Vai trò của các quận ủy trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo đảm ATVSTP năm 2018
Nỗ lực cải thiện môi trường lao động và phòng ngừa tai nạn lao động | |
Sở Y tế Hà Nội: Tiếp nhận gần 70.000 hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính | |
Đảm bảo bữa ăn an toàn cho học sinh Thủ đô |
Phát biểu tại tọa đàm, Tổng Biên tập Báo Hànộimới Nguyễn Hoàng Long cho biết: Đối với Hà Nội, công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được Thành ủy, HĐND, UBND thành phố quan tâm chỉ đạo. Trong nhiều năm qua, thành phố luôn kiên trì thực hiện “Tháng hành động vì An toàn thực phẩm” và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm.
Mới đây, ngày 5/4/2018, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 82/KH-UBND triển khai “Tháng hành động vì An toàn thực phẩm” trên phạm vi toàn thành phố nhằm tăng cường công tác giáo dục, truyền thông, thông tin chính xác, kịp thời, toàn diện, có trách nhiệm, trung thực các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm (ATTP).
Toàn cảnh diễn ra buổi toạn đàm trực tuyến. |
Ông Nguyễn Hoàng Long nhận định, hiện nay, công tác bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm đang phải đối mặt với những thách thức rất lớn, đó là vấn đề dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y. Đặc biệt, quá trình giao thương, trao đổi trên thị trường vẫn chưa kiểm soát hiệu quả; thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, thực phẩm nhập lậu còn lưu thông. Trong khi đó, ý thức chấp hành pháp luật về vệ sinh, an toàn thực phẩm của một số tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng còn chưa cao…
Trước bối cảnh trên, để ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi thực phẩm không an toàn, ngoài việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy định về an toàn thực phẩm, cần sự chỉ đạo, lãnh đạo sâu sát của các quận uỷ, cấp ủy Đảng cũng như sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị các cấp trong công tác bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Thông báo về tình hình quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố thời gian qua, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Văn Chung cho biết, trên địa bàn TP Hà Nội, số lượng cơ sở thực phẩm nhiều và ngày càng tăng (gần 70.000 cơ sở). Hà Nội có 454 chợ, 120 siêu thị, 22 Trung tâm thương mại; diện tích rau an toàn đạt 5.500 ha/12.000 ha; khoảng gần 200 hộ nông dân trồng trọt chăn nuôi. Sản xuất thực phẩm của Thành phố hiện đáp ứng được khoảng 60%, số còn lại phải nhập từ các tỉnh và nhập khẩu.
Theo lãnh đạo Sở Y tế, thành phố đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các hoạt động về ATTP và hoàn thành tốt các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra. Công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý về ATTP ngày càng chặt chẽ, hiệu quả, duy trì phối hợp cam kết với các tỉnh lân cận về kiểm soát nguồn nguyên liệu thực phẩm về Hà Nội.
Bên cạnh đó, công tác truyền thông về ATTP cũng được đẩy mạnh, phương pháp truyền thông được đổi mới, công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, liên ngành được tăng cường, đặc biệt trong dịp lễ, Tết, Lễ hội, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm, thực hiện tốt các chương trình, mô hình điểm về ATTP.
Trước những thách thức lớn mà công tác bảo đảm vệ sinh, ATTP đang phải đối mặt, để ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi thực phẩm không an toàn, ngoài việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy định về ATTP, các đại biểu tham gia tọa đàm cùng làm rõ vai trò quan trọng của các quận uỷ, cấp ủy Đảng trong chỉ đạo, lãnh đạo sâu sát tại lĩnh vực này.
Trong đó, phát biểu tại tọa đàm, về những biện pháp phải làm để nâng cao hiệu quả của các đoàn thể chính trị - xã hội trong công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại Tây Hồ”, đồng chí Nguyễn Tiến Mạnh, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Quận uỷ Tây Hồ cho biết: Các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội quận Tây Hồ thời gian qua đã tập trung thực hiện tương đối tốt việc tuyên truyền cho cán bộ, hội viên thực hiện tốt quy định bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), xây dựng mô hình và các hoạt động tuyên truyền, tổ chức thực hiện việc bảo đảm VSATTP trên địa bàn quận.
Trên địa bàn quận hiện có 8 phường với 8 chợ dân sinh, trong đó quận đã xây dựng được 3 cửa hàng rau sạch tại 3 chợ dân sinh. Kết quả này có sự đóng góp của các đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn.
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Văn Chung,thông tin về tình hình quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố. |
Để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý về VSATTP, đồng chí Nguyễn Tiến Mạnh nêu ra một số giải pháp như tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đối với các đoàn thể chính trị - xã hội; sự phối hợp giữa các đoàn thể với UBND các cấp; đẩy mạnh xây dựng mô hình bảo đảm VSATTP từ cơ sở...
Quận Ba Đình là nơi tập trung nhiều cơ quan hành chính, do đó có nhiều bếp ăn tập thể. Giải thích việc quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể được thực hiện như thế nào, đồng chí Nguyễn Quang Trung, Phó Chủ tịch UBND quận Ba Đình cho hay: Trên thực tế, Quận Ba Đình thực hiện việc quản lý các bếp ăn tập thể theo 3 phân cấp:
Đối với bếp ăn tập thể được sự quan tâm đặc biệt của những nhà quản lý như bếp ăn trong những đơn vị trung ương, quân đội: Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được bảo đảm hoàn toàn.
Đối với bếp ăn do các cơ quan, đơn vị theo hệ thống, đa phần những người đứng đầu đều có trách nhiệm quản lý, quan tâm. Cùng đó, người sử dụng bếp ăn tại phân cấp này cũng có kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng nhất định.
Đối với bếp ăn các trường học, trường mẫu giáo: Việc bàn giao thực phẩm phải có sự giám sát của đại diện Ban phụ huynh, đại diện nhà trường trước khi đưa nguyên liệu thực phẩm vào chế biến.
Nhìn chung, tất cả các bếp ăn trên địa bàn phải thực hiện nghiêm túc các quy định: Ghi chép sổ kiểm thực 3 bước, lưu mẫu thức ăn 24 giờ, khu vực bếp sắp xếp theo nguyên tắc một chiều, khu vực chế biến, bảo quản thực phẩm đảm bảo yêu cầu về an toàn thực phẩm theo quy định.
Quận Ba Đình cũng kiến nghị các phương tiện truyền thông công khai các cơ sở kinh doanh thực hiện tốt hoặc vi phạm nội quy về vệ sinh ATTP để người dân biết. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền để người dân hiểu và nhận biết được kinh nghiệm phân biệt thực phẩm nào an toàn.
Như vậy, việc tổ chức buổi toạ đã góp phần làm rõ hơn trực trạng về công tác bảo đảm vệ sinh ATTP trên địa bàn thành phố hiện nay, đồng thời các đại biểu cùng hiến kế, đề xuất để thực hiện tốt hơn những biện pháp lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện... nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh trong việc cung cấp thực phẩm an toàn; nâng cao hiểu biết của người tiêu dùng trong sử dụng thực phẩm an toàn, không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc
Quy định mới về giá điện từ tháng 2
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới
Tin khác
Nhân dân Thủ đô đón Tết trong không khí vui tươi, an toàn
Chỉ đạo - Điều hành 31/01/2025 18:48
Hà Nội thành lập, mở rộng 15-20 cụm công nghiệp
Chỉ đạo - Điều hành 31/01/2025 15:27
Xây dựng Hà Nội trở thành “Thành phố học tập toàn cầu” của UNESCO
Chỉ đạo - Điều hành 31/01/2025 15:25
Từ chính quyền số đến chính quyền phục vụ
Chỉ đạo - Điều hành 28/01/2025 14:30
Thư chúc Tết Xuân Ất Tỵ năm 2025 của Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài
Chỉ đạo - Điều hành 28/01/2025 14:12
Phấn đấu hoàn thành 14 tuyến đường sắt đô thị trước năm 2035
Chỉ đạo - Điều hành 26/01/2025 21:38
Hà Nội tổ chức hoạt động 12 Chi nhánh Trung tâm Phục vụ hành chính công
Chỉ đạo - Điều hành 25/01/2025 18:28
Tăng cường phòng, chống tội phạm về vũ khí, vật liệu nổ và pháo
Chỉ đạo - Điều hành 25/01/2025 15:30
Hà Nội mở rộng thí điểm trông giữ xe không dùng tiền mặt trên toàn Thành phố
Chỉ đạo - Điều hành 25/01/2025 11:55
Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025
Chỉ đạo - Điều hành 24/01/2025 16:02