-->

Vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ

Thời gian qua trên địa bàn thành phố Hà Nội xuất hiện nhiều loại hình kinh doanh kho, bãi chứa hàng hóa với nhiều quy mô khác nhau. Điều đáng nói, tại đây tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, đặc biệt là vào thời điểm nắng nóng.
Cẩn trọng với “bà hỏa”! Tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ từ các nhà kho chứa phế liệu

Diễn biến phức tạp

Ngay giữa những ngày nắng nóng gay gắt cuối tháng 6, nhiệt độ lên đến hơn 40 độ C, một vụ cháy lớn đã xảy ra tại kho xưởng số 74 phố Định Công. Cụ thể, ngày 28/6, xưởng in quảng cáo tại địa chỉ 74 phố Định Công, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân (Hà Nội) xảy ra cháy lớn. Đám cháy nhanh chóng bao trùm kèm theo cột khói lớn đe dọa đến sự an toàn của người dân lân cận.

Vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ
Hiện trường vụ cháy tại kho xưởng số 74 phố Định Công

Hiện trường đám cháy nằm giữa bãi trông giữ xe ô tô, trong đó có nhiều xe chưa được di chuyển ra ngoài. Đây là nhà xưởng lợp mái tôn dùng để chứa nhiều thiết bị in ấn và đồ vật dễ cháy. Trước đó, ngày 14/4, cũng tại kho xưởng ở địa chỉ này đã cháy xưởng in với diện tích hàng trăm mét vuông.

Nhiều nhân chứng cho biết, vào thời điểm trên, có một tiếng nổ lớn từ trong nhà kho, sau đó xuất hiện cháy dữ dội. Tại hiện trường, nhà xưởng xảy ra cháy được quây kín bằng tôn nên việc tiếp cận bên trong hiện trường rất khó khăn. Theo cơ quan chức năng, đây là khu nhà xưởng lợp mái tôn chứa nhiều chất liệu dễ cháy, trong khi đó, chủ nhà xưởng lại không trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy…

Cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh, tình hình cháy nổ đang có chiều hướng diễn ra ngày càng phức tạp, các vụ cháy nổ ngày càng nhiều không chỉ trong nội đô, mà ở các huyện ngoại thành nguy cơ cháy, nổ cũng tiềm ẩn. Đơn cử như ngày 5/1, tại khu vực kho xưởng xã Vân Canh, huyện Hoài Đức (Hà Nội) bất ngờ phát hoả dữ dội. Chỉ trong thời gian ngắn, khói và lửa bao trùm toàn bộ dãy nhà xưởng và nguy cơ đe dọa đến sự an toàn của người dân lân cận.

Ngay sau khi phát hiện cháy, lực lượng chữa cháy tại chỗ đã triển khai máy bơm chữa cháy và tổ chức tìm kiếm cứu nạn, đồng thời báo cho lực lượng cứu hỏa chuyên nghiệp.

Do chất cháy là gỗ ép, gỗ ván nên đám cháy đã bùng phát nhanh chóng, tàn tro tạo khói mù mịt gây khó khăn cho lực lượng chữa cháy. Nhiều cấu kiện kho xưởng bằng khung sắt mái tôn đã bị lửa nung nóng làm sập đổ, gây cản trở nước của vòi rồng phun trực tiếp vào đám lửa.

Trước diễn biến phức tạp của đám cháy, Ban chỉ huy quân sự huyện Hoài Đức đã phối hợp cùng các lực lượng tổng lực chữa cháy từ nhiều mũi tiếp cận. Sau hơn 1 giờ đồng hồ, đám cháy được khống chế. Đám cháy không gây thiệt hại về người nhưng thiệt hại nhiều về tài sản. Nhiều sản phẩm gỗ, máy móc và khoảng trên 2000m2 nhà xưởng bị thiêu rụi…

Tăng cường kiểm tra, xử lý

Mới đây, tại buổi làm việc trực tuyến với 30 quận, huyện, thị xã về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn Thành phố, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn yêu cầu các địa phương tiếp tục quản lý chặt chẽ các công trình xây dựng, không để xảy ra vi phạm về phòng cháy, bên cạnh đó tăng cường kiểm tra xử lý nghiêm các cơ sở, công trình vi phạm. Các quận, huyện, thị xã khẩn trương thành lập các đội dân phòng tại địa bàn còn thiếu, đồng thời quan tâm đầu tư trang thiết bị cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy tại chỗ; tập trung quản lý tốt các cơ sở thuộc danh mục quản lý theo đúng quy định.

Theo thống kê của Công an thành phố Hà Nội, trong 5 năm (2016-2020), toàn Thành phố xảy ra 3.438 vụ cháy, nổ; làm 79 người chết, 129 người bị thương; thiệt hại tài sản ước tính khoảng 1.753 tỷ đồng. Tính riêng trong 5 tháng đầu năm 2021, toàn Thành phố xảy ra 165 vụ cháy, nổ khiến 11 người chết, 15 người bị thương, thiệt hại về tài sản ước tính khoảng hơn 21 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm ngoái, số vụ cháy tăng 14 vụ; tăng 5 người chết, 3 người bị thương, thiệt hại về tài sản tăng khoảng 18 tỷ đồng. Về công tác kiểm tra, xử lý vi phạm, trong 5 tháng đầu năm 2021, Thành phố đã tổ chức kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy 18.491 lượt cơ sở; phát hiện và kiến nghị cơ sở khắc phục 2.914 tồn tại, thiếu sót; ra quyết định xử phạt 1.328 trường hợp với số tiền phạt 6,4 tỷ đồng; tạm đình chỉ 198 lượt cơ sở, đình chỉ 130 lượt cơ sở.

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cũng đã ban hành Kế hoạch số 151/KH-Ủy ban nhân dân về khắc phục tồn tại, xử lý vi phạm các công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy đã đưa vào hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội. Để nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này và không để phát sinh công trình vi phạm mới, Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã và các đơn vị có liên quan cần xác định rõ vai trò, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác phòng cháy, chữa cháy, chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để xử lý dứt điểm các công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy đưa vào hoạt động.

Bên cạnh đó, đôn đốc khắc phục, kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân để công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy đưa vào hoạt động theo đúng quy định của pháp luật; gắn trách nhiệm quản lý theo lĩnh vực của cơ quan quản lý nhà nước, các sở, ngành, đơn vị, địa phương và cá nhân có liên quan. Kế hoạch nêu rõ nội dung, biện pháp thực hiện khắc phục tồn tại, xử lý vi phạm các công trình nói trên, như: Không ngừng tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; tổng kiểm tra, rà soát, thống kê, lập danh sách số công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy đã đưa vào hoạt động…

Đồng thời, thực hiện nghiêm túc công tác phê duyệt, thẩm định, thẩm duyệt, cấp phép đối với các dự án công trình xây dựng mới; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các công trình xây dựng trên địa bàn quản lý ngay từ ban đầu; kịp thời phát hiện và áp dụng các biện pháp ngăn chặn các hành vi vi phạm, sai phạm về xây dựng, phòng cháy, chữa cháy trong quá trình thi công; kiên quyết xử lý nghiêm và xử lý ngay, xử lý dứt điểm, không để phát sinh mới các công trình vi phạm tái diễn./.

Minh Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cần có chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức thuê, mua nhà ở công vụ

Cần có chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức thuê, mua nhà ở công vụ

Thực hiện sáp nhập các đơn vị hành chính, sáp nhập tỉnh, đội ngũ cán bộ công chức khi về các địa phương mới sẽ rất khó khăn trong việc bố trí về nhà ở. Do đó, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ các cán bộ, công chức theo hình thức được thuê, mua ưu tiên từ trên xuống và bảo đảm tính công bằng.
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

"UBND huyện Ba Vì tiếp tục chỉ đạo UBND xã Minh Quang yêu cầu ông Nguyễn Trọng Hiếu múc bỏ toàn bộ đất, đá đã đổ vào lòng hồ Đầm, khắc phục dứt điểm sai phạm theo quy định của pháp luật". Đây là nội dung trong báo cáo gửi thành phố Hà Nội của UBND huyện Ba Vì, sau chỉ đạo của UBND Thành phố liên quan đến nội dung Báo Lao động Thủ đô phản ánh về tình trạng san lấp trái phép tại hồ Đầm (xã Minh Quang). Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, những vi phạm này chưa được xử lý dứt điểm. Có lẽ đã đến lúc cần phải xem xét trách nhiệm người đứng đầu ở địa phương này.
Chỗ dựa tin cậy của người lao động

Chỗ dựa tin cậy của người lao động

Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, giá cả biến động, một số doanh nghiệp tạm dừng hoạt động hoặc giải thể, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phú Xuyên, Hà Nội, đã khẳng định vai trò là chỗ dựa tin cậy, bảo vệ quyền lợi hợp pháp và đồng hành cùng công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ). Những hoạt động thiết thực trong thời gian qua cho thấy rõ tầm quan trọng và hiệu quả của tổ chức Công đoàn trong đời sống xã hội tại địa phương.
Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn đáp ứng yêu cầu của tình hình mới

Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn đáp ứng yêu cầu của tình hình mới

Ngày 7/5, tại Trường Trung cấp nghiệp vụ và dạy nghề Công đoàn Hà Nội, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn năm 2024 và triển khai Kế hoạch năm 2025. Đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội chủ trì Hội nghị.
Đã có hơn 1.300 lượt ý kiến góp ý sửa đổi Hiến pháp qua VNeID

Đã có hơn 1.300 lượt ý kiến góp ý sửa đổi Hiến pháp qua VNeID

Chiều 7/5, tiếp tục Kỳ họp thứ 9, Quốc hội thảo luận tại tổ về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Qua thảo luận, các ý kiến phát biểu đều bày tỏ sự đồng thuận, nhất trí cao với các nội dung dự kiến sửa đổi.
Nhà Triển lãm Việt Nam trở thành một trong những điểm thu hút hàng đầu của Expo 2025

Nhà Triển lãm Việt Nam trở thành một trong những điểm thu hút hàng đầu của Expo 2025

Trong kỳ nghỉ dài được mệnh danh là “Tuần lễ vàng” của người dân Nhật Bản, Nhà Triển lãm Việt Nam đã trở thành một trong những điểm thu hút hàng đầu của Expo 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Ước tính đã có gần 25.000 khách tham quan Nhà Triển lãm Việt Nam trong 7 ngày (30/4 - 6/5/2025).
Toàn văn: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Toàn văn: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết này.

Tin khác

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám: Người thầm lặng giữ “hồn” trống hội

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám: Người thầm lặng giữ “hồn” trống hội

Một buổi chiều Hà Nội ngập tràn nắng, tôi tìm đến khu nhà nhỏ nằm yên ả trong lòng phường Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy). Ở đó, tôi gặp bà - người phụ nữ đã bước qua tuổi 83, với ánh mắt hiền hậu và nụ cười ấm như hơi nắng cuối chiều. Người đời vẫn trìu mến gọi bà là “báu vật sống” của nghệ thuật trống hội đất Hà thành. Nhưng với tôi, ấn tượng đầu tiên lại là sự thanh thản và rạng rỡ toát lên từ dáng hình bé nhỏ, như thể bà mang theo cả nắng chiều lấp lánh trong bước đi nhẹ nhàng. Bà là Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám hay “cô Minh Tâm”, cái tên thân thương mà bao thế hệ học trò trìu mến dành tặng cho người “truyền lửa” trống hội đáng kính.
Hà Nội: Gần 125.000 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Hà Nội: Gần 125.000 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Với gần 125.000 thí sinh đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025, thành phố Hà Nội tiếp tục là Hội đồng thi tốt nghiệp THPT có quy mô lớn nhất cả nước.
Sẻ chia để cùng nâng cao chất lượng dạy - học

Sẻ chia để cùng nâng cao chất lượng dạy - học

Qua gần 3 năm triển khai, đến nay, phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng cao chất lượng, giảm khoảng cách giáo dục giữa các đơn vị, địa phương.
Đánh thức tiềm năng du lịch và công nghiệp văn hóa xứ Đoài

Đánh thức tiềm năng du lịch và công nghiệp văn hóa xứ Đoài

Từ khi đi vào hoạt động, tuyến phố đi bộ xung quanh hào Thành cổ Sơn Tây đã trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút đông đảo người dân và du khách mỗi dịp cuối tuần. Không chỉ mang lại không gian vui chơi, giải trí đậm bản sắc văn hóa địa phương, tuyến phố đi bộ còn tạo cú hích quan trọng cho phát triển du lịch và công nghiệp văn hóa tại thị xã Sơn Tây - vùng đất địa linh nhân kiệt nơi cửa ngõ phía Tây Thủ đô.
Lãnh đạo quận Tây Hồ thăm, tặng quà người có công

Lãnh đạo quận Tây Hồ thăm, tặng quà người có công

Ngày 6/5, lãnh đạo quận Tây Hồ đã đến thăm, tặng quà các đối tượng hưởng chính sách người có công trên địa bàn nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Kết nối mạng lưới không gian sáng tạo: Động lực mới phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Kết nối mạng lưới không gian sáng tạo: Động lực mới phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Chiều 6/5, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Gặp mặt các không gian văn hóa sáng tạo độc lập, tư nhân và công lập với sự tham gia của đại diện các quận, huyện, các trường đại học, viện nghiên cứu, và các cơ quan văn hóa nước ngoài tại Hà Nội.
Xe buýt cần thay đổi thế nào để tăng sức hấp dẫn?

Xe buýt cần thay đổi thế nào để tăng sức hấp dẫn?

Những năm gần đây, Hà Nội đã không ngừng nỗ lực mở rộng mạng lưới xe buýt, đầu tư đổi mới phương tiện và đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý, điều hành. Mục tiêu là để nâng cao chất lượng dịch vụ, giúp người dân tiếp cận xe buýt một cách thuận tiện và hiệu quả hơn. Tuy vậy, để xe buýt trở thành lựa chọn cạnh tranh với phương tiện cá nhân vẫn là bài toán khó, khi phía trước còn nhiều rào cản - trong đó, đáng kể nhất chính là thói quen và tư duy sử dụng phương tiện của người dân.
Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội - năm 2025: Tinh hoa 47 dân tộc hội tụ tại Thủ đô

Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội - năm 2025: Tinh hoa 47 dân tộc hội tụ tại Thủ đô

Từ ngày 16 đến 18/5, tỉnh Lâm Đồng sẽ tổ chức sự kiện "Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội - năm 2025" với chuỗi hoạt động đa dạng tại các địa điểm trung tâm của Thủ đô. Đây là sự kiện văn hóa quan trọng nhằm giới thiệu, quảng bá những nét đẹp đặc trưng về văn hóa, con người và tiềm năng phát triển của tỉnh Lâm Đồng sau khi sáp nhập với Bình Thuận và Đắk Nông.
Công đoàn Nghệ An tạo dấu ấn tốt đẹp với Chương trình “Mẹ đỡ đầu”

Công đoàn Nghệ An tạo dấu ấn tốt đẹp với Chương trình “Mẹ đỡ đầu”

Sau gần 3 năm triển khai, Chương trình “Mẹ đỡ đầu” đã trở thành biểu tượng nhân văn trong hệ thống Công đoàn toàn tỉnh.
Giao thông Hà Nội ngày cuối kỳ nghỉ lễ: Thông thoáng đến "ngỡ ngàng"

Giao thông Hà Nội ngày cuối kỳ nghỉ lễ: Thông thoáng đến "ngỡ ngàng"

Khác với những dự đoán về kịch bản ùn tắc "kinh hoàng" thường thấy vào cuối các dịp nghỉ lễ dài ngày, giao thông ở cửa ngõ Hà Nội cũng như khu vực nội đô trong ngày cuối cùng của kỳ nghỉ kéo dài 5 ngày (30/4 - 1/5), lại mang một diện mạo hoàn toàn khác: Thông thoáng đến "ngỡ ngàng".
Xem thêm
Phiên bản di động