Vất vả mưu sinh chờ Tết
Tất tả kiếm tiền
Anh Lê Văn Hậu (Thái Ninh, Thái Thụy, Thái Bình) làm phụ hồ trong khu đô thị Việt Hưng cho biết: "Trước đây giờ nghỉ giải lao anh em hay ra quán trà đá vỉa hè làm cốc nước, điếu thuốc buôn chuyện. Nhưng giờ khoản đó cũng hạn chế hẳn, vì ra đến quán là tiêu tiền. Thế nên buổi tối ăn uống, tắm giặt xong là chúng tôi đi ngủ sớm, lấy sức hôm sau đi làm". |
Trời tờ mờ sáng, sương mù còn dầy đặc và trong cái lạnh mùa đông tê giá, vợ chồng chị Dịu (Phú Xuyên, Hà Nội) đã có mặt ở góc phố Trần Quốc Toản để chuẩn bị cho một ngày làm việc mới. Co ro trong làn áo mỏng, chị Dịu tất tả bật bếp ga, đặt nồi luộc trứng vịt lộn. Còn chồng chị thì sắp bếp rán bánh chưng. Hơn chục năm rồi, ngày nắng cũng như ngày mưa, một ngày mưu sinh của vợ chồng chị đều bắt đầu như vậy. Chị Dịu cho biết, gia đình ở nông thôn, kinh tế chỉ trông vào mấy sào ruộng nên cuộc sống cứ ngập trong lần hồi, nghèo đói. Khi bố mẹ ngày càng già yếu cần tiền thuốc thang, phụng dưỡng; con cái lớn cần tiền học hành, anh chị quyết định lặn lội ra Thủ đô kiếm sống. “Vợ chồng tôi bán đồ ăn sáng như bánh giò nóng, trứng vịt lộn,... lời lãi chẳng bao nhiêu, nhưng nhờ trời thương cho cái duyên bán hàng và chắc cũng vì luôn tận tình, chu đáo, nên lúc nào cũng đông khách”, chị Dịu chia sẻ. Cũng theo chị Dịu, công việc phải thức khuya dậy sớm, đi lại xa xôi rồi suốt ngày phải bám vỉa hè, lòng đường nên cũng ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. “Có ai muốn vất vả, bươn chải thế này đâu, nhất là vào những ngày trời đông rét mướt, nhiều hôm không muốn chui ra khỏi chăn ấm. Thế nhưng, nghĩ đến mẹ già, con dại, vợ chồng tôi lại phải cố gắng. Năm hết, tết đến rồi, nhiều thứ phải chi tiêu lắm, không cố làm việc, thì lấy đâu ra tiền”, chị Dịu bộc bạch.
Chị Nguyễn Thị Hằng (quê Giao Thủy, Nam Định) là lao động tự do ở trọ tại Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng. Năm nào cũng vậy, gần đến ngày tết, Chị Hằng lại gác việc đồng áng, ra thành phố kiếm tiền. Hàng ngày, chị dầm mình trong tiết trời buốt giá ở khu vực cầu Mai Động, hoặc cổng chợ Mai Động, chờ người thuê mướn làm bất cứ việc gì từ dọn dẹp, lau nhà, đến gánh thuê hàng hóa, chở vật liệu xây dựng... Theo chị, vào thời điểm này các năm về trước, ngày nào chị cũng làm không hết việc, nhưng từ năm ngoái đến nay, công việc ế ẩm. “Hôm ở quê ra Hà Nội kiếm việc, con gái dặn đi dặn lại khi mẹ về nhớ mua cho con áo mới để diện tết, vì chiếc áo khoác duy nhất của con đã sờn rách. Nghĩ lại mà thương con đến ứa nước mắt. Dù công việc vất vả đến mấy, tôi cũng phải cố để có thêm chút tiền tiêu tết, mua cho con chiếc áo mới”, chị Hằng rưng rưng.
Cố gắng tằn tiện
Chẳng riêng vợ chồng chị Dịu hay chị Hằng, thời điểm này, hầu hết lao động tự do khác cũng nai lưng, làm việc cật lưng hơn, chạy đua với thời gian để mong có thêm chút tiền tiêu Tết. Và không chỉ chăm chỉ, chịu khó, họ còn cố gắng chắt chiu để mong có một cái tết tươm tất. Như trường hợp vợ chồng chị Dịu, để tiết kiệm tiền trọ, anh chị chấp nhận hàng ngày dậy sớm từ 4 giờ sáng, đi xe máy gần 40 km để đến nơi bán hàng, bất chấp thời tiết gió mưa hay rét mướt. Còn chị Hằng, thay vì ở phòng trọ 10m2, sạch sẽ chỉ có hai người chị đã dọn sang ở chung với 5 người khác để giảm chi phí. Chị Hằng cùng những người ở trọ rủ nhau góp gạo thổi cơm chung. Gạo thì mang ở nhà, thức ăn chỉ cần rau, đậu, lạc là xong bữa. Có hôm năm người mà chưa đến 20.000 đồng tiền thức ăn, chủ yếu là no cơm". Còn chị Dịu tâm sự: “Mình phục vụ khách hàng những món ngon, nhưng bản thân thì không dám ăn vì sợ hụt lãi, thế nên hai vợ chồng thường chỉ lót dạ buổi sáng với chiếc bánh mì và cốc nước lọc”.
Tết đang đến gần, việc mưu sinh của những lao động tự do thêm hối hả. Đằng sau những giọt mồ hôi, những toan tính, lo âu của những người lao động luôn ẩn chứa biết bao những trăn trở và cả những niềm hy vọng… Bởi vậy mà mặc cho tiết trời đông ngày càng buốt giá, họ vẫn nhẫn nại đứng bên đường chờ việc bất kể sớm hay muộn, ngày hay đêm.
Ngọc Tú
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Doanh nghiệp tặng quà Tết là hàng chục xe máy cho người lao động
Đời sống 19/01/2025 08:23
Đảm bảo chi trả đầy đủ tiền lương, thưởng Tết cho người lao động
Đời sống 16/01/2025 06:06
Quà Tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?
Đời sống 10/01/2025 11:09
Tăng thu nhập nhờ xu hướng chụp ảnh ngày cận Tết
Đời sống 08/01/2025 17:40
Mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất trên 1,9 tỷ đồng
Đời sống 08/01/2025 17:33
Tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương
Đời sống 06/01/2025 06:37
Cả nước có trên 3,8 triệu người được hưởng trợ cấp xã hội
Đời sống 04/01/2025 11:43
Hà Nội: Mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều
Đời sống 02/01/2025 12:16
Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết trong năm 2025?
Đời sống 01/01/2025 22:36
Cải thiện điều kiện sống cho người lao động nhập cư tại Hà Nội
Đời sống 31/12/2024 13:49