--> -->

Tuyên án các bị cáo trong vụ sai phạm tại Tổng Công ty Chè Việt Nam

Sáng 22/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án các bị cáo trong vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Tổng Công ty Chè Việt Nam.
Cựu Chủ tịch Tổng Công ty Chè Việt Nam chuẩn bị hầu tòa Cựu Tổng Giám đốc Công ty Chè Việt Nam nhận sai khi bán đất chưa qua đấu giá Cựu Tổng Giám đốc Tổng công ty Chè Việt Nam bị đề nghị 11-12 năm tù

Theo đó, Tòa đã tuyên phạt 8 bị cáo đều là cựu lãnh đạo, cán bộ Tổng Công ty Chè gồm: Nguyễn Thiện Toàn (sinh năm 1958, cựu Tổng Giám đốc) 12 năm tù; Đặng Văn Tới (sinh năm 1959, cựu Kế toán trưởng Tổng Công ty) 8 năm 6 tháng tù; Vũ Ngọc Tự (sinh năm 1953, cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty) và Bành Thương Trí (sinh năm 1973, cựu Giám đốc Chi nhánh Tổng Công ty Chè - Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên tại Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Chè Sài Gòn) đều bị phạt 7 năm tù; Trần Thị Hoa (sinh năm 1958, cựu thành viên Hội đồng thành viên Tổng Công ty) bị phạt 4 năm tù; Đặng Ngọc Cầm (sinh năm 1959, cựu Thành viên Hội đồng thành viên Tổng Công ty) và Nguyễn Quốc Khánh (sinh năm 1961, cựu Thành viên Hội đồng thành viên Tổng Công ty) đều bị phạt 3 năm 6 tháng tù về cùng tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” theo quy định tại Điều 219, khoản 3, Bộ luật Hình sự năm 2015.

Riêng bị cáo Trần Hồng Điệp (sinh năm 1961, cựu Kiểm soát viên chuyên trách, Tổng Công ty) bị phạt 3 năm tù về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại Điều 285, khoản 2, Bộ luật Hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009.

Tuyên án các bị cáo trong vụ sai phạm tại Tổng Công ty Chè Việt Nam
Các bị cáo tại phiên xét xử.

Về dân sự, tòa xác định các bị cáo có vi phạm khi quản lý 3 khu đất tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng gây thiệt hại tổng cộng 38 tỷ đồng. Vì vậy, Hội đồng xét xử kiến nghị chính quyền 3 thành phố nơi có đất thu hồi các khu đất xảy ra sai phạm để giải quyết theo quy định của pháp luật.

Với các tranh chấp về góp vốn, chuyển nhượng cổ phần giữa các công ty có giao dịch với Tổng Công ty Chè trong giai đoạn sai phạm, Hội đồng xét xử dành quyền khởi kiện cho họ trong vụ án dân sự khác.

Tòa án còn xác định nhà nước bị thiệt hại khác như đất bị bỏ hoang, chi phí khắc phục, thẩm định tài sản... nên tuyên tịch thu, sung công quỹ số tiền các bị cáo đã nộp khắc phục.

Hội đồng xét xử nhận định, hành vi của các bị cáo trong vụ án này là đặc biệt nghiêm trọng, mang tính hệ thống, lặp đi lặp lại, xâm phạm chế độ quản lý tài sản, gây thiệt hại đặc biệt lớn cho Nhà nước. Các bị cáo là thành viên Hội đồng thành viên, đại diện vốn Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn Nhà nước nhưng không tuân thủ đúng pháp luật xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa, nên cần buộc các bị cáo liên đới chịu trách nhiệm vì hậu quả mới được ngăn chặn một phần.

Trong số các bị cáo, bị cáo Nguyễn Thiện Toàn với vai trò là Tổng Giám đốc bị xác định là chủ mưu, giữ vai trò cao nhất, xuyên suốt. Tiếp đó, bị cáo Đặng Văn Tới là Kế toán trưởng đồng phạm giúp sức cho bị cáo Toàn.

Đối với hai bị cáo Vũ Ngọc Tự, Trần Thị Hoa, mặc dù biết rõ nguồn vốn, tài sản của Tổng Công ty song ký nghị quyết Hội đồng thành viên không thực hiện đúng các nhiệm vụ chức trách, bỏ mặc hậu quả xảy ra.

Các bị cáo Đặng Ngọc Cầm, Nguyễn Quốc Khánh đã ký các nghị quyết vay tiền... tạo điều kiện để bị cáo Toàn và các bị cáo khác gây ra sai phạm...

Tòa xác định các bị cáo thực hiện sai phạm nhiều lần song cũng ghi nhận các bị cáo thành khẩn khai nhận, một số bị cáo đã nộp tiền khắc phục, có thành tích trong công tác... nên được xem xét giảm nhẹ một phần hình phạt.

Theo bản án sơ thẩm, Tổng Công ty Chè được Nhà nước giao quản lý, sử dụng 11 cơ sở nhà đất. Quá trình quản lý, sử dụng các khu đất trên, các bị cáo đã có hành vi trái pháp luật, gây hậu quả thiệt hại cho Nhà nước hơn 38 tỷ đồng tại 3 khu đất.

Cụ thể, tại nhà đất 225 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Thành phố Hồ Chí Minh), khi đang thực hiện cổ phần hóa, bị cáo Nguyễn Thiện Toàn ký giấy ủy quyền cho bị cáo Bành Thương Trí ký hợp đồng vay 27,9 tỷ đồng của Công ty GB TEA để nộp tiền thuê đất 50 năm trả tiền một lần. Cùng với đó, cam kết chuyển quyền sử dụng đất thuê cho Công ty GB TEA.

Ngày 8/12/2015, 3 bị cáo Toàn, Cầm và Khánh đã ký ban hành các Nghị quyết Hội đồng quản trị góp vốn bằng quyền sử dụng đất tại 225 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, cấn trừ số tiền 27,9 tỷ đồng đã vay của Công ty GB TEA. Đồng thời, bị cáo Toàn ký các hợp đồng, văn bản cho phép Công ty GB-TEA đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trên cơ sở đó, Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh ký hợp đồng thuê đất và Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận thay đổi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty GB TEA.

Tại khu đất 1.500 m2 Trần Khát Chân (Hà Nội), bị cáo Toàn đã ký Nghị quyết số 368/CVN-HĐTV ngày 17/8/2011 chuyển nhượng quyền đầu tư xây dựng khách sạn Hotel Indochine Hà Nội với giá tối thiểu là 8,5 tỷ đồng và Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp là quyền sử dụng đất thuê 30 năm, diện tích 1.500 m2 cho Công ty Sông Châu với số tiền 10 tỷ đồng không qua đấu giá.

Tại khu đất 11.635 m2 đường Chè Hương (thành phố Hải Phòng), bị cáo Toàn đã ký Biên bản thỏa thuận thành lập Công ty Nam Cường, trong đó Tổng Công ty Chè góp 20,5 tỷ đồng bằng quyền thuê 11.635 m2 đất và tài sản trên đất; Nghị quyết số 264 ngày 20/6/2011 thoái vốn góp của Tổng Công ty Chè tại Công ty Nam Cường; Quyết định 126/QĐ-CVN-KTTC ngày 21/6/2011 chuyển nhượng toàn bộ số vốn góp trên cho cho các cá nhân với số tiền 20, 5 tỷ đồng không qua đấu giá… sai quy định pháp luật.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lực đẩy dòng vốn mới cho thị trường chứng khoán

Lực đẩy dòng vốn mới cho thị trường chứng khoán

Nhân dịp 25 năm vận hành thị trường chứng khoán (TTCK), Báo Tài chính - Đầu tư (Bộ Tài chính), tổ chức Tọa đàm “Lực đẩy dòng vốn mới”. Tọa đàm tập trung vào việc giải mã lực đẩy thực sự của dòng vốn trong giai đoạn mới.
Nhiều trường đại học công bố điểm sàn, mở rộng xét tuyển bằng chứng chỉ quốc tế

Nhiều trường đại học công bố điểm sàn, mở rộng xét tuyển bằng chứng chỉ quốc tế

Tính đến ngày 22/7, nhiều trường đại học trên cả nước đã công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào năm 2025. So với năm trước, điểm sàn năm nay có xu hướng giảm nhẹ ở nhiều ngành, đồng thời mở rộng các phương thức xét tuyển, đặc biệt là kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ và bài thi đánh giá năng lực.
Tăng lương tối thiểu nhưng không cắt giảm các chế độ hiện hành của người lao động

Tăng lương tối thiểu nhưng không cắt giảm các chế độ hiện hành của người lao động

Bộ Nội vụ yêu cầu không xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác khi tăng lương tối thiểu vùng.
Quyết tâm đổi mới vì sự phát triển bền vững

Quyết tâm đổi mới vì sự phát triển bền vững

Đảng bộ UBND phường Thanh Liệt, Hà Nội vừa tổ chức thành công Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là kỳ đại hội có ý nghĩa đặc biệt, đánh dấu bước chuyển quan trọng sau sáp nhập, khẳng định tinh thần đoàn kết, bản lĩnh chính trị và quyết tâm đổi mới của tập thể cán bộ, đảng viên trong bộ máy chính quyền phường Thanh Liệt.
Lũ lên nhanh, các xã miền núi Nghệ An ngập sâu trong nước

Lũ lên nhanh, các xã miền núi Nghệ An ngập sâu trong nước

Mưa lũ xảy ra nhanh trong đêm khiến nhiều xã miền núi của tỉnh Nghệ An ngập sâu trong biển nước. UBND tỉnh chỉ đạo khẩn, chính quyền các xã và người dân nhanh chóng di dời người và tài sản.
Thực hiện trả lương công chức theo vị trí việc làm trước ngày 1/7/2027

Thực hiện trả lương công chức theo vị trí việc làm trước ngày 1/7/2027

Theo kế hoạch triển khai thi hành Luật Cán bộ, công chức năm 2025, việc bố trí công chức vào vị trí việc làm và xếp ngạch tương ứng với vị trí việc làm phải được thực hiện trước ngày 1/7/2027.
U23 Việt Nam đối đầu Philippines tại bán kết U23 Đông Nam Á: Quyết tâm bảo vệ ngôi vương

U23 Việt Nam đối đầu Philippines tại bán kết U23 Đông Nam Á: Quyết tâm bảo vệ ngôi vương

Sau khi vượt qua vòng bảng với thành tích toàn thắng, đội tuyển U23 Việt Nam chính thức giành quyền vào vòng bán kết Giải U23 Đông Nam Á 2025 với tư cách nhất bảng B. Đối thủ tiếp theo của thầy trò HLV Kim Sang-sik là U23 Philippines - đội nhì bảng A. Trận bán kết sẽ diễn ra lúc 16h00 ngày 25/7 trên sân vận động Bung Karno, Indonesia.

Tin khác

Phạt tù cựu cán bộ trật tự xây dựng chiếm đoạt tiền tỷ của người dân

Phạt tù cựu cán bộ trật tự xây dựng chiếm đoạt tiền tỷ của người dân

Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội vừa đưa bị cáo Vương Mạnh Hưng (sinh năm 1987, cựu cán bộ Đội Quản lý Trật tự xây dựng đô thị quận Hà Đông (cũ), Hà Nội) ra xét xử và tuyên phạt bị cáo này 7 năm 6 tháng về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Xét xử đối tượng lừa đảo hàng tỷ đồng của 452 bị hại

Xét xử đối tượng lừa đảo hàng tỷ đồng của 452 bị hại

Trong 2 ngày 14-15/7, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đưa bị cáo Nguyễn Văn Hoành (sinh năm 1975, trú tại Hà Nội) ra xét xử về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong vụ án này, có đến hơn 452 người bị hại yêu cầu bị cáo phải bồi thường tiền gốc và lãi là hơn 181 tỷ đồng.
Truy tố ông Nguyễn Thái Hà và các bị can trong vụ án Tập đoàn Thuận An

Truy tố ông Nguyễn Thái Hà và các bị can trong vụ án Tập đoàn Thuận An

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao vừa ra cáo trạng truy tố cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà và 28 bị can trong vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An và các đơn vị liên quan.
Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn Nguyễn Văn Hậu bị kết án 30 năm tù

Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn Nguyễn Văn Hậu bị kết án 30 năm tù

Ngày 11/7, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tiến hành tuyên án bị cáo Nguyễn Văn Hậu (cựu Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn), Hoàng Thị Thúy Lan (cựu Bí thư tỉnh Vĩnh Phúc) cùng 39 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn.
Hôm nay tuyên án Nguyễn Văn Hậu và 40 bị cáo trong vụ án Phúc Sơn

Hôm nay tuyên án Nguyễn Văn Hậu và 40 bị cáo trong vụ án Phúc Sơn

Sau thời gian nghị án kéo dài, Hội đồng xét xử Toà án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ tiến hành tuyên án với 41 bị cáo trong vụ án Phúc Sơn vào sáng 11/7.
Điều tra bổ sung vụ cựu Phó Giám đốc Ngân hàng Eximbank lừa đảo chiếm đoạt 2.700 tỷ đồng

Điều tra bổ sung vụ cựu Phó Giám đốc Ngân hàng Eximbank lừa đảo chiếm đoạt 2.700 tỷ đồng

Sau 2 ngày xét xử, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định trả hồ sơ vụ án Phó Giám đốc Ngân hàng Eximbank chi nhánh Ba Đình lừa đảo 2.700 tỷ đồng để làm rõ một số vấn đề liên quan.
Kiến nghị đầu tư cơ sở vật chất, xem xét chế độ cho cán bộ Tòa án

Kiến nghị đầu tư cơ sở vật chất, xem xét chế độ cho cán bộ Tòa án

Trong 6 tháng năm 2025, Tòa án nhân dân hai cấp thành phố Hà Nội thụ lý 27.283 vụ việc, giải quyết 16.990 vụ việc, đạt tỷ lệ 62,27%. So với cùng kỳ năm 2024, số thụ lý tăng 3.456 vụ; giải quyết tăng 2.295 vụ. Đặc biệt Tòa thụ lý vụ án vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân (cũ); các vụ án liên quan đến trung tâm đăng kiểm; vụ án liên quan đến “Nhận hối lộ"...
Khắc phục thêm 768 tỷ đồng, cựu Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn được đề nghị giảm án

Khắc phục thêm 768 tỷ đồng, cựu Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn được đề nghị giảm án

Ngày 4/7, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục xét xử bị cáo Nguyễn Văn Hậu (cựu Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn) và 40 bị cáo khác trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn và các tỉnh, thành phố.
Tuyên án bà trùm ma túy

Tuyên án bà trùm ma túy

Chiều 2/7, Hội đồng xét xử sơ thẩm Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên án đối với bị cáo Nguyễn Thị Kim Hương (Hương "Mẩu") và các bị cáo liên quan khác.
Lời hối hận muộn màng của các bị cáo trong vụ Tập đoàn Phúc Sơn

Lời hối hận muộn màng của các bị cáo trong vụ Tập đoàn Phúc Sơn

Cuối giờ chiều ngày 28/6, phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Văn Hậu cùng hàng chục bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn và một số địa phương khác đã khép lại phần tranh luận, 40 bị cáo lần lượt được nói lời sau cùng trước khi phiên tòa bước vào phần nghị án.
Xem thêm
Phiên bản di động