-->

Văn hóa ứng xử công vụ: Quy định nhiều, chế tài yếu?

(LĐTĐ) Mặc dù văn hóa ứng xử công vụ đã đi vào đời sống và tạo được sự thay đổi tích cực, tuy nhiên trong thời gian qua vẫn xảy ra một số trường hợp hành xử chưa chuẩn mực gây bức xúc trong nhân dân. Dư luận đặt ra câu hỏi, phải chăng đối với văn hóa ứng xử và trách nhiệm công vụ, quy định nhiều, nhưng chế tài lại yếu?
van hoa ung xu cong vu quy dinh nhieu che tai yeu Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động: Nêu cao văn hóa ứng xử
van hoa ung xu cong vu quy dinh nhieu che tai yeu Kỳ cuối: Đánh thức văn hóa chung cư
van hoa ung xu cong vu quy dinh nhieu che tai yeu Phát động Giải báo chí về "Văn hóa ứng xử"

Ngày 27/12/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1847/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án Văn hóa công vụ. Mục tiêu của Đề án nhằm nâng cao văn hóa công vụ, góp phần hình thành phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; đảm bảo tính chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả trong hoạt động thực thi nhiệm vụ, công vụ; đáp ứng nhu cầu phục vụ nhân dân, xã hội.

van hoa ung xu cong vu quy dinh nhieu che tai yeu
Các chuyên gia tại buổi tọa đàm. Ảnh Bảo Thoa

Ngày 14/6/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 733/QĐ-TTg về việc ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua "Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở" giai đoạn 2019-2025.

Nội dung của các quyết định nêu trên bước đầu đã được lan tỏa và đi vào cuộc sống, tuy nhiên thực tế vẫn còn những bất cập, tồn tại trong thực hiện văn hóa công sở. Ở một số nơi, công tác tiếp xúc công dân chưa thực sự đi vào thực chất, gây bức xúc trong nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp.

Mặc dù nhiều bộ, ngành đã có những quy định cụ thể để xử lý cán bộ vi phạm, thế nhưng chế tài thì chưa có, hoặc chưa đủ mạnh, dẫn tới việc nhiều công chức, viên chức có những hành vi, lối sống chưa chuẩn mực tại cộng đồng, công sở.

Với những quyết định, phong trào được hưởng ứng, phát triển rộng rãi, trong thời gian qua, đội ngũ công chức, viên chức đã ngày càng hướng đến sự chuyên nghiệp. Tuy nhiên, trong thực hiện văn hóa công sở, một số nơi còn tồn tại như công tác tiếp công dân chưa thường xuyên, chưa đi vào thực chất. Một bộ phận cán bộ công chức mang nặng tư duy cửa quyền, thiếu trách nhiệm với dân, có lời nói, hành xử chưa chuẩn mực gây bức xúc trong nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp.

Về xử lý cán bộ, công chức vi phạm văn hóa nơi công sở và công cộng, nhiều bộ, ngành đã có quy định, song, chế tài chưa có, hoặc chưa đủ mạnh, dẫn tới việc nhiều cán bộ, công chức có những hành vi, lối sống chưa chuẩn mực tại cộng đồng, công sở. Thời gian gần đây, nhiều vụ việc liên quan đến văn hóa ứng xử của người cán bộ với cộng đồng đã xảy ra.

Dường như khi bước chân ra khỏi cửa cơ quan, họ quên mất rằng mình vẫn đang được xã hội nhìn nhận dưới tư cách là người của Nhà nước, từ đó có những hành động thiếu chuẩn mực, gây nhiều bức xúc trong dư luận.

Trao đổi về vấn đề này tại buổi tọa đàm “Văn hóa ứng xử và trách nhiệm công vụ: Quy định nhiều, chế tài yếu?”, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Triệu Văn Cường cho rằng, Quyết định 1847 đã quy định rõ chuẩn mực ứng xử của công chức với người dân khi giải quyết công việc.

Đó là khi giao tiếp với người dân phải tôn trọng, lắng nghe, tận tình và giải thích cặn kẽ với người dân. Thực hiện quy định này, công chức khi tiếp xúc và giao dịch với người dân phải “4 xin” và “4 luôn”, đó là xin chào, xin cảm ơn, xin lỗi, xin phép và luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn lắng nghe, luôn giúp đỡ. Tuy nhiên, một số công chức không thực hiện đúng, tạo bức xúc cho người dân. Chế tài xử lý chưa đủ mạnh, đủ tính răn đe và chưa kịp thời cũng góp phần để xảy ra tình trạng này.

Đối với ý kiến về việc người thi hành công vụ hách dịch bởi có người “chống lưng”, bao che, Thứ trưởng nhận định: “Cũng phải xác định rõ ràng rằng, có khi những công chức vi phạm quy định đó không hề có người bao che, nhưng tự bản thân họ muốn tạo cho mình cái thế để cho người khác nghĩ rằng có thế lực bao che.

Bản thân lãnh đạo luôn quán triệt, nhắc nhở cán bộ thực thi đúng chức trách công vụ. Tôi nghĩ rằng người bao che trong thực thi công vụ không có nhiều, mà cái này tự bản thân nhiều người tạo ra như thế”.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Ngô Thành Can, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, mặc dù đã có nhiều quy định, quy tắc ứng xử công vụ dành cho người cán bộ, nhưng vừa qua vẫn xảy ra một loạt hiện tượng khiến người dân không hài lòng, vi phạm lối sống văn hóa, những hành vi phản cảm như báo chí đã đưa tin về cán bộ, công chức hành xử không đúng, gây náo loạn ở sân bay, cãi nhau ở đường phố… Vấn đề cần lưu ý ở đây là chế tài chưa đủ mạnh, tính nghiêm minh còn hạn chế.

“Chúng ta có những yêu cầu về văn hóa và thực thi văn hóa, yêu cầu thực thi giá trị của nền văn hóa và cao hơn là đạo đức công vụ. Nhưng ở đâu đó, các vi phạm vẫn xử lý nhẹ nhàng, xuề xòa, muốn giấu đi xử lý trong nội bộ....Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn, do đó, các quy định cần có chế tài xử lý để người ta thấy là có thể ảnh hưởng đến lòng tự tôn, tự trọng, thậm chí ảnh hưởng đến kinh tế”, ông Ngô Thành Can nói.

Một trong những giá trị của văn hóa công vụ là tính chuyên nghiệp. Chuyên nghiệp thể hiện không chỉ ở chỗ năng lực làm việc tốt, chuẩn mực của đội ngũ người thực thi công việc, mà còn ở chỗ các thủ tục, các quy trình công việc cần được quy chuẩn hóa để ai cũng biết mà thực hiện.

Đảm bảo tính chuyên nghiệp là đảm bảo thực hiện các tiêu chuẩn nghề nghiệp từ quy trình thực hiện công vụ đến các tiêu chuẩn về tác phong, phong cách làm việc. Tính chuyên nghiệp và sự minh bạch trong quy trình là rất quan trọng, đã được xác định trong các nội dung của văn hóa công vụ.

Đối với công chức, Đề án văn hóa công vụ đã quy định rõ: Phải sẵn sàng nhận và nỗ lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được phân công; không kén chọn vị trí công tác, chọn việc dễ, bỏ việc khó. Tâm huyết, tận tụy, gương mẫu làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao; không vướng vào “tư duy nhiệm kỳ”.

Phải có ý thức tổ chức kỷ luật; sử dụng có hiệu quả thời giờ làm việc; tránh hiện tượng trung bình chủ nghĩa, làm việc qua loa, đại khái, kém hiệu quả; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức; chủ động phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

Không được gây khó khăn, phiền hà, vòi vĩnh, kéo dài thời gian xử lý công việc của cơ quan, tổ chức và người dân; không thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc của người dân. Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo phải công tâm, khách quan trong sử dụng, đánh giá cán bộ thuộc quyền quản lý; không lợi dụng vị trí công tác để bổ nhiệm người thân quen; chủ động xin thôi giữ chức vụ khi nhận thấy bản thân còn hạn chế về năng lực và uy tín.

Đi vào thực tế, ông Vương Minh Đức, Phó Giám đốc Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Hòa Bình cho biết, có nhiều trường hợp khi người dân đến làm thủ tục trong trạng thái không tỉnh táo, gây nhũng nhiễu, các cán bộ tại Trung tâm vẫn phải nhã nhặn giải thích và hướng dẫn.

Nếu không được sẽ mời vào phòng riêng để tiếp tục giải thích, hướng dẫn cho người dân hiểu. Cũng có trường hợp người dân không hài lòng với vẻ mặt thiếu niềm nở của cán bộ, phản ánh lên Trung tâm, ông cũng trực tiếp xin lỗi, rút kinh nghiệm để người dân có cái nhìn tin tưởng đối với người làm công vụ.

Ông cũng nêu lên một thực tế rằng, ông thực sự nể phục cách làm của một số doanh nghiệp bởi họ có cách đối đãi với khách hàng cực kỳ mềm mỏng, có kinh nghiệm, thái độ chuyên nghiệp bởi họ luôn coi khách hàng là thượng đế. Ông mong rằng, đối với những người làm công tác phục vụ nhân dân cũng có cách ứng xử như doanh nghiệp, coi bản thân là người phục vụ, người dân là khách hàng. Như vậy văn hóa ứng xử công vụ mới thực sự thay đổi.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

(LĐTĐ) Ngày 24/1, tại Phố Sách Hà Nội - Phố 19/12, UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội tổ chức khai mạc Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải dự lễ khai mạc.
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

(LĐTĐ) Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, thành phố Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT, Sở Tài chính về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP.
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), từ ngày 1/7/2025, người từ đủ 75 tuổi trở lên, không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng sẽ được nhận trợ cấp hưu trí xã hội với mức 500.000 đồng/tháng.
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

(LĐTĐ) Dịp Tết Nguyên đán 2025, thành phố Hà Nội định hướng cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xây dựng kế hoạch cung ứng hàng hóa đảm bảo phục vụ nhu cầu của nhân dân. Đồng thời, dự kiến tặng trên 1,1 triệu suất quà cho các đối tượng chính sách; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trong những ngày Tết…
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (24/1, tức ngày 25 tháng Chạp), mặc dù thời tiết Hà Nội trở lạnh và có mưa, nhưng 200 công nhân lao động Công ty Cổ phần công trình đô thị Phú Thành thực sự cảm thấy hạnh phúc và ấm lòng khi đón nhận sự quan tâm của lãnh đạo thành phố Hà Nội và tổ chức Công đoàn.
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025 chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tổng số 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa (trong đó, 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp).

Tin khác

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 đã khai mạc tại khu vực Hồ Văn - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Với chủ đề “Thực học”, Hội chữ Xuân 2025 mang đến một không gian văn hóa đậm đà nét truyền thống, góp phần thu hút và nâng cao trải nghiệm của du khách trong hành trình khám phá văn hóa đầu năm mới.
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Đường hoa Nguyễn Huệ, đường hoa lớn nhất và được chờ đợi nhất trong năm của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang tất bật chuẩn bị để phục vụ nhu cầu thưởng lãm của người dân và du khách trong, ngoài nước.
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

(LĐTĐ) Ngay từ đầu năm 2025, công tác chuẩn bị cho các lễ hội truyền thống tại Hà Nội đã được các địa phương triển khai tích cực. Tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn), đền Sái (huyện Đông Anh) hay gò Đống Đa (quận Đống Đa), kế hoạch tổ chức các lễ hội đã được ban hành sớm với sự phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết.
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ tổ chức khai mạc triển lãm Báo Xuân trực tuyến 2025, đánh dấu bước tiến mới trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động văn hóa đọc.
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Sáng 22/1, tại Khu Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã diễn ra Lễ "Tống cựu nghinh tân" trong không khí trang nghiêm và đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

(LĐTĐ) Chương trình nghệ thuật "Rực rỡ Thăng Long 2025" với điểm nhấn là màn trình diễn của 2025 drone hỏa thuật lớn nhất thế giới từ trước tới nay hứa hẹn sẽ mang tới cho nhân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung một món quà chào xuân đặc biệt ý nghĩa.
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

(LĐTĐ) Nhân dịp đón xuân Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tổ chức trưng bày chuyên đề "Bia đá kể chuyện" tại Khu Vườn bia Tiến sĩ. Sự kiện này còn mang ý nghĩa đặc biệt khi hướng tới dịp kỷ niệm 950 năm khoa thi Nho học đầu tiên của Việt Nam (1075 - 2025).
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Tại Hoàng thành Thăng Long, chuỗi hoạt động Tết sẽ diễn ra từ ngày 20/1/2025 (21 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến ngày 6/2/2025 (mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) với nhiều nội dung đặc sắc.
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai, những năm gần đây, lĩnh vực kinh tế đêm tại thành phố Biên Hòa có bước phát triển, nổi bật là hoạt động dịch vụ giải trí, ẩm thực, chợ đêm, phố đi bộ. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh.
Xem thêm
Phiên bản di động