-->

Ấm áp tình người giữa ngày đông giá rét

Trong những ngày cận kề tết Nguyên đán, miền Bắc liên tục đón những đợt rét đậm, nền nhiệt giảm sâu, khiến cho cuộc sống của người dân đảo lộn, nhất là người nghèo, người vô gia cư. Trong tiết trời buốt giá ấy, sự sẻ chia của các đội, nhóm thiện nguyện, những nhà hảo tâm đã phần nào giúp họ có một mùa đông ấm áp hơn.
Người lao động mưu sinh trong những ngày lạnh tê tái Người quê trong lòng phố

Vất vả mưu sinh

Hà Nội những ngày rét đậm tràn về, trời lạnh cắt da cắt thịt, nhiệt độ có thời điểm xuống mức dưới 10 độ C. Sau giờ tan sở, ai nấy đều vội vã thu xếp công việc để trở về ngôi nhà ấm áp. Tuy nhiên, ở giữa lòng Thành phố còn có những người lao động, người vô gia cư... đang phải đội gió, đội rét, bất chấp thời tiết khắc nghiệt để mưu sinh, với mong muốn có một cái tết ấm no, đầy đủ hơn.

Ấm áp tình người giữa ngày đông giá rét
Nhóm thiện nguyện “Ấm” thăm hỏi, chuyện trò với người vô gia cư. (Ảnh: Lê Thắm)

22 giờ ngày 12/1, dọc đường Láng, nhiệt độ thấp kèm theo những cơn gió thổi mạnh càng tạo cảm giác buốt giá, chị Ngọc Anh (40 tuổi, quê Thanh Hóa) với vóc người nhỏ bé, một mình đạp xe dọc tuyến đường Láng – Cầu Giấy để nhặt ve chai, thùng bìa carton ven đường. Mỗi ngày công việc của chị Ngọc Anh bắt đầu từ 8h sáng cho tới gần 1 giờ sáng. Chị cho biết ngày nào may mắn nhặt được nhiều vỏ chai nhựa, hoặc được mọi người cho thùng carton thừa thì sẽ kiếm được khoảng 100.000-150.000 đồng, hôm nào nhặt được ít, thu nhập chỉ khoảng 50.000 đồng. “Những ngày gần đây thời tiết Hà Nội trở nên khắc nghiệt hơn, nhiều khi lạnh quá tôi phải đi 2, 3 đôi tất, lót cả gừng vào lòng bàn chân mà vẫn không ấm hơn. Vất vả là thế nhưng tôi không dám bỏ ngày nào vì nhà còn 2 đứa nhỏ đang tuổi ăn tuổi lớn”, chị Ngọc Anh chia sẻ. Được biết, chồng chị Ngọc Anh đã qua đời vì bạo bệnh cách đây 4 năm, ở quê ruộng vườn, nhà cửa không có nên chị đưa 2 con lên Hà Nội thuê trọ, nhặt ve chai kiếm sống qua ngày.

Cũng trên trục đường Láng, dù đã gần 24 giờ đêm chị Hương – một công nhân vệ sinh môi trường vẫn cần mẫn quét, nhóm từng đống rác ven đường để cho lên xe chuyên dụng. Chị Hương cho hay, công việc của chị chỉ kết thúc khi đường phố đã sạch sẽ bóng rác. Thời điểm chị được trở về nhà có thể là lúc 1h cũng có thể là 2h sáng. “Nhà tôi ở Phú Lãm (Hà Đông), nhiều hôm một mình đi làm về lúc 2h sáng mà lạnh buốt hết cả chân tay, mặc 3, 4 lớp áo vẫn run cầm cập. Thế nhưng công việc mà, đã chọn rồi thì dẫu khó khăn vất vả vẫn phải cố gắng hoàn thành” – chị Hương chia sẻ.

Không may mắn được như chị Hương, tại khu vực công viên Thống Nhất, chợ Long Biên, gầm cầu Chương Dương, phố Hàng dầu, cầu cạn Nguyễn Hữu Huân… hàng ngày có hàng chục người vô gia cư lang thang khắp nơi bán hàng rong, đánh giày, thu lượm ve chai kiếm sống. Về đêm, khi thành phố chìm sâu vào giấc ngủ thì cũng là lúc họ tìm tạm một vỉa hè nào đó để dừng chân.

Nhân lên những hành động đẹp

Đồng cảm với nỗi vất vả cực nhọc của những người lao động nghèo, người vô gia cư trong tiết trời lạnh giá, ngay từ những đợt rét đầu tiên của Hà Nội, nhiều nhóm thiện nguyện, nhà hảo tâm đã cùng nhau hành động, trao tặng tới họ những món quà ý nghĩa.

Ra đời và hoạt động sôi nổi gần chục năm, nhóm thiện nguyện “Ấm – Vì người vô gia cư” được biết đến như là đội nhóm chuyên giúp đỡ, hỗ trợ người nghèo, các mảnh đời bất hạnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.Anh Vũ Trung Anh người dìu dắt “Ấm” trong nhiều năm qua cho hay, “Ấm” được thành lập bắt nguồn từ sự đồng cảm với những mảnh đời bất hạnh phải chịu đói rét trong mùa đông. Ban đầu nhóm chỉ bao gồm vài ba thành viên tự nguyện quyên góp quần áo, đồ ăn rồi cùng nhau đến các vỉa hè, gầm cầu tặng cho những người khốn khó. Nhưng càng đi, càng gặp nhiều người bất hạnh, Thảo (người dẫn dắt “Ấm” trước Trung Anh) đã lên facebook kêu gọi những mạnh thường quân, người có lòng hảo tâm ủng hộ quần áo, thực phẩm để cùng nhau làm thiện nguyện. Cứ thế, nhóm ngày một đông các bạn trẻ tìm đến, số lượng người được nhóm giúp đỡ cũng nhiều lên. Đến thời điểm hiện tại, nhóm đã có thêm nhiều thành viên thường xuyên hoạt động, các hình thức hỗ trợ, trao quà cũng trở nên đa dạng và thiết thực hơn.

Trung Anh cũng bộc bạch, việc trở thành thành viên của “Ấm” đã giúp anh thấu hiểu được rất nhiều điều và thấy cuộc sống của mình trở nên ý nghĩa hơn. Trước đây, hằng ngày anh chỉ biết sáng đi làm, tối về nhà, chưa từng có ý niệm về những người vô gia cư ở Hà Nội. Bản thân anh không nghĩ rằng tại Thành phố phồn hoa này vẫn còn những mảnh đời bất hạnh như thế. Và khi đến với “Ấm”, đi tới nhiều nơi, gặp nhiều người, anh mới có được cái nhìn đa dạng hơn về cuộc sống, bồi đắp cho mình niềm cảm thông với những người yếu thế.

Ấm áp tình người giữa ngày đông giá rét
Những người lao động vất vả mưu sinh trong đêm đông. (Ảnh: Lê Thắm)

Bên cạnh việc cảm thông, sẻ chia với người yếu thế, Trung Anh cũng học được thêm nhiều bài học về cuộc sống, về cách “cho đi” sao cho đúng, cho phù hợp với đối tượng mà mình hướng tới. Trung Anh chia sẻ, để những món quà mang lại hiệu quả thiết thực, các thành viên trong nhóm đều tìm hiểu trước nhu cầu của người được tặng. Nếu người đó thiếu chăn thì sẽ tặng chăn, nếu thiếu quần áo thì sẽ tặng quần áo. Nhóm sẽ cố gắng giữ liên hệ để tặng những thứ họ thực sự cần. Anh Vũ Trung Anh và các thành viên của nhóm tâm niệm “của cho không bằng cách cho” nên ban đầu, thành viên trong nhóm thường làm quen, chia sẻ để hiểu hơn về hoàn cảnh của những người lang thang, cơ nhỡ. Khi đã thân thiết, người nhận sẽ vui vẻ đón nhận những món quà mà không có cảm giác mình bị thương hại.

Giống như “Ấm”, sẻ chia với người lao động nghèo, đặc biệt là những người vô gia cư phải vật lộn mưu sinh trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, cứ đều đặn mỗi buổi chiều, trên con phố Trần Bình Trọng gần Công viên Thống Nhất, bà Cao Thị Ánh Tuyết (50 tuổi, trú tại phường Trung Phụng, Đống Đa) lại miệt mài phát những suất cơm nghĩa tình. Bà Tuyết cho biết, vào hồi tháng 4, lúc dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, khi đi dọc các tuyến đường, bà thấy nhiều hoàn cảnh khó khăn và rất đáng thương. Kể từ khi đó, 5 buổi một tuần, cứ vào 18h tối, những suất cơm nóng lại được bà trao đến tận tay người vô gia cư và lao động nghèo.

Thời gian đầu, bà Tuyết chỉ dừng lại ở 20 rồi 30 suất cơm. Sau đó, do có nhiều người biết đến, con số này đã tăng lên đến hơn 100 suất cơm mỗi tối. Tiền cơm hoàn toàn do bà Tuyết chi trả, thi thoảng mới nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ từ bạn bè. “Mỗi chuyến xe chở cơm, nhìn thấy mọi người vui mừng cầm trên tay suất cơm nóng hổi là tôi hạnh phúc lắm. Bởi ở đây có rất nhiều những hoàn cảnh khó khăn, éo le, có những cụ già 70, 80 tuổi vẫn phải lang thang ngoài đường mỗi ngày. Tối đến họ lại tìm một góc nhỏ nào đó trên phố phường để dừng chân”, bà Tuyết chia sẻ.

Cùng với bà Tuyết, “Ấm” những ngày qua, nhiều nhóm thiện nguyện, các nhà hảo tâm khác cũng đang miệt mài mang tấm lòng nhân ái của mình tới người lao động nghèo. Mùa đông lạnh, nhưng cái lạnh đối với những người nghèo còn đáng sợ hơn rất nhiều. Và khi mùa giá rét đi qua, điều các nhóm thiện nguyện, nhà hảo tâm để lại cho những hoàn cảnh khó khăn ấy không chỉ đơn giản là tấm áo ấm, chiếc chăn bông hay những đôi giày mới... mà trên hết đó là tình người./.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Xem thêm
Phiên bản di động