--> -->

Lan tỏa văn hóa ứng xử đẹp của phụ nữ Thủ đô qua báo chí

Mặc dù có chuyển biến tích cực, nhưng tuyên truyền về xây dựng văn hóa và người Hà Nội thanh lịch, văn minh ở một số địa phương của Hà Nội chưa đạt hiệu quả cao. Một số giá trị văn hóa truyền thống của người Hà Nội bị mai một trước tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, hội nhập quốc tế... Do đó, công tác tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh vẫn cần được tiếp tục đẩy mạnh trong thời gian tới, đặc biệt là tuyên truyền trên không gian mạng và các nền tảng số.
Văn hóa ứng xử Triển khai cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp” trong nữ CNVCLĐ quận Bắc Từ Liêm Công đoàn Sở Tư pháp triển khai cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp” Lan tỏa phong trào “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”

Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch, tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội được vinh danh là “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”, “Thủ đô anh hùng”, “Thành phố vì hòa bình”, “Thành phố sáng tạo”, trở thành niềm tự hào của cả nước.

Việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh được cụ thể hóa trong Chương trình công tác của Thành ủy ở nhiều nhiệm kỳ. Trước những yêu cầu của thời kỳ mới, Thành ủy Hà Nội ban hành Chương trình số 06-CTr/TU, ngày 17/3/2021 “Về phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025”.

Để tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, xây dựng, thực hiện hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Thủ đô trong thời kỳ mới, Thành ủy Hà Nội cũng đã ban hành Chỉ thị số 30-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Theo đó, Đảng bộ Hà Nội luôn xác định xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển văn hóa, hình thành hệ giá trị văn hóa gắn với phát huy những giá trị nhân văn sâu sắc của Thăng Long - Hà Nội; coi đây là nguồn lực và động lực quan trọng cho phát triển Thủ đô.

Lan tỏa văn hóa ứng xử đẹp của phụ nữ Thủ đô qua báo chí
Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch, tinh tế.

Trên cơ sở đó, Thành phố Hà Nội đã triển khai thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU toàn diện trên nhiều lĩnh vực, như tăng cường giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình, nhà trường, xã hội bằng nhiều hình thức phong phú; tích cực thực hiện xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch thông qua tổ chức xét chọn, biểu dương người tốt, việc tốt, danh hiệu công dân Thủ đô ưu tú; hướng dẫn triển khai thực hiện nâng cao chất lượng xây dựng phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh, nâng cao hiệu quả xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước, thực hiện Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa giai đoạn 2021-2025.

Thành phố tiếp tục tuyên truyền thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, rà soát, đánh giá kết quả thực hiện phân cấp công tác quản lý và tổ chức lễ hội, tiến hành kiểm tra, hướng dẫn việc tổ chức các lễ hội gắn với phòng, chống dịch bệnh tại một số lễ hội lớn, trọng điểm…

Tại tọa đàm “Phát huy vai trò của báo chí truyền thông với việc tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, gắn với cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phạm Thanh Học cho biết, nhiều đơn vị, tổ chức đã triển khai tốt Chương trình số 06-CTr/TU, lồng ghép nội dung của chương trình vào nghị quyết đại hội, chương trình hành động để thực hiện có hiệu quả xây dựng, hình thành chuẩn mực con người Thủ đô văn minh, thanh lịch.

Điển hình là Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp” được Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội phát động vào tháng 2/2018 và tại Đại hội đại biểu Phụ nữ thành phố Hà Nội lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2021-2026. Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp” là một trong hai cuộc vận động được đưa vào Nghị quyết Đại hội thực hiện trong nhiệm kỳ.

Lan tỏa văn hóa ứng xử đẹp của phụ nữ Thủ đô qua báo chí
Nhiều mô hình thiết thực, hiệu quả thực hiện Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp” đã được triển khai và nhân rộng tạo sự chuyển biến mạnh.

Các cấp Hội phụ nữ Hà Nội đã tập trung tuyên truyền sâu rộng các nội dung của Cuộc vận động đến các đối tượng phụ nữ thông qua nhiều hình thức phong phú, sáng tạo, gắn với việc tuyên truyền 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố và phong trào thi đua “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới”, với 4 tiêu chí: Có tri thức; có đạo đức; có sức khỏe; có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và đất nước.

Nhiều mô hình thiết thực, hiệu quả thực hiện Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp” đã được triển khai và nhân rộng tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao chất lượng thực hiện các phong trào thi đua và nhiệm vụ trọng tâm công tác Hội. Công tác phối hợp với các đoàn thể, công tác biểu dương các tập thể, cá nhân điển hình được quan tâm thực hiện.

Chính vì vậy, nhận thức và hành động của cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân Thủ đô được nâng lên rõ rệt, tạo chuyển biến khá tích cực; góp phần vào việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Để việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đạt hiệu quả, công cuộc tuyên truyền để người dân hiểu, cùng đồng thuận thực hiện rất quan trọng, đặc biệt là công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và trong hệ thống báo chí của Trung ương và Thành phố.

Xác định tầm quan trọng đó, Thành phố Hà Nội đã tổ chức Giải báo chí về “Phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” năm 2024 là lần thứ VII nhằm mục đích xây dựng văn hóa Thủ đô tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, kế thừa và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của Thăng Long - Hà Nội. Thực hiện tốt mục tiêu xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; phát triển công nghiệp văn hóa, xây dựng Thủ đô Hà Nội thực sự là trung tâm văn hóa lớn của cả nước.

Qua đó, giáo dục, bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, lý tưởng cách mạng, phẩm chất, đạo đức, lối sống, nhân cách, văn hóa giao tiếp, ứng xử. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức chấp hành và trách nhiệm thực thi pháp luật; tự hào, tôn vinh truyền thống văn hóa lịch sử của dân tộc và Thủ đô.

Lan tỏa văn hóa ứng xử đẹp của phụ nữ Thủ đô qua báo chí
Nhờ sự đồng hành của báo chí, những hình ảnh đẹp của phụ nữ Thủ đô ngày càng được lan tỏa.

Ông Kiều Thanh Hùng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Hà Nội cũng cho rằng, trong tình hình chính trị, kinh tế xã hội quốc tế và trong nước có nhiều biến động khó lường, hơn lúc nào hết những người làm báo Thủ đô cần không ngừng tôi rèn bản lĩnh cách mạng, đề cao quan điểm lập trường và tinh thần xung kích của người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng mà Đảng và nhân dân giao cho.

Chia sẻ về vai trò đồng hành của báo chí trong việc xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới, Thạc sĩ Hà Thị Thanh Vân, Phó Giám đốc Học viện Phụ nữ cho rằng, bất cứ chủ đề nào gắn với các tiêu chí người phụ nữ thời đại mới cũng phải được nêu rõ vấn đề/thực trạng, phân tích rõ nguyên nhân, gợi ý giải pháp xử lý không định kiến.

Báo chí cần cung cấp, chia sẻ, trao đổi thông tin để xã hội không định kiến, không hiểu lầm về lý do xây dựng người phụ nữ thời đại mới. Cần tiếp tục tạo diễn đàn tương tác cho nam giới và phụ nữ để mỗi người đều biết mình là ai và hiểu sâu sắc, đầy đủ những người khác xung quanh mình.

“Để thực hiện những vai trò nêu trên, thiết nghĩ báo chí cần có giải pháp bồi dưỡng năng lực hỗ trợ xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên để thống nhất và hành động hiệu quả”, thạc sĩ Hà Thị Thanh Vân nhấn mạnh.

Trưởng ban Tuyên giáo Hội LHPN Hà Nội Hoàng Thu Hồng khẳng định, để có được kết quả tốt trong thực hiện Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp” thời gian qua, không thể phủ nhận vai trò của báo chí truyền thông nói chung và Báo phụ nữ Thủ đô nói riêng đối với hoạt động của Hội phụ nữ các cấp.

Thời gian qua báo chí, truyền thông, đặc biệt là báo Phụ nữ Thủ đô đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc thực hiện Chương trình số 06- CT/TU của Thành uỷ về phát triển văn hoá, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh và Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp” nói riêng. Để chuẩn mực văn hóa ứng xử “ăn sâu, bám rễ” trong cộng đồng, báo chí cần thường xuyên đăng tải những bài viết về gương người tốt, việc tốt, lan tỏa những hành vi, cách ứng xử chuẩn mực.

Cũng cần đổi mới, nâng cao chất lượng các bài viết về văn hóa ứng xử, có cách thức tuyên truyền phù hợp với tôn chỉ mục đích và phù hợp với nhu cầu, tâm lý xã hội, góp phần lan tỏa những hành vi ứng xử văn hóa một cách sâu rộng, tạo hiệu ứng tôn vinh, làm theo những giá trị văn hóa ứng xử tốt đẹp trong cộng đồng, trong gia đình và trong toàn xã hội.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Trao học bổng cho 100 con công nhân, viên chức, lao động vượt khó học giỏi

Trao học bổng cho 100 con công nhân, viên chức, lao động vượt khó học giỏi

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 109/KH-LĐLĐ về việc biểu dương “Gia đình công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Thủ đô tiêu biểu" năm 2025; tuyên dương và trao học bổng cho con CNVCLĐ Thủ đô đạt thành tích cao, vượt khó học giỏi năm học 2024 - 2025.
Nhiều nhân viên y tế bị hành hung: Bộ Y tế yêu cầu tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn bệnh viện

Nhiều nhân viên y tế bị hành hung: Bộ Y tế yêu cầu tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn bệnh viện

Bộ Y tế đã có Công văn số 2808/BYT-KCB về việc tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.
TP.HCM: Tái diễn cảnh “mưa lớn là ngập"

TP.HCM: Tái diễn cảnh “mưa lớn là ngập"

“Đến hẹn lại lên”, những khi mưa lớn, kéo dài trên 30 phút là nhiều khu vực, tuyến đường tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) lại ngập nặng. Sinh hoạt của người dân bị đảo lộn, ảnh hưởng nặng nề.
Hà Nội: Sắp xếp các Hội quần chúng trực thuộc Mặt trận đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Hà Nội: Sắp xếp các Hội quần chúng trực thuộc Mặt trận đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Theo Phương án, sau sắp xếp, Hà Nội còn 15/17 Hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở thành phố Hà Nội (đã bao gồm thành lập 1 hội mới và giảm 3 hội). Đối với các Hội quần chúng còn lại, Hà Nội sẽ tiếp tục rà soát tinh gọn đầu mối bên trong để hoạt động hiệu quả hơn.
Chuyển đổi số trong hành chính công, người dân Hà Nội không còn phải xếp hàng chờ đợi

Chuyển đổi số trong hành chính công, người dân Hà Nội không còn phải xếp hàng chờ đợi

Với việc phát số thứ tự bằng hình thức online, người dân khi đến Chi nhánh 1 Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội đã không còn phải xếp hàng từ “tờ mờ sáng” để chờ xử lý thủ tục hành chính.
Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội dừng phát số trực tiếp tại Chi nhánh số 1

Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội dừng phát số trực tiếp tại Chi nhánh số 1

Từ ngày 13/5, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội sẽ không phát số và không sử dụng số thứ tự trực tiếp tại Chi nhánh số 1 (258 Võ Chí Công). Thay vào đó, người dân sẽ thực hiện việc lấy số thứ tự online trên ứng dụng iHanoi trước khi đến giao dịch trực tiếp.
Biểu dương 95 công nhân giỏi, 665 sáng kiến sáng tạo và 78 tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến

Biểu dương 95 công nhân giỏi, 665 sáng kiến sáng tạo và 78 tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến

Từ các phong trào thi đua yêu nước, 5 năm qua, số công nhân giỏi thuộc Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất (KCN&CX) Hà Nội được khen thưởng cấp trên cơ sở là 870 đồng chí, sáng kiến sáng tạo là 2.360 sáng kiến sáng tạo. Qua đó, khẳng định hiệu quả của phong trào thi đua và sự sáng tạo đổi mới về nội dung, hình thức trong hoạt động của tổ chức Công đoàn.

Tin khác

Tỏa sáng đêm chung kết cuộc thi tìm kiếm tài năng phát thanh: Khi GenZ bật tiếng nói - SYNOVIA

Tỏa sáng đêm chung kết cuộc thi tìm kiếm tài năng phát thanh: Khi GenZ bật tiếng nói - SYNOVIA

Tối 10/5, tại Học viện Ngân hàng đã diễn ra vòng chung kết của cuộc thi tìm kiếm tài năng phát thanh “Khi GenZ bật tiếng nói - SYNOVIA” với những phần thi hết sức gay cấn và hồi hộp giữa các thí sinh đến từ nhiều trường đại học trên địa bàn Hà Nội.
Lịch trình cung rước và chiêm bái Xá lợi Đức Phật tại chùa Quán Sứ, Hà Nội

Lịch trình cung rước và chiêm bái Xá lợi Đức Phật tại chùa Quán Sứ, Hà Nội

Theo Ban Tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, Xá lợi Đức Phật sẽ được cung rước đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) vào chiều 13/5, và người dân có thể tới chiêm bái đến hết ngày 16/5.
Quà tháng 5 dâng Người: Rộng dài một tình yêu với Bác

Quà tháng 5 dâng Người: Rộng dài một tình yêu với Bác

Tối ngày 14/5 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quà tháng 5 dâng Người” sẽ được tổ chức nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025).
Triển lãm đặc biệt tôn vinh 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Triển lãm đặc biệt tôn vinh 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An cùng 14 tỉnh, thành phố tổ chức Triển lãm "Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người" từ ngày 16 đến 20/5/2025 tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An.
Đại học Văn Lang yêu cầu sinh viên vô lễ với cựu chiến binh "nghiêm túc rút kinh nghiệm"

Đại học Văn Lang yêu cầu sinh viên vô lễ với cựu chiến binh "nghiêm túc rút kinh nghiệm"

Ngày 9/5, Trường Đại học Văn Lang có thông báo chính thức liên quan đến việc sinh viên N.N.G (khóa 29, ngành Ngôn ngữ Trung Quốc) có hành vi ứng xử thiếu chuẩn mực với cựu chiến binh trong sự kiện diễu binh diễu hành kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước diễn ra vào tối ngày 29/4/2025.
Nhà Triển lãm Việt Nam trở thành một trong những điểm thu hút hàng đầu của Expo 2025

Nhà Triển lãm Việt Nam trở thành một trong những điểm thu hút hàng đầu của Expo 2025

Trong kỳ nghỉ dài được mệnh danh là “Tuần lễ vàng” của người dân Nhật Bản, Nhà Triển lãm Việt Nam đã trở thành một trong những điểm thu hút hàng đầu của Expo 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Ước tính đã có gần 25.000 khách tham quan Nhà Triển lãm Việt Nam trong 7 ngày (30/4 - 6/5/2025).
Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội - năm 2025: Tinh hoa 47 dân tộc hội tụ tại Thủ đô

Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội - năm 2025: Tinh hoa 47 dân tộc hội tụ tại Thủ đô

Từ ngày 16 đến 18/5, tỉnh Lâm Đồng sẽ tổ chức sự kiện "Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội - năm 2025" với chuỗi hoạt động đa dạng tại các địa điểm trung tâm của Thủ đô. Đây là sự kiện văn hóa quan trọng nhằm giới thiệu, quảng bá những nét đẹp đặc trưng về văn hóa, con người và tiềm năng phát triển của tỉnh Lâm Đồng sau khi sáp nhập với Bình Thuận và Đắk Nông.
"Cây đại thụ" văn hóa Hữu Ngọc qua đời ở tuổi 107

"Cây đại thụ" văn hóa Hữu Ngọc qua đời ở tuổi 107

Nhà văn hóa Hữu Ngọc, học giả nổi tiếng và người bắc nhịp cầu văn hóa Việt Nam với thế giới, đã qua đời vào lúc 19h10 tối 2/5/2025 tại Hà Nội, hưởng thọ 107 tuổi. Lễ viếng sẽ diễn ra vào ngày 5/5 tại Nhà tang lễ Bệnh viện 198, Hà Nội.
Lễ chiêm bái xá lợi Bồ tát Thích Quảng Đức sẽ bắt đầu từ 14 giờ ngày 6/5

Lễ chiêm bái xá lợi Bồ tát Thích Quảng Đức sẽ bắt đầu từ 14 giờ ngày 6/5

Đây là thông báo mới nhất phát đi chiều nay (3/5) từ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh liên quan tới việc chiêm bái xá lợi Bồ tát Thích Quảng Đức, một trong những sự kiện thuộc chương trình Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025.
Phim tài liệu đặc biệt về "Hành trình thống nhất"

Phim tài liệu đặc biệt về "Hành trình thống nhất"

Tối nay (2/5), Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng bộ phim tài liệu đặc biệt với tựa đề “Hành trình thống nhất”, nằm trong khuôn khổ chương trình VTV Đặc biệt nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) trên sóng VTV1.
Xem thêm
Phiên bản di động