Ủng hộ xe buýt!
Em đồng ý với bác! | |
Đúng là như vậy | |
Từ khó quá đến khó tin! |
- Cái lợi của giao thông công cộng thì đã rõ rồi, nhưng cứ phải ngẫm bác ạ. Có mấy cái tiêu chí để tuyên truyền cho xe buýt mà em cứ thấy nó sao sao ý.
- Sao sao thế nào, chú nói rõ xem nào.
- Thứ nhất: Đi xe buýt để giảm ách tác giao thông. Đúng nhưng hiện tại tắc đường nguyên nhân nhiều khi lại do xe buýt.
- Đúng. Một đoạn đường mà 3, 4 ông xe buýt dàn hàng thì tắc là đúng rồi.
- Thứ hai: Đi xe buýt để cải thiện môi trường, trong khi nhiều xe buýt phả khói đen ngột ngạt, khiến người đi đường phải bịt miệng, nhắm mắt.
-Chú nói lại đúng. Còng thứ ba?
-Thứ ba: Đi xe buýt để tăng cường an toàn giao thông. Ấy vậy mà đã xảy ra nhiều vụ tai nạn, thủ phạm chính lại là xe buýt.
-Đúng. Cái kiểu mà các bác tài xe buýt “biểu diễn” trên đường phố, đã nhiều ý kiến rồi, nhưng vẫn chưa khắc phục được là bao. Vẫn lạng lách, lấn làn, vẫn bóp còi inh ỏi, vẫn phanh dúi dụi…Tớ đi xe buýt nhiều rồi, tớ công nhận. Thế thứ tư?
-Thôi thế đủ rồi bác. Chỉ cần 3 tiêu chí ấy để tuyên truyền cho người dân đi xe buýt, trong khi thực tế như thế, em e khó đi vào cuộc sống.
-Cũng phải nói cho rõ rằng, chủ trương sử dụng phương tiện vận tải công cộng là rất cần thiết, song bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống xe buýt, hạ tầng giao thông, cũng phải nói đến việc quy hoạch lại các phương tiện tham gia giao thông một cách hợp lý. Chứ vẫn giữ thói quen đi xe máy như hiện nay thì khó lắm.
- Vâng, vậy bác nghĩ thế nào về chủ trương đến năm 2025, Hà Nội cơ bản bỏ được xe máy?
- Thế nào nữa, đây là xu hướng tất yếu. Tớ ủng hộ hoàn toàn.
- Em cũng nghĩ vậy, nhưng để thực hiện được cũng khó khăn đấy bác ạ.
- Đã đành là thế, nhưng tớ nghĩ quyết tâm là được. Tớ vừa nghe thông tin mỗi ngày Hà Nội mất 40 tỉ đồng do ùn tắc giao thông.
- Đúng quá chứ bác, Tuy không trực tiếp làm ra của cải, vật chất, nhưng giao thông lại đang đóng vai trò quyết định đối với hiệu quả sản xuất, kinh doanh của tất cả sản phẩm được làm ra. Cứ liên tục ùn tắc như vậy thì mất 40 tỉ còn ít đấy.
- Giảm phương tiện cá nhân để giảm ùn tắc giao thông mới chỉ là một vế, vế tai hại hơn là vấn nạn môi trường.
- Rõ là thế còn gì, theo thống kê chưa đầy đủ, có đến 70% số xe máy đang lưu hành trên đường không đạt tiêu chuẩn khí thải. Khi bị ùn tắc, các xe dừng lại quá lâu trên đường đã gây lãng phí nhiên liệu, đồng thời thải ra lượng khí bụi quá lớn. Đây là một trong những nguyên nhân làm nồng độ bụi trong không khí tại Hà Nội đang vượt tiêu chuẩn cho phép.
- Lại chả thế, hiện thành phố Hà Nội có hơn 5 triệu phương tiện tham gia giao thông, trong đó mô tô, xe máy chiếm đến 95%.
- Vì thế tớ ủng hộ việc giảm rồi đến cấm hẳn xe máy.
- Nhưng chuyện hạ tẩng giao thông, phương tiện vận tải công cộng cũng cẩn phải được cải thiện, chứ cứ như hiện nay thì khó đấy.
- Vẫn biết là khó, nhưng xét về lợi ích thì khó mấy cũng phải làm. Tớ thấy Hà Nội đã bắt đầu quy hoạch hệ thống cầu vượt, đường vành đai tác dụng lắm.
- Còn chuyện nâng cao chất lượng giao thông công cộng nữa, giao thông công cộng không tốt thì cấm phương tiện cá nhân xem ra không khả thi.
- Chuyện này cũng rõ như ban ngày rồi. Từng bước, từng bước sẽ quy chuẩn cả. Chứ cứ như mấy anh xe buýt như hiện nay thì quả là khó thật.
- Theo em, chủ trương này còn liên quan rất lớn đến thói quen đi lại của người tham gia giao thông. Ai lại từ nhà ra bến xe buýt có mấy trăm mét cũng ngại, tót cái là phải nhẩy lên xe máy.
- Thay đổi thói quen này thì khó thật. Tớ đã từng ở nước ngoài, thấy giao thông họ thông thoáng do chủ yếu là phương tiện công cộng và đi bộ.
- Nói đến chuyện đi bộ, nhiều người lại cho rằng ở ta muốn đi bộ cũng chẳng được, vì hè bị chiếm dụng hết thì đi vào đâu.
- Đó thuộc phạm trù cơ sở hạ tầng giao thông, muốn thực hiện tốt thì tất cả phải đồng bộ.
- Đấy chủ trương thì đã rõ, đã chuẩn, nhưng các yếu tố em và bác vừa bàn để thực hiện chủ trương chính là những rào cản cần và đủ để thực hiện.
- Chú muốn nói khó do tư duy hay kinh phí đầu tư?
- Cả hai bác ạ.
-Tư duy thì có rồi nhé, ai cũng biết xu hướng tất yếu là phải giảm phương tiện giao thông cá nhân.
- Còn kinh phí?
- Kinh phí ư? Các chuyên gia kinh tế đã phân tích: Nếu lấy thời gian bị ùn tắc nhân với chi phí người dân, xã hội phải bỏ ra do muộn giờ làm, giờ sản xuất kinh doanh, buôn bán, hao phí nhiên liệu phương tiện, ô nhiễm môi trường… mỗi năm người dân và ngân sách Hà Nội mất khoảng 15.000 tỉ đồng.. Khắc phục được vấn nạn ùn tắc, số tiền này thừa sức đầu tư ấy chứ.
- Bác vừa nói đến chuyện muộn giờ làm, em xin được nói thêm để giải quyết vấn đề này, ngay bản thân anh xe buýt cũng cần xem lại, để không còn chuyện điều phối bất hợp lý. Ví như tuyến rất đông khách thì 20, 30 phút mới có một chuyến, trong khi có tuyến xe hầu như chạy không thì lại có xe liên tục.
- Tóm lại, nếu khắc phục được những hạn chế nói trên, tớ ủng hộ anh xe buýt!
Thiện Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Tập trung xóa nghèo để vững bước tiến vào kỷ nguyên mới
Bình luận 08/01/2025 13:17
“Hóa rồng” từ khoa học, công nghệ
Bình luận 31/12/2024 08:14
Nguy cơ dân số già và tâm lý “ngại đẻ”!
Bình luận 26/12/2024 16:53
Hà Nội tự tin tạo kỳ tích trong kỷ nguyên mới
Thời sự 19/12/2024 16:28
Lại câu chuyện giá nhà!
Bình luận 19/12/2024 06:27
Chỉ đạo quyết liệt, triển khai phải nhanh, hiệu quả
Bình luận 13/12/2024 15:40
Giải bài toán giải phóng mặt bằng
Bình luận 12/12/2024 14:06
Cần góc nhìn đồng cảm!
Bình luận 10/12/2024 16:03
“Cách mạng” về môi trường
Bình luận 05/12/2024 11:52
Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…
Bình luận 03/12/2024 07:25