-->

Vi phạm trật tự xây dựng tại xã Vân Côn, Hoài Đức: Khi nào xử lý dứt điểm?

Thời gian qua, mặc dù tại xã Vân Côn, huyện Hoài Đức (Hà Nội) diễn ra tình trạng một số hộ dân xây nhà ở, nhà xưởng vi phạm trật tự xây dựng (TTXD) trên đất nông nghiệp, người dân làm đơn phản ánh đã nhiều, báo chí phản ánh cũng không ít, nhưng chính quyền địa phương lại vẫn chưa xử lý dứt điểm.
Giải quyết dứt điểm vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng Sai phạm về sửa chữa, cải tạo nhà dân ở phường Hàng Đào: Không xử lý nghiêm, hệ lụy càng lớn

Ngày 27/11/2022, báo Lao động Thủ đô có bài: “Xã Vân Côn, huyện Hoài Đức: Nhiều công trình, nhà ở xây trên đất nông nghiệp, vì sao chính quyền không xử lý?”; bài viết đã nêu rõ việc tồn tại nhiều công trình vi phạm xây dựng trên đất nông nghiệp tại khu vực Bãi Bầu (thôn Cù Sơn); khu đất thôn Sướng Mạ, thôn Cát Thuế, Quyết Tiến, Linh Thượng…

Vi phạm trật tự xây dựng tại xã Vân Côn, Hoài Đức: Khi nào xử lý dứt điểm?
Công trình nhà xưởng xây dựng tràn lan ở thôn Vân Côn, xã Vân Côn. Ảnh: Đ.Đ

Đặc biệt, khi trao đổi về những căn nhà ở, nhà xưởng vi phạm xây dựng trên đất nông nghiệp, một vị lãnh đạo Ủy ban nhân dân (UBND) xã Vân Côn khi đó còn khẳng định, tình trạng vi phạm TTXD trên địa bàn xã là có, song đó đều là những tồn tại cũ và do “lịch sử để lại”.

Thậm chí, một số công trình được cho là xây dựng trên đất mua bán trái thẩm quyền đã lâu. Về công trình xây mới vi phạm trên đất nông nghiệp, đại diện UBND xã Vân Côn cũng cho rằng, chỉ có 1 công trình xây mới. Còn lại, những thông tin mà phóng viên cung cấp, xã sẽ cho xác minh.

Trong khi “chờ” UBND xã Vân Côn xác minh, cũng như đưa ra hướng xử lý dứt điểm các công trình có dấu hiệu vi phạm xây dựng trên đất nông nghiệp mà báo Lao động Thủ đô đã phản ánh, thì đầu tháng 2/2023, chúng tôi tiếp tục nhận được đơn thư tố cáo của ông Đ.Đ.T, người dân tại xã Vân Côn, về những sai phạm trong công tác quản lý đất đai của chính quyền địa phương.

Trong đơn tố cáo, ông T nêu rõ các địa điểm, vị trí có các công trình, các nhà xưởng vi phạm xây dựng trên đất nông nghiệp, không đảm bảo quy định phòng cháy, chữa cháy tại thôn Vân Côn; nhiều công trình nhà ở xây dựng tràn làn trên đất nông nghiệp tại thôn Phương Quan; Linh Thượng, khu vực đất bờ Giếng...

“Ngay khu Sướng Mạ và khu đất cà của thôn Phương Quan, lối đi sang thôn Cù Sơn xây dựng rất nhiều trên đất nông nghiệp. Mặc dù ngày nào lãnh đạo xã Vân Côn cũng đi làm qua đây và đi qua các công trình vi phạm này thế nhưng không hiểu vì sao các công trình vẫn không bị xử lý. Phải chăng có sự tiếp tay của ai đó nên các hộ dân mới ngang nhiên xây dựng trên đất nông nghiệp?” đơn tố cáo của ông Đ.Đ.T nêu.

Từ đơn thư phản ánh, phóng viên đã đến tận nơi để ghi nhận thì nhận thấy nhiều công trình nhà ở, nhà xưởng vi phạm TTXD đã và đang diễn ra tại xã Vân Côn. Thậm chí, ngay khu vực phường Phương Quan, lối rẽ từ đường 72 đi Sơn Tây, chạy qua thôn Cù Sơn, một số công trình ngay mặt đường vẫn ngang nhiên được xây dựng; một số công trình “lén lút” thi công bằng cách “ngụy trang” quây tôn phía ngoài, nhưng bên trong hoạt động xây dựng diễn ra rầm rộ. Thậm chí, ngay cạnh một công trình vừa bị lực lượng chức năng xã Vân Côn tổ chức cưỡng chế chưa lâu, thì một công trình vi phạm khác đang vội vàng hoàn thiện.

Trước tình trạng nhiều công trình vi phạm Luật Đất đai, vi phạm TTXD trên đất nông nghiệp tại xã Vân Côn, cũng như một số địa phương khác trên địa bàn huyện Hoài Đức; đồng thời nhằm tăng cường công tác giám sát, xử lý sai phạm… ngày 27/12/2022, UBND huyện Hoài Đức đã có văn bản số 2997/UBND-TNMT về việc tăng cường kiểm tra, ngăn chặn và xử lý vi phạm đất đai trên địa bàn huyện (trong dịp nghỉ Tết Dương lịch năm 2023?).

Trong đó, chỉ đạo UBND các xã, thị trấn thường xuyên kiểm tra để kịp thời phát hiện và có các biện pháp ngăn chặn, xử lý; kiên quyết không để vi phạm mới phát sinh mà không được xử lý…

Cùng đó, ngày 29/12/2022, UBND huyện Hoài Đức tiếp tục ban hành Kế hoạch công tác xử lý vi phạm đất đai, quản lý đất công năm 2023 trên địa bàn huyện Hoài Đức. Văn bản yêu cầu, UBND các xã, thị trấn và các ngành phải xác định công tác xử lý vi phạm đất đai là nhiệm vụ trọng tâm… Kiểm tra, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh, buông lỏng trong việc thực hiện và xử lý nghiêm đối với các vi phạm đất đai… Yêu cầu của UBND huyện là vậy, song theo như nội dung tố cáo của người dân, cũng như trong quá trình xác minh thông tin của phóng viên, tình trạng vi phạm TTXD trên đất nông nghiệp, đặc biệt là đối với các công trình mới vẫn tiếp tục diễn ra trên địa bàn xã Vân Côn, cũng như một số địa bàn huyện Hoài Đức dường không được xử lý dứt điểm.

Để làm rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương, cũng như hướng xử lý đối với các công trình vi phạm cũ và mới trên đất nông nghiệp tại xã Vân Côn, chúng tôi đã liên hệ và đặt lịch làm việc với Chánh Văn phòng UBND huyện Hoài Đức để sắp xếp lịch làm việc với các bộ phận, phòng ban liên quan. Dù nội dung làm việc đã được đặt từ tháng 11/2022, cũng như nhiều lần phóng viên liên hệ trực tiếp với Chánh Văn phòng huyện để làm việc, nhưng chúng tôi chỉ nhận được câu trả lời: Sẽ phân các phòng, ban chuyên môn xử lý.

Điều đáng nói, dù các văn bản được “phát” ra từ UBND huyện chỉ đạo, đôn đốc công tác kiểm tra, quản lý Nhà nước về TTXD “rất nghiêm”, nhưng không hiểu vì sao vụ việc trên vẫn chưa được xử lý dứt điểm.

Để giải quyết triệt để vi phạm TTXD trên địa bàn xã Vân Côn cũng như xử lý nghiêm vấn đề buông lỏng quản lý của chính quyền cơ sở… UBND huyện Hoài Đức cần nhanh chóng vào cuộc kiểm tra, xác minh và chỉ đạo chính quyền xã xử lý dứt điểm vi phạm đất đai, xây dựng tại xã Vân Côn, tránh để “sự đã rồi” khi công trình vi phạm hoàn thành sẽ gây khó khăn cho công tác xử lý, thậm chí gây khiếu kiện, khiếu nại kéo dài.

Liên quan đến vấn đề xử lý vi phạm trật tự xây dựng, ngày 25/8/2022, UBND TP Hà Nội đã có Chỉ thị số 14/CT-UBND, về việc tăng cường công tác chỉ đạo khắc phục tồn tại, xử lý vi phạm các công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy đã đưa vào hoạt động và các công trình xây dựng không phép, trái phép (đất nông nghiệp, lâm nghiệp, hành lang bảo vệ đê điều, lưới điện, hành lang bảo vệ rừng, sai mục đích sử dụng đất) trên địa bàn thành phố Hà Nội. Thế nhưng, bất chấp chỉ đạo của UBND Thành phố, nhiều công trình vi phạm TTXD vẫn ngang nhiên diễn ra. Các trường hợp vi phạm tại xã Vân Côn, huyện Hoài Đức là ví dụ.

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phong trào thể thao quần chúng: Triển vọng từ những bộ môn mới

Phong trào thể thao quần chúng: Triển vọng từ những bộ môn mới

Nhiều năm qua, Hà Nội luôn duy trì ổn định vị trí dẫn đầu về phát triển phong trào thể dục, thể thao của cả nước, đặc biệt là phong trào thể thao quần chúng. Bên cạnh các bộ môn thể thao truyền thống, các môn mới như: Chạy đường dài, pickleball đang thu hút đông đảo người dân tham gia, góp phần tích cực thực hiện cuộc vận động Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại.
Hàng nghìn người đến Quảng trường Ba Đình từ sáng sớm để xem lễ thượng cờ ngày 30/4

Hàng nghìn người đến Quảng trường Ba Đình từ sáng sớm để xem lễ thượng cờ ngày 30/4

Sáng sớm ngày 30/4, hàng ngàn người dân đã có mặt tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội) để chứng kiến nghi lễ thượng cờ nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Khẳng định vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn

Khẳng định vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn

Những năm qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thạch Thất đã nỗ lực chuyển mình vượt qua mọi khó khăn để khẳng định vị thế tiên phong trong đổi mới, sáng tạo, từng bước thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Từ đây, góp phần quan trọng trong thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng phát triển.
Công nhân, viên chức, lao động Thủ đô: Tự hào, xúc động, biết ơn

Công nhân, viên chức, lao động Thủ đô: Tự hào, xúc động, biết ơn

Cùng với cả nước, những ngày này, đội ngũ cán bộ Công đoàn, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) cả nước nói chung, CNVCLĐ Thủ đô nói riêng bồi hồi hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/225) với tất cả niềm tự hào, xúc động, biết ơn đồng thời cũng nâng cao hơn ý thức trách nhiệm của mình đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, đặc biệt trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Hà Nội ngợp Cờ đỏ trong ngày đại lễ 30/4 lịch sử

Hà Nội ngợp Cờ đỏ trong ngày đại lễ 30/4 lịch sử

Có những buổi sáng Hà Nội thức dậy trong sự vồn vã, nhưng sáng nay - 30/4, ngày tròn 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước thì Thủ đô lại mang một vẻ đẹp kỳ lạ, vẻ đẹp dịu dàng nhưng cũng đầy rực rỡ và thiêng liêng. Trên khắp những con phố cổ kính, cờ đỏ sao vàng rợp trời, tung bay trong nắng sớm như trái tim của triệu con người đang hòa chung một nhịp đập: Tổ quốc!
LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm, tặng quà công nhân bị tai nạn lao động

LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm, tặng quà công nhân bị tai nạn lao động

Nhân dịp Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2025, ngày 29/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây đến thăm hỏi, động viên, tặng quà, trao trợ cấp khó khăn đột xuất cho công nhân và gia đình công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bị mất do bệnh hiểm nghèo.
"Cha tôi, người ở lại" tập 33: Nguyên sốc khi biết tin mẹ Liên sắp về nước, Đại đau đớn chia tay An

"Cha tôi, người ở lại" tập 33: Nguyên sốc khi biết tin mẹ Liên sắp về nước, Đại đau đớn chia tay An

Tập 33 của "Cha tôi, người ở lại" tiếp tục mang đến những diễn biến bất ngờ và cảm xúc sâu sắc, khi các mối quan hệ giữa các nhân vật ngày càng trở nên phức tạp và nhiều nút thắt mới được mở ra.

Tin khác

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

Không chỉ có dấu hiệu buông lỏng quản lý, cố tình “né tránh” cung cấp thông tin cho báo chí, để sai phạm tại khu vực hồ Đầm (xã Minh Quang, Ba Vì) tồn tại; chính quyền địa phương còn có dấu hiệu “phớt lờ” Quyết định 1614/QĐ-UBND của thành phố Hà Nội về việc không được san lấp hồ, ao, đầm trên địa bàn Thủ đô, trong đó, hồ Đầm là 1 trong 2 hồ trên địa bàn xã Minh Quang nằm trong danh mục cấm san lấp. Vậy “trên bảo”, “dưới” có thực sự nghe?
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

Hồ Đầm (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) do Ủy ban nhân dân (UBND) xã Minh Quang quản lý, và hiện cho một người dân địa phương thầu lại để nuôi thả cá. Tuy nhiên, mới đây hàng chục mét khối đất, đá được người dân đổ xuống để san lấp, ngăn dòng chảy… Vậy nhưng, chính quyền địa phương không xử lý vi phạm kịp thời, điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng có dấu hiệu tiếp tay cho sai phạm?
Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Ngay tại Thủ đô, một nhóm đối tượng đã nhiều lần đến phá nhà và đánh người ngay tại nhà người dân ở ngõ 180 đường Tây Mỗ, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Sự việc khiến một người phải bó bột cánh tay, một người khác phải nhập viện, thế nhưng nhóm đối tượng kia thì vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Cơ quan chức năng huyện Ba Vì (Hà Nội) đã phát hiện nhiều vi phạm tại Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên (xã Ba Trại, huyện Ba Vì) và sẽ ra quyết định xử phạt hành chính 60 triệu đồng, đồng thời cấm cơ sở hoạt động đến khi có giấy phép hành nghề.
Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ngày 27/2 vừa qua, Báo Lao động Thủ đô đã đăng tải bài viết “UBND huyện Ba Vì đang chỉ đạo xác minh người xưng là lương y Lưu Tuấn Nguyên chửi bới, rủa bệnh nhân... chết”. Để rộng đường dư luận, phóng viên đã trực tiếp về xã Ba Trại, huyện Ba Vì để tìm hiểu, xác minh những thông tin bạn đọc phản ánh. Tại đây, chúng tôi đã phát hiện ra nhiều chuyện “thú vị”, rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Mặc dù các công trình vi phạm trong lĩnh vực sử dụng đất, không có giấy phép hoạt động, không có đánh giá tác động môi trường; xong, khi đề cập đến trách nhiệm thì không chỉ chính quyền địa phương, mà ngay cả các đơn vị liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội… cũng có dấu hiệu “né tránh” trách nhiệm.
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Không chỉ để các cá nhân xây dựng bến cảng, bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng không phép ở thôn Hòa Bình; tại khu vực này, các cơ quan chức năng còn có dấu hiệu “làm ngơ” để Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn lấn chiếm hành lang thoát lũ, xây dựng 2 trạm trộn bê tông “chui” gây ô nhiễm môi trường, khiến nhiều người dân bức xúc.
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Không chỉ cảng Hòa Bình “vô tư” hoạt động không phép, ngay sát khu vực cảng (thôn Hòa Bình, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn), hàng loạt bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng cũng ngang nhiên tồn tại “ăn theo” cảng Hòa Bình gây bức xúc dư luận. Đáng nói, các vi phạm này hình thành ngay sát trụ sở UBND xã Trung Giã, tuy nhiên dường như vi phạm không bị xử lý, vì sao?
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Dù không có giấy phép nhưng hàng loạt bãi tập kết vật liệu xây dựng, bến cảng, trạm trộn bê tông vẫn ngang nhiên hoạt động dọc bờ sông Cầu, thuộc xã Trung Giã, Sóc Sơn (Hà Nội), ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang thoát lũ và môi trường. Đáng nói, những bến, bãi không phép này đã từng bị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Sóc Sơn ra quyết định xử lý vi phạm, nhưng dường như các quyết định không đủ sức răn đe, vi phạm diễn biến ngày càng phức tạp hơn…
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Từ đầu năm đến nay, Công ty Cổ phần Chứng khoán Smart Invest (Chứng khoán Smart Invest) liên tiếp bị Cục Thuế thành phố Hà Nội và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt. Tổng số tiền mà công ty này phải nộp phạt hơn 1,8 tỷ đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động