Tưng bừng lễ hội truyền thống làng La
Tưng bừng ngày khai hội Gò Đống Đa | |
Độc đáo lễ hội trâu rơm, bò rạ tại Vĩnh Phúc | |
Chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng dịp lễ hội đầu năm 2020 | |
Hà Nội sẵn sàng đón mùa Lễ hội xuân an toàn, văn minh |
Làng La Cả thuộc địa phận phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội - ngôi làng có nhiều bề dày lịch sử và có tinh thần hiếu học. Đình La Cả là nơi thờ Thành hoàng Đương Cảnh Công và hai người vợ của ông là Tuyên Nương và Trinh Nương. Hai làng Ỷ La và La Nội có chung một ngôi chùa đó là chùa Hoa Nghiêm Tự hay gọi Chùa Cả, trong chùa còn có quả chuông nặng 1200kg, rộng 1,2m, cao 134m và tượng đúc. Miếu và đình thờ Thành hoàng làng La Cả mang di tích dấu ấn độc đáo.
Xưa kia đình làng vốn là ngôi đình lợp lá được xây dựng từ thời Lê, đến thời Nguyễn được dựng lại với quy mô, bề thế uy nghi hơn. Những nét phù điêu ở đình khắc hoạ đường nét đều nang ý nghĩa cầu cho mưa thuận, gió hoà, dân làng ấm no, hạnh phúc.
Nếu có dịp đặt chân đến làng La trong dịp xuân về bạn không thể bỏ qua một lễ hội độc đáo được tổ chức ngay dịp đầu năm. Lễ Hội làng được diễn ra từ mùng 7 đến mùng 10 tháng giêng, nhưng từ ngày mùng 6 các quân kiệu đã tập chung để chuẩn bị cho đàn rước chính.
Dưới đây là một số hình ảnh độc đáo của buổi lễ rước kiệu ông, kiệu bà trong ngày lễ hội đầu năm:
Đi đầu đoàn rước là đội sư tử tượng trưng cho sức mạnh, sự uy nghi của phật thánh và còn tạo sự vui nhộn cho lễ hội. |
Đúng 9 giờ, sau các nghi lễ dâng hương thì các đội rước đã vào vị trí chuẩn bị xuất phát rước kiệu lên Miếu đón Thánh. |
Đối với người dân làng La, đây là một ngày thực sự vui vẻ và hạnh phúc, mọi người tụ họp từ sớm để chờ đợi đoàn kiệu đi qua. |
Các bà, các cụ váy áo chỉnh tề để tham gia vào đội rước, ai nấy đều rất hào hứng và phấn khởi. |
Đây là đội trống đi ngay sau kiệu tạo sự vui tươi, nhộn nhịp. |
Các bé tham gia đội múa xin tiền với những tiếng trống rộn ràng, những đôi tay uyển chuyển đã làm nên một hình ảnh độc đáo, góp phần gìn giữ các nét đẹp văn hóa từ lâu đời. |
Mỗi một tổ dân phố đều đặt bàn thờ đón kiệu đi qua, mong một năm người dân của khu phố được ấm no, vui vẻ, mùa màng bội thu. |
Rước kiệu ông đều là những thanh niên trai tráng, tượng trưng cho sức mạnh và uy nghiêm, Thành Hoàng làng là người có công lao to lớn trong việc đánh bại thú dữ đem lại bình an cho dân làng. |
Đây là kiệu bà lớn, người vợ đầu tiên của Thành Hoàng làng, bà là người có công đầu tiên khi dẫn đường cho Đức Thành Hoàng tiến vào rừng sâu diệt hổ. |
Sau cùng là kiệu bà bé, người vợ thứ hai của Đức Thành Hoàng, Bà cũng có công khi giúp Thành Hoàng diệt hổ dữ. |
Sau khi đã rước kiệu vào Miếu, đội rước vào trong Miếu làm nghi lễ dâng hương và kết thúc buổi lễ. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc
Quy định mới về giá điện từ tháng 2
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới
Tin khác
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Văn hóa 02/02/2025 22:28
Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ
Văn hóa 02/02/2025 06:01
Một năm thăng hoa của nghệ thuật biểu diễn
Văn hóa 01/02/2025 13:28
Đầu xuân trẩy hội đền Đô
Văn hóa 01/02/2025 12:26
Đền Cờn xứ Nghệ tấp nập du khách đầu năm
Văn hóa 31/01/2025 19:44
Đầu Xuân vãn cảnh ngôi chùa hơn 400 năm tuổi giữa lòng Hà Nội
Văn hóa 31/01/2025 14:17
Tấp nập dòng người về Văn Miếu xin chữ trong ngày đầu Xuân Ất Tỵ
Văn hóa 30/01/2025 15:04
Văn hóa nguồn lực phát triển đặc biệt
Văn hóa 30/01/2025 09:15
Xuân mạn đàm đất và người Thăng Long
Văn hóa 30/01/2025 06:47
Thương về hương vị Tết xưa
Văn hóa 30/01/2025 06:47