Văn hóa bấm còi xe: “Xin đường” hay “cướp đường”
Để văn minh cưới xin được lan toả | |
Nét đẹp cưới xin đang được nhân lên |
Bấm còi cũng có năm bảy kiểu. Người đàng hoàng thì chỉ bấm một tiếng thể hiện thái độ “xin đường” một cách đúng mực. Người hấp tấp thì nhấn còi liên tục để cho người khác có cảm giác bị thúc giục và “phải nhường đường” với thái độ khó chịu. Còn những kẻ ngông cuồng muốn thể hiện cái tôi cá nhân thì nhấn còi dồn dập và phóng nhanh khiến cho người khác sợ hãi mà dạt vào nhường đường.
Đáng chú ý, tình trạng “xin đường” thiếu văn hóa xảy ra phổ biến ở hầu khắp các tuyến phố Hà Nội, đặc biệt ở các chốt đèn đỏ và tuyến đường vành đai lớn như Hồ Tùng Mậu - Phạm Hùng - Phạm Văn Đồng - Xuân Thủy; ngã tư Xã Đàn - Tây Sơn - Tôn Đức Thắng - Đê La Thành; Trần Duy Hưng - Khuất Duy Tiến... khiến người dân bức xúc. Ngoài đủ thứ tạp âm của đường phố, nhiều người cảm thấy “phát điên” bởi sau một ngày dài làm việc mệt mỏi, trên lộ trình về nhà, họ lại bị tiếng còi xe inh ỏi bám riết.
Thậm chí, trong một số trường hợp, sức khỏe và tính mạng của người tham gia giao thông còn bị đe dọa. Thực tế, một số vụ tai nạn thương tâm đã xảy ra khi người tham gia giao thông bị giật mình, ngã xuống đường sau tiếng còi xe chát chúa.
Còi xe là một bộ phận không thể thiếu của các phương tiện giao thông. Không chỉ báo hiệu cho các phương tiện khác, còi xe còn có chức năng cảnh báo chính chủ xe về các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra. Thế nhưng, người dân Hà Nội bây giờ dường như chỉ nhận được thông điệp “dẹp ngay để tôi còn đi” mỗi khi nghe thấy tiếng còi. Và giờ đây, còi xe còn có thêm chức năng nữa là vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, phóng nhanh, vượt ẩu.
Bấm còi xe cũng cần văn hóa, chứ bấm theo kiểu lạm dụng, làm điếc tai người khác thì rõ là sự vô ý thức của nhiều người dân thành phố. “Còi to cho vượt” chỉ là vì người ta không thèm chấp với người thiếu văn hóa mà thôi. Thiết nghĩ, người dân Hà Nội nên nhìn nhận lại đúng chức năng của cái còi xe là để “xin đường” chứ không phải đề “cướp đường” để bộ mặt văn hóa, văn minh đô thị bớt đi sự phản cảm.
Diệp Anh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn
Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Tin khác
Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở
Tôi yêu Hà Nội 16/01/2025 22:43
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 15:09
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 12:29
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30