội nghị tập huấn trực tuyến về công tác tư pháp khi triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, kết nối trực tuyến đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã trên cả nước.
Sẵn sàng lực lượng, phương tiện “4 tại chỗ” ứng phó với bão số 3

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện “4 tại chỗ” ứng phó với bão số 3

Công điện của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, sáng 21/7 nêu rõ yêu cầu sẵn sàng lực lượng, phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ” ứng phó kịp thời, hiệu quả các tình huống do bão số 3 gây ra.

Tin khác

Giá xăng dầu hôm nay (21/7): Giá dầu thế giới quay đầu tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay (21/7): Giá dầu thế giới quay đầu tăng nhẹ

Hôm nay (21/7), giá dầu thế giới tăng nhẹ khi thị trường phản ứng trước loạt thông tin trái chiều về kinh tế và thuế quan tại Mỹ. Cụ thể, giá dầu Brent tăng 0,12 USD/thùng, tương đương 0,17%, giảm 0,35%, giá dầu WTI tăng 0,17 USD/thùng, tương đương 0,25%.
Tỷ giá USD hôm nay (21/7): Giá USD “chợ đen” giảm nhẹ

Tỷ giá USD hôm nay (21/7): Giá USD “chợ đen” giảm nhẹ

Tỷ giá USD hôm nay (21/7): Tỷ giá trung tâm VND với đồng USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 25.185 VND/USD. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt đứng ở mức 98,46 điểm.
Giá vàng hôm nay (21/7): Vẫn duy trì ở mức cao

Giá vàng hôm nay (21/7): Vẫn duy trì ở mức cao

Giá vàng hôm nay 21/7: Giá vàng trong nước và thế giới có tuần giảm nhẹ nhưng vẫn duy trì ở mức cao. Các chuyên gia tiếp tục tỏ ra lạc quan về giá vàng trong tuần này có thể vượt mốc 3.400 USD
Giá vàng tuần tới tăng hay giảm?

Giá vàng tuần tới tăng hay giảm?

Trong nước, giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn giảm trở lại. Giá vàng thế giới được dự báo khởi sắc.
Giá xăng sẽ tiếp tục giảm trong tuần tới?

Giá xăng sẽ tiếp tục giảm trong tuần tới?

Dự báo trong kỳ điều hành tuần tới, giá xăng có khả năng sẽ tiếp tục giảm. Trong khi đó, giá dầu có thể tăng nhẹ.
Thị trường du lịch dịp 2/9: Nhiều tour “cháy” sớm, giá cả ổn định

Thị trường du lịch dịp 2/9: Nhiều tour “cháy” sớm, giá cả ổn định

Chỉ còn hơn một tháng nữa là đến kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, nhưng thị trường du lịch đã bắt đầu “nóng” lên từng ngày. Nhiều công ty lữ hành ghi nhận lượng khách đăng ký tour tăng nhanh, đặc biệt là các tour ngắn ngày và hành trình khám phá thiên nhiên, biển đảo. Năm nay, giá tour nhìn chung ổn định, nhiều chương trình khuyến mãi kích cầu được tung ra sớm, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân lên kế hoạch nghỉ lễ.
Hôm nay (20/7): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm nhẹ

Hôm nay (20/7): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm nhẹ

Hôm nay (20/7), giá dầu thô thế giới giảm nhẹ do lo ngại về nguồn cung sau khi Liên minh châu Âu (EU) công bố gói trừng phạt mới nhằm vào Nga liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 69,23 USD/thùng, giảm 0,35%, giá dầu WTI ở mốc 67,30 USD/thùng, giảm 0,30%
Giá vàng hôm nay (20/7): Vàng trong nước ổn định

Giá vàng hôm nay (20/7): Vàng trong nước ổn định

Giá vàng hôm nay (20/7): Vàng trong nước hiện đang ổn định. Giá vàng thế giới đang dao động trong vùng cao, cho thấy khả năng duy trì ổn định bất chấp căng thẳng chính trị và bất định kinh tế.
Tỷ giá USD hôm nay (20/7): Giá bán USD cao nhất ở mức 26.419 đồng/USD

Tỷ giá USD hôm nay (20/7): Giá bán USD cao nhất ở mức 26.419 đồng/USD

Tỷ giá USD hôm nay (20/7): Tỷ giá trung tâm tại Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên tại mốc 25.185 đồng/USD. Chỉ số USD Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt tăng tuần 0,51%, lên mức 98,46.
Giá xăng dầu hôm nay (19/7): Giá dầu thế giới quay đầu giảm

Giá xăng dầu hôm nay (19/7): Giá dầu thế giới quay đầu giảm

Hôm nay (19/7), giá dầu thế giới giảm nhẹ khi thị trường phản ứng trước loạt thông tin trái chiều về kinh tế và thuế quan tại Mỹ. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 69,46 USD/thùng, giảm 0,04%, giá dầu WTI ở mốc 67,58 USD/thùng, giảm 0,06%.
Xem thêm
Phiên bản di động