-->
Giải thưởng Văn học Hà Nội 2017:

Văn xuôi được mùa

Giải thưởng văn học hàng năm luôn là sự chờ đợi của công chúng yêu văn học Thủ đô và năm 2017 cũng vậy. Nếu như năm nay văn xuôi được mùa thì Hội đồng thẩm định lại bỏ trống giải thưởng về thơ.
van xuoi duoc mua "Hồi ức lính" đoạt giải của Hội Nhà văn Hà Nội

Tác phẩm văn xuôi chiếm hơn nửa

Trong hai năm, số lượng tác phẩm đã in sách (tính từ 3/2015 đến quý 3/2017) gửi tham dự giải gồm 111, trong đó đã có 60 cuốn văn xuôi. Nhà văn Trần Quang Quý – Trưởng ban Sáng tác, Phó Chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội đánh giá: “Nhìn vào số lượng, năm nay văn xuôi được mùa hơn, đấy là tín hiệu đáng mừng. Thông thường, tác phẩm văn xuôi thường ít hơn thơ, có lẽ do nhà văn phải dồn nhiều sức lực, kể cả khối lượng và thời gian cho một tác phẩm”. Thông qua các tác phẩm dự giải có thể thấy, xu hướng sáng tác văn xuôi trong những năm gần đây nở rộ, đặc biệt là thể loại hồi ký, hồi ức chiến tranh.

van xuoi duoc mua
Chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội Nguyễn Thị Thu Huệ trao Giải thưởng tác phẩm đầu tay cho “Hồi ức lính” của Vũ Công Chiến. Ảnh: P.B

Trong mảng sách này có những cuốn ấn tượng như “Chuyện lính Tây Nam” (Trung Sĩ), “Lính Hà” (Nguyễn Ngọc Tiến) và “Hồi ức lính” (Vũ Công Chiến). Bên cạnh đó, tiểu thuyết được mùa hơn cả, thể loại này được nhiều nhà văn tiếp cận và có những tìm tòi đáng ghi nhận. Tiêu biểu là những cuốn: “6 ngày” (Tô Hải Vân), “Con chim Joong bay từ A đến Z” (Đỗ Tiến Thụy), “Hoa Thùy Miên” (Phạm Hoàng Hải), “Mỹ nhân đồng cỏ” (Lê Hoài Nam), “Người mê” (Uông Triều), “Thư về quá khứ” (Nguyễn Trọng Tân)…

Năm nay, tác phẩm văn xuôi tiêu biểu được trao cho tiểu thuyết “6 ngày” của Tô Hải Vân, viết về nỗi cô đơn của con người trong cuộc sống hiện tại qua cuộc đời nhân vật chính Phạm Bản. Một đời sống công chức thực mà ảo, những câu chuyện nghe qua ra-đi-ô mỗi đêm tưởng ảo lại thực đến ám ảnh. Những ảo thực đó chính là những tính cách rất đặc trưng của người Hà Nội mà Tô Hải Vân đã tài tình nhìn thấy và cảm nhận.

Nhân vật Bản, ban ngày lơ ngơ lạc lõng giữa đời sống công chức vô vị - một đặc sản thời bao cấp ở Hà Nội. Mỗi chiều về, bước chân vào ngôi nhà ma ám ở bãi sông Hồng là lúc anh mở một cánh cửa vào một thế giới khác, đó là những câu chuyện từ chiếc ra-đi-ô mỗi đêm. “6 ngày của Tô Hải Vân là thế giới đẹp đẽ với những số phận mang bản sắc riêng của người Hà Nội xưa và nay bằng bút pháp vừa hài hước vừa tự tiết chế để luôn dừng đúng lúc – điều mà văn xuôi Việt Nam chưa có nhiều” – nhà Trần Quang Qúy nhận xét.

Đặc biệt, mùa giải năm nay, Hội Nhà văn Hà Nội đã quyết định trao Giải thưởng Tác phẩm đầu tay cho “Hồi ức lính” của Vũ Công Chiến. Tác giả từng là sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội, chưa kịp nhập trường thì được lệnh tổng động viên ra mặt trận vào năm 1971. Hồi ức trong những năm tháng ở chiến trường ấy khi được đưa lên mạng xã hội Facebook và đã nhận được phản hồi tích cực không chỉ từ bạn đồng ngũ thân thiết, các cựu chiến binh mà còn của rất nhiều người trẻ.

Có lẽ khoảng thời gian lùi sau chiến tranh đã xa đủ để tác giả viết đầy đủ hơn, bình tĩnh hơn, nhìn một cách thấu đáo về cuộc sống và chiến đấu mà họ đã trải qua. Dù cuốn sách rất dày - hơn 700 trang, khổ lớn, cỡ chữ nhỏ nhưng đọc rất lôi cuốn, hấp dẫn vì những trang viết giản dị, trung thực, không kém phần hóm hỉnh và đầy chất lính.

Bên cạnh đó, Giải thưởng phê bình văn học được trao cho “Trang sách mạch đời” của Phạm Khải. Tác phẩm gồm gần 20 bài phê bình - đối thoại về các nhà văn, nhà thơ. Cuốn sách không chỉ đơn thuần là phê bình mà còn có cả đối thoại. Giải thưởng dịch thuật năm nay được trao cho tiểu thuyết “Búp bê” do dịch giả Nguyễn Chí Thuật chuyển ngữ. Tiểu thuyết này là tác phẩm của cây bút được đánh giá thuộc hàng bậc nhất nền văn học Ba Lan - Boleslaw Prus. Tiểu thuyết gồm 2 tập, với chủ đề đa dạng và được thể hiện bằng những thủ pháp nghệ thuật hiện đại.

Thiếu vắng giải thưởng về thơ

Năm nay, tuy xét thêm giải thưởng cả của năm 2016, nhưng vẫn vắng bóng các tác phẩm thơ. Mặc dù không khí trao đổi, tranh biện với từng tập thơ của Hội đồng chung khảo còn sôi động hơn cả văn xuôi, khẳng định được những mặt tích cực của từng nội dung, thi pháp của các tác giả thơ năm nay.

Nhưng Hội đồng chung khảo cho rằng thơ vẫn chưa thực sự đáng trao giải. “Tuy có những tập thơ có dư luận, có những ưu điểm ở mặt này, mặt kia nhưng chất lượng chưa đồng đều, chưa có tập thơ nào vượt trội so với mặt bằng và chính tác giả đó ở những tập thơ trước để có thể trao giải nên 100% Ủy viên Hội đồng Chung khảo đồng ý ra nghị quyết không trao giải thơ năm 2017” – nhà văn Trần Quang Quý cho biết.

Theo nhà thơ Nguyễn Việt Chiến – Chủ tịch Hội đồng Thơ, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, trong 35 tác phẩm thơ dự giải đã chọn ra 5 tác phẩm để đưa lên duyệt, trong đó có các tác phẩm đáng chú ý “Tự do” của nhà thơ Hoàng Xuân Tuyền, “Mùa trong gốm” của nhà thơ Lê Anh Phong… “Tôi đánh giá tập thơ “Tự do” là một tập thơ khá nhất năm nay. Hầu hết chúng tôi còn nói với nhau rằng có lẽ nào đây là một Phạm Tiến Duật mới? Tuy nhiên, khi những tập thơ đó được cho vào hội đồng chung khảo thì lại không đạt yêu cầu.

Chúng ta phải nói với nhau rằng, thực ra những tập thơ này đã có những dấu hiệu của giọng điệu mới, đôi khi phần xương cốt ý tưởng rất chắc nhưng bên cạnh đó, mặt da thịt thì có vẻ hơi mỏng. Tất cả các tập thơ này nếu xét về mặt tổng thể thì tập này mạnh về mặt này nhưng lại yếu về mặt kia, không có tập thơ nào hoàn mỹ cả về nội dung và hình thức nên chúng tôi đã đi đến quyết định bỏ trống giải thưởng năm nay.

Tôi hy vọng điều này sẽ đánh thức tiềm năng sáng tác của hội viên trong thời gian tới, để cho ra đời những tác phẩm thực sự có chất lượng, đảm bảo cả về mặt nội dung và hình thức, xứng đáng là những tác phẩm tiêu biểu để hướng tới đông đảo đội ngũ độc giả” – nhà thơ Nguyễn Việt Chiến cho hay.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm

Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm

(LĐTĐ) Tiếp tục hành trình trao yêu thương đến với những hoàn cảnh khó khăn để có cái Tết đầm ấm, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì đã phối hợp với các đoàn thể, doanh nghiệp trao hàng trăm phần quà đến với các em nhỏ và người yếu thế.
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

(LĐTĐ) Chiều 24/1 (25 tháng Chạp), ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều người dân đã cồng kềnh hành lý trở về quê nghỉ Tết. Các bến xe và tuyến đường hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông đúc, dòng người và phương tiện nối đuôi nhau hối hả về quê đón Tết.
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

(LĐTĐ) Trước đó, Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán tại Trường Đại học Thủ Dầu Một giai đoạn 2015 - 2021 và phát hiện trường này thu sai quy định học phí của sinh viên trong hai năm học 2020 - 2021 và 2021 - 2022 với tổng số tiền khoảng 37 tỷ đồng.
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Dự kiến thời gian bắn 15 phút, từ 0 giờ đến 00h15 ngày 29/1/2025 (tức đêm Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025). Kinh phí phục vụ bắn pháo hoa từ nguồn xã hội hóa.
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

(LĐTĐ) Nhằm trang bị hành trang tri thức và kỹ năng cần thiết để học sinh tự tin xác định con đường tương lai, vừa qua, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp (IVES) đã tổ chức chương trình “Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT - Khối 10”.
Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục

Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, để giảm ùn tắc giao thông, đơn vị sẽ tổ chức giao thông tại một số điểm, nút. Đáng chú ý, Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho phép một số loại phương tiện được phép rẽ phải liên tục tại một số nút giao thông trên địa bàn thành phố.
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán

Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Ngày 24/1, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, chúc Tết và kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

Tin khác

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 đã khai mạc tại khu vực Hồ Văn - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Với chủ đề “Thực học”, Hội chữ Xuân 2025 mang đến một không gian văn hóa đậm đà nét truyền thống, góp phần thu hút và nâng cao trải nghiệm của du khách trong hành trình khám phá văn hóa đầu năm mới.
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Đường hoa Nguyễn Huệ, đường hoa lớn nhất và được chờ đợi nhất trong năm của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang tất bật chuẩn bị để phục vụ nhu cầu thưởng lãm của người dân và du khách trong, ngoài nước.
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

(LĐTĐ) Ngay từ đầu năm 2025, công tác chuẩn bị cho các lễ hội truyền thống tại Hà Nội đã được các địa phương triển khai tích cực. Tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn), đền Sái (huyện Đông Anh) hay gò Đống Đa (quận Đống Đa), kế hoạch tổ chức các lễ hội đã được ban hành sớm với sự phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết.
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ tổ chức khai mạc triển lãm Báo Xuân trực tuyến 2025, đánh dấu bước tiến mới trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động văn hóa đọc.
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Sáng 22/1, tại Khu Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã diễn ra Lễ "Tống cựu nghinh tân" trong không khí trang nghiêm và đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

(LĐTĐ) Chương trình nghệ thuật "Rực rỡ Thăng Long 2025" với điểm nhấn là màn trình diễn của 2025 drone hỏa thuật lớn nhất thế giới từ trước tới nay hứa hẹn sẽ mang tới cho nhân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung một món quà chào xuân đặc biệt ý nghĩa.
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

(LĐTĐ) Nhân dịp đón xuân Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tổ chức trưng bày chuyên đề "Bia đá kể chuyện" tại Khu Vườn bia Tiến sĩ. Sự kiện này còn mang ý nghĩa đặc biệt khi hướng tới dịp kỷ niệm 950 năm khoa thi Nho học đầu tiên của Việt Nam (1075 - 2025).
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Tại Hoàng thành Thăng Long, chuỗi hoạt động Tết sẽ diễn ra từ ngày 20/1/2025 (21 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến ngày 6/2/2025 (mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) với nhiều nội dung đặc sắc.
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai, những năm gần đây, lĩnh vực kinh tế đêm tại thành phố Biên Hòa có bước phát triển, nổi bật là hoạt động dịch vụ giải trí, ẩm thực, chợ đêm, phố đi bộ. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh.
Xem thêm
Phiên bản di động