Tuân thủ lương tối thiểu trong ngành Dệt - may và Da giầy: Cần giám sát chặt
Thành lập công đoàn cơ sở gắn với xây dựng công đoàn vững mạnh | |
Công đoàn Dệt may Hà Nội nỗ lực phát triển đoàn viên công đoàn |
Với tỉ lệ 6,6%, Việt Nam đứng đầu trong 7 quốc gia xuất khẩu may mặc tại châu Á về tuân thủ quy định lương tối thiểu, nhưng, theo khuyến nghị của ILO dù ở cấp độ nào, đây là một vấn đề đáng quan ngại và cần được tiếp tục theo dõi chặt chẽ.
Đa số công nhân ngành Da giày lương không cao. Ảnh minh họa. |
Theo nghiên cứu và thống kê của ILO, tỉ lệ không tuân thủ quy định lương tối thiểu trong các DN dệt - may, da giầy tại Việt Nam là 6,6% - thấp hơn rất nhiều so với nước thấp thứ hai trong danh sách là Campuchia (25,6%) và thấp hơn gần 9 lần so với nước đứng đầu là Philippines (53,3%).
Cũng theo nhận định của ILO, việc tuân thủ quy định về tiền lương tối thiểu khá yếu ở khắp các nền công nghiệp dệt - may Châu Á và mức độ không tuân thủ giữa các quốc gia là khác nhau.
Đánh giá cao tỉ lệ tuân thủ tiền lương tối thiểu trong ngành Dệt - may và Da giày - một ngành đang khá phát triển tại Việt Nam, song TS Chang-Hee Lee- Giám đốc ILO Việt Nam cũng cho biết: Số liệu về Việt Nam sử dụng trong nghiên cứu này là từ năm 2013. Từ đó đến nay, lương tối thiểu tại Việt Nam đã tăng đáng kể, khoảng 12-15% mỗi năm trong các năm 2014-2016 và sẽ tiếp tục tăng 7,3% trong năm 2017. Vì vậy, chúng ta cần đợi những số liệu mới để xem liệu mức độ tuân thủ cao của Việt Nam có tiếp tục được giữ vững ngay cả với mức tăng đáng kể của lương tối thiểu”. |
Tại Việt Nam, tỉ lệ DN trả lương thấp hơn 80% mức lương tối thiểu (được coi là vi phạm nghiêm trọng) ở mức 3,8% và tỉ lệ vi phạm ở mức độ vừa phải (trả lương trong khoảng từ 80% đến dưới 100% lương tối thiểu) là 2,8%.
Trong khi đó, ở Philippines, Ấn Độ, Thái Lan, Pakistan và Indonesia đều có một tỉ lệ lớn người LĐ trong ngành Dệt - may bị trả lương thấp hơn nhiều so với lương tối thiểu. Tỉ lệ vi phạm nghiêm trọng ở Philippines và Ấn Độ lần lượt là 38,8% và 34,9%. Tại Indonesia, thống kê cho thấy, khoảng 1/4 số người LĐ dệt - may nhận lương thấp hơn nhiều so với lương tối thiểu.
Từ góc độ về giới, chuyên gia về lao động việc làm của ILO cho biết, ở tất cả các quốc gia được nghiên cứu, LĐ nữ dễ bị trả lương thấp hơn mức tối thiểu so với LĐ nam. Tuy nhiên, các số liệu nghiên cứu cho thấy, Việt Nam là một trong những quốc gia có khoảng cách phân biệt về giới nhỏ nhất (5,7%), xếp sau Campuchia và Indonesia. Trong khi đó, Pakistan có sự khác biệt nam-nữ trong tỉ lệ không tuân thủ cao nhất (60,4%).
“Tiền lương tối thiểu có vai trò quan trọng đối với ngành Dệt - may, một ngành hiếm khi có thương lượng tập thể về lương. Đặc biệt, mức độ không tuân thủ là một khía cạnh quan trọng bởi vì có sự khác biệt lớn giữa một người LĐ hưởng lương tương đương 99% mức lương tối thiểu và một người chỉ được trả một nửa mức lương tối thiểu” - ông Matthew Cowgill (Cố vấn trưởng của ILO về tiêu chuẩn lao động trong chuỗi cung ứng toàn cầu – tác giả chính của báo cáo) cho biết.
Từ những kết quả cụ thể, ông Matthew Cowgill đưa ra khuyến cáo: “Mặc dù Việt Nam dẫn đầu so với các nước láng giềng, tuy nhiên, việc không tuân thủ quy định về tiền lương tối thiểu, dù ở cấp độ nào, cũng là một vấn đề đáng quan ngại và cần được tiếp tục theo dõi chặt chẽ”.
Đại diện ILO cũng cho rằng, trong việc tuân thủ lương tối thiểu, tổ chức đại diện cho người LĐ và người sử dụng LĐ đóng vai trò rất quan trọng. Đặc biệt là sự vào cuộc của thể chế quản trị thị trường lao động và sự vững mạnh của hệ thống thanh tra lao động cũng có ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề tuân thủ quy định lương tối thiểu tại mỗi nước.
Bảo Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán
Tin khác
Doanh nghiệp tặng quà Tết là hàng chục xe máy cho người lao động
Đời sống 19/01/2025 08:23
Đảm bảo chi trả đầy đủ tiền lương, thưởng Tết cho người lao động
Đời sống 16/01/2025 06:06
Quà Tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?
Đời sống 10/01/2025 11:09
Tăng thu nhập nhờ xu hướng chụp ảnh ngày cận Tết
Đời sống 08/01/2025 17:40
Mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất trên 1,9 tỷ đồng
Đời sống 08/01/2025 17:33
Tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương
Đời sống 06/01/2025 06:37
Cả nước có trên 3,8 triệu người được hưởng trợ cấp xã hội
Đời sống 04/01/2025 11:43
Hà Nội: Mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều
Đời sống 02/01/2025 12:16
Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết trong năm 2025?
Đời sống 01/01/2025 22:36
Cải thiện điều kiện sống cho người lao động nhập cư tại Hà Nội
Đời sống 31/12/2024 13:49