Vật vã chống chọi với nắng nóng ngày hè
Hà Nội mưa giông, kết thúc chuỗi ngày nắng nóng kỷ lục | |
Cách dự phòng và sơ cứu khi bị sốc nhiệt do nắng nóng | |
Niềm tự hào Công nhân lao động Thủ đô |
Từ mất ngủ đến nỗi ám ảnh tan ca
Sau 8 tiếng làm việc mệt nhoài, lẽ thường, công nhân nào cũng muốn trở về nhà trọ để nghỉ ngơi hoặc ngủ vùi cho lại sức. Thế nhưng, những ngày hè này, đối với Nguyễn Thị Hồng- công nhân KCN Vĩnh Tuy, ở trọ tại phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai và không ít đồng nghiệp của cô, hai từ “tan ca” thật sự là nỗi ám ảnh đáng sợ. Hồng cho biết, cô làm ca sáng bắt đầu từ 6h30 và tan ca lúc14h30.
Công nhân ra ngoài ngồi hóng mát, tránh cái nóng ngột ngạt trong phòng trọ. |
Đây là thời điểm cái nắng nóng đang ở mức đỉnh điểm trong ngày, hầm hập, oi nồng. Mặc dù phải đạp xe trên quãng đường từ công ty về nhà trọ trong hơi nóng bốc lên hầm hập của mặt đường nhựa, nhưng điều đáng sợ hơn của các công nhân là phải chui vào những căn nhà trọ nóng nực. “Nóng quá. Ngoài trời cứ hừng hực bốc hơi nóng bỏng rát người, nhưng về phòng thì chả khác gì chui vào cái lò thiêu”- vừa dựng xe ở góc sân, lau vội những dòng mồ hôi tuôn nhễ nhại trên mặt, Nguyễn Thị Hồng vừa than thở.
Cái nắng nóng như đổ lửa tưởng chừng đã thiêu chín da thịt khiến nét mặt cô công nhân trẻ lộ rõ vẻ mệt mỏi. Căn phòng chật hẹp, lợp bằng mái tôn, nằm tít sâu trong con ngõ nhỏ trên địa bàn phường Vĩnh Hưng là nơi Hồng ở trọ chung với hai đồng nghiệp nữa. Không gian dường như càng bó hẹp dưới cái nắng như chan lửa.
Hồng cho biết, dù đã thấm mệt sau một ngày làm việc vất vả, nhưng khi trở về với phòng trọ, cô thấy như mệt mỏi lại tăng thêm vì chật chội và bức bối. "Đi làm về bụng đói meo mà chẳng muốn ăn cơm, phần vì nóng mệt, không nuốt nổi, phần vì không dám nấu nướng bởi cứ có chút lửa là không khí thêm nóng bức. Dạo này em và các bạn toàn chỉ ăn mì tôm, uống nước lọc cho qua bữa”- Hồng kể.
Hồng hay nhiều CNLĐ độc thân khác dẫu sao cũng còn dễ xoay sở. Những CNLĐ đã có gia đình, con nhỏ mới trải qua nỗi cực nhọc tận cùng trong cái nắng nóng ngày hè. Nguyễn Thu Hà- công nhân KCN Dương Xá, đang ở trọ tại xã Dương Xá, huyện Gia Lâm cho biết, ngày nào cô cũng nghe dự báo thời tiết với nỗi lo sợ nơm nớp khi thấy nhiệt độ ở Hà Nội liên tiếp ở mức 39-40 độ C.
Vợ chồng Hà và cô con gái 3 tuổi sống trong căn phòng trọ vỏn vẹn 12m2 kê vừa đủ một chiếc giường và một bếp ga. Mái nhà lợp fibro ximăng thấp lẹt tẹt ngay trên đầu, với tay là tới. Thế nên mùa hè đến, phòng chẳng khác nào cái lò nung, nhất là khi có thêm ngọn lửa từ bếp ga. Lương công nhân của hai vợ chồng hạn hẹp, cuộc sống đủ thứ phải chi tiêu nên việc lắp một chiếc điều hòa là điều quá xa xỉ với vợ chồng Hà.
Hơn thế nữa, tiền điện phải dùng theo giá điện kinh doanh của chủ nhà trọ, tiết kiệm lắm mà một tháng cũng đã hết vài trăm ngàn; giờ điện tăng giá, nếu có nhịn ăn nhịn mặc sắm được điều hòa rồi cũng không biết lấy tiền đâu ra để trả tiền điện. “Mình làm công nhân khổ cực quen rồi nên nóng mấy vẫn cố chịu được, chỉ thương đứa nhỏ. Trong khi những đứa trẻ khác được nằm điều hòa mát rượi thì con mình cả đêm vật vã ngủ không ngon. Nóng quá ăn không được, ngủ không xong thành ra ốm đau dặt dẹo suốt mùa hè. Thế rồi lại tiền thuốc thang, tiền lương vợ chồng bị trừ vì xin nghỉ chăm con ốm. Khổ đủ đường”, Hà thở dài.
Tìm đủ cách chống nóng
Nhà trọ chật hẹp, phòng thấp, mái lợp pro xi măng... là tình trạng phổ biến ở tất cả các xóm trọ công nhân trong các KCN-CX ở Hà Nội. Chính bởi vậy, CNLĐ chính là đối tượng hứng chịu nắng nóng tập trung nhất trong những ngày hè này. Để chống trọi với cái nóng khắc nghiệt, công nhân đã phải vắt óc nghĩ ra đủ phương cách phù hợp.
Phổ biến nhất là việc thường xuyên dội nước, lau sạch nền nhà và khu vực xung quanh, đặt chậu nước trước quạt để thổi hơi mát vào người. Như trường hợp của Hà, ngày nào đi làm về, vợ chồng cô cũng phải dội nước lên mái tôn, đổ cả ra sàn nhà, lau lại thật sạch rồi cả nhà nằm ngủ dưới sàn cho đỡ nóng. "Sợ tốn tiền điện thì đành chấp nhận tốn nước vậy, tiền nước dẫu sao cũng rẻ hơn tiền điện"- Hà nói.
Trong khi đó, Hồng- công nhân KCN Vĩnh Tuy, ở trọ trong phường Vĩnh Hưng (như đã kể trên) lại có biện pháp chống nóng rất “phụ nữ” ấy là chăm chỉ dọn dẹp, sắp xếp đồ đạc gọn gàng để tạo thêm không gian thoáng đãng mát mẻ. “Người xưa vẫn bảo “nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”, khi nhà cửa gọn gàng tinh tươm thì trông sẽ mát mẻ hơn, chứ thời tiết thế này mà nhà cửa lại ngổn ngang bừa bộn thì bức bí lắm. Chính bởi vậy, em thường tranh thủ bất cứ lúc nào có thể lau dọn nhà cửa, sắp xếp đồ đạc cho ngăn nắp, gọn gàng, nhờ thế cũng tạo cảm giác bớt nóng đi đôi chút”- Hồng bộc bạch.
Nhiều công nhân khác thì lựa chọn phương pháp tránh nóng bằng cách rủ nhau ra những con đường lớn hay quán nước để "hứng gió": "Phải tầm 21h - 22h, khi phòng bớt oi bức hơn, em mới dám về phòng nghỉ ngơi. Dù rất mệt vì thiếu thời gian ngủ nhưng còn hơn là bị "nung" trong phòng trọ", công nhân tên Dương-một công nhân ở trọ tại Sài Đồng cho biết. Còn Hà, một công nhân KCN Vĩnh Tuy, ở trọ tại phường Vĩnh Hưng lại có một “độc chiêu” tránh nóng mà không phải ai cũng có được: “Ngay từ đầu hè em đã tìm kiếm và xin được một chân lễ tân ở quán cà phê. Thế là hàng ngày, hết giờ làm ở công ty, em lại tới đây làm việc đến tối muộn. Tuy làm việc ngoài giờ có mệt, nhưng ở quán cà phê rất mát, còn hơn là về nhà trọ nóng bức, mà lại có thêm thu nhập trang trải cuộc sống”- Hà hồ hởi khoe.
Ngọc Tú
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Năm 2025, quận Bắc Từ Liêm phấn đấu trồng mới 1.620 cây xanh
Chính phủ yêu cầu Hà Nội triển khai ngay dự án bổ cập nước sông Tô Lịch
Quận Tây Hồ phát động Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025
Thủ tướng đề nghị các ngân hàng nghiên cứu chính sách ưu đãi cho người mua nhà ở xã hội
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ngành GD&ĐT Hà Nội phát động trồng cây xanh trong các trường học
Du lịch Việt Nam đón 12,5 triệu lượt khách nội địa dịp Tết Ất Tỵ 2025
Tin khác
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng
Đời sống 02/02/2025 22:04
Ca trực đặc biệt ngày 30 Tết của công nhân môi trường
Đời sống 28/01/2025 18:05
Hơn 7.500 tỷ đồng tặng quà Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Đời sống 28/01/2025 16:57
Đưa sắc Xuân đi muôn nơi
Đời sống 28/01/2025 09:40
Mức lương cao nhất năm 2024 là 863 triệu đồng
Đời sống 26/01/2025 06:26
Doanh nghiệp tặng quà Tết là hàng chục xe máy cho người lao động
Đời sống 19/01/2025 08:23
Đảm bảo chi trả đầy đủ tiền lương, thưởng Tết cho người lao động
Đời sống 16/01/2025 06:06
Quà Tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?
Đời sống 10/01/2025 11:09
Tăng thu nhập nhờ xu hướng chụp ảnh ngày cận Tết
Đời sống 08/01/2025 17:40
Mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất trên 1,9 tỷ đồng
Đời sống 08/01/2025 17:33