Tuổi nghỉ hưu của công chức, người lao động trong năm 2025
Khoản 1, Điều 60 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định công chức được nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật Lao động.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Cụ thể, Điều 169 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về tuổi nghỉ hưu như sau: Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Tại Điều 4 Nghị định số 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu đã có hướng dẫn cụ thể: Kể từ ngày 1/1/2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.
Đối chiếu theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP của Chính phủ, năm 2025, tuổi nghỉ hưu của công chức, người lao động trong điều kiện lao động bình thường đối với nam là đủ 61 tuổi 3 tháng và đối với nữ là đủ 56 tuổi 8 tháng.
![]() |
Bảng tính tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường. |
Nghị định số 135/2020/NĐ-CP cũng quy định rõ nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động lao động bình thường. Cụ thể: Người lao động có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định tại thời điểm nghỉ hưu, khi có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. Hoặc người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 1/1/2021.
Ngoài ra còn có trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; người lao động có tổng thời gian làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và thời gian làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 15 năm trở lên.
![]() |
Bảng tính tuổi nghỉ hưu thấp nhất của người lao động nam và lao động nữ. |
Như vậy, theo quy định tại Nghị định số 135/2020/NĐ-CP, người lao động nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Đối chiếu quy định, năm 2025, người lao động nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn là 56 tuổi 3 tháng đối với nam và 51 tuổi 8 tháng với nữ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

UBND TP Hà Nội yêu cầu làm rõ dấu hiệu lấn chiếm hồ Cầu Cốc do Báo Lao động Thủ đô phản ánh

Thanh Hóa: Bắt giữ băng nhóm tội phạm cộm cán, nguy hiểm

MTTQ xã Vân Đình kiện toàn bộ máy, nâng tầm vai trò trung tâm đoàn kết toàn dân

Hà Nội lấy ý kiến cộng đồng về phương án tuyến đường sắt đô thị số 5

Thu hút nhân tài gắn với hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Thủ đô

Khi người dân không còn thấy mình là “khách”

Tiến độ khởi công 2 tuyến metro của Hà Nội trong năm 2025
Tin khác

BHXH thành phố Hà Nội: Tập trung giảm nợ đọng, phát triển người tham gia
Chính sách 17/07/2025 21:41

Hơn 400 người cao tuổi xã Thượng Phúc làm hồ sơ hưởng trợ cấp hưu trí xã hội theo chính sách mới
Chính sách 17/07/2025 12:50

Đã giải quyết cho gần 586 nghìn người hưởng trợ cấp BHXH một lần
Chính sách 17/07/2025 08:03

Infographic: Hà Nội hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện, BHYT cho đối tượng chính sách
Infographic 16/07/2025 23:06

Nâng cao tỷ lệ bao phủ BHXH, BHYT: Hà Nội tăng cường đối thoại với doanh nghiệp
Chính sách 16/07/2025 18:12

Cá nhân kinh doanh online có phải đóng bảo hiểm xã hội?
Chính sách 15/07/2025 12:49

Thủ tục nhận trợ cấp hưu trí xã hội
Chính sách 14/07/2025 14:25

Hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương, phụ cấp sau sắp xếp bộ máy
Chính sách 14/07/2025 07:41

Những quy định mới về tuổi nghỉ hưu của nhà giáo
Chính sách 13/07/2025 07:40

Quy định mới về đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Chính sách 11/07/2025 21:38