-->

Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?

(LĐTĐ) Đến hẹn lại lên, mỗi dịp cuối năm, nhiều vỉa hè, tuyến đường trên địa bàn thành phố Hà Nội lại bị “xới tung”, bụi bay mù mịt gây ảnh hưởng đời sống dân sinh. Điều đáng nói, tình trạng này lặp đi lặp lại hàng năm trên khắp các nẻo đường, tuyến phố như một điệp khúc quen thuộc.
Thanh tra Sở GTVT Hà Nội: Xử lý nghiêm các vi phạm thi công đào hè, đào đường

“Mùa” đào đường, lát vỉa hè

Thủ đô Hà Nội đang bước vào những tháng cuối của năm 2024, và như đã thành thông lệ trong vô số những áp lực mà mỗi người dân Thủ đô phải đối diện vào thời điểm cuối năm thì năm nào cũng có áp lực tham gia giao thông trong tình trạng lòng đường, vỉa hè bị cày xới…

Ghi nhận trong khoảng hơn một tháng trở lại đây trên địa bàn quận Đống Đa, nhiều công trình đào đường, chỉnh trang hạ tầng được thi công. Nhiều công trình được nhanh chóng hoàn thiện nhưng cũng có nhiều công trình đến thời điểm này vẫn dở dang. Đơn cử tại khu vực khu tập thể Trung Tự, phường Trung Tự, mặt đường bị đào bới, xuất hiện rãnh dài hàng trăm mét được hoàn trả vội vàng gây mất mỹ quan đô thị. Chưa kể tại nhiều khu vực trống, hàng trăm mét ống nhựa, bao cát vật liệu thi công vẫn bị bỏ ngổn ngang lấn chiếm không gian chung trong khu vực.

Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?
Đến hẹn lại lên, mỗi dịp cuối năm, nhiều vỉa hè, tuyến đường trên địa bàn thành phố Hà Nội lại bị “xới tung”, ảnh hưởng đời sống dân sinh.

Cách đó không xa, “dự án lát đá vỉa hè” trên phố Hồ Đắc Di, phường Nam Đồng, cũng trì trệ suốt nhiều ngày nay. Cả tuyến phố hàng trăm mét được tập kết đá lát ngổn ngang nhưng chỉ có lác đác vài công nhân thi công, thậm chí có ngày còn không có bóng một công nhân nào. Vỉa hè bị đào lên, bụi đất cộng thêm tiết trời hanh khô khiến không khí càng thêm ô nhiễm.

Cực chẳng đã, nhiều nhà trong khu vực đã phải tự mình xếp đá hoặc trải bạt trước cửa nhà để tiện di chuyển và tránh bụi. Anh Nguyễn Huy Bình ở 45 Hồ Đắc Di cho biết, việc thi công vỉa hè trên tuyến phố này đã diễn ra gần 2 tuần nay. “Chúng tôi ai cũng mừng vì vỉa hè trước nhà được cải tạo sẽ khang trang sạch sẽ hơn, tuy nhiên việc thi công kéo dài chưa biết bao giờ xong cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt chung…”, anh Bình cho hay.

Ghi nhận tại một số địa bàn khác, không chỉ lát đá chỉnh trang lại vỉa hè, nhiều tuyến phố cũng được cào nhựa rải thảm lại mặt đường, điều đáng nói ở đây là thời gian thi công và tiến độ thi công khác nhau nên mức độ gây ảnh hưởng đến người dân cũng khác nhau. Đơn cử như việc cải tạo lại tuyến phố Hoàng Tích Trí, phường Kim Liên, quận Đống Đa, dù rất ngắn chỉ vài trăm mét nhưng trên tuyến phố này hiện có 3 trường tiểu học và 1 trường mẫu giáo, do đó, tuyến phố này được cải tạo vào buổi tối ngày cuối tuần khi ít các phương tiện qua lại, không gây ùn tắc giao thông. Trong khi đó, tại nhiều tuyến phố chính như Lò Đúc, Ngô Thì Nhậm (quận Hai Bà Trưng); Linh Lang (quận Ba Đình);… việc thi công đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến giao thông trong khu vực. Thậm chí, trong quá trình thi công đã xảy ra một số vụ tai nạn khiến người đi đường bị xây xát nhẹ. Theo một người dân ở đây, nguyên nhân của tình trạng này là khi mặt đường bị cào lên, nham nhở khiến xe máy bị trượt bánh.

Phải khẳng định, việc thi công diễn ra trong các khu dân cư vào dịp cuối năm vốn là thời điểm nhu cầu đi lại, hoạt động kinh doanh, buôn bán của người dân gia tăng nên ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người dân. Nhiều ý kiến thắc mắc tại sao cả năm không làm, sao cứ đúng dịp cuối năm mới làm.

Cần có cơ chế phù hợp hơn

Hà Nội là một đô thị lớn, do đó, việc tu sửa hè đường, hạ ngầm dây cáp, nâng cấp tuyến ống… cũng đều vì lợi ích thực tế của người dân. Chính vì vậy, công bằng mà nói, việc duy tu sửa chữa đường, thi công hạ tầng ngầm là cần thiết và vẫn được tiến hành quanh năm. Tuy nhiên, đấy là với các dự án lớn hoặc các tuyến phố do Thành phố quản lý, còn phần lớn các tuyến phố do địa phương quản lý thì việc triển khai vẫn còn máy móc, các đơn vị quản lý, thi công công trình cũng chưa thực sự vào cuộc tích cực.

Theo giải thích của lãnh đạo một phường ở Hà Nội, mỗi dịp đầu năm, UBND phường có văn bản gửi các tổ dân phố, cụm dân cư về vấn đề hạ tầng. Trong đó có các nội dung như nâng cấp, cải tạo đường, ngõ xóm, nạo vét cống rãnh… để lấy ý kiến người dân, tiếp đó phường tập hợp ý kiến gửi lên Ban Quản lý đầu tư xây dựng của quận và cơ quan này sẽ tiến hành khảo sát rồi báo cáo UBND quận, sau đó trình Hội đồng nhân dân quận để phê duyệt dự án.

Với kế hoạch hàng năm thì đến cuộc họp giữa năm, tức là khoảng tháng 6, tháng 7, Hội đồng nhân dân quận sẽ tổ chức họp để thống nhất, sau đó quận/huyện giao cho Ban Quản lý dự án trực thuộc thực hiện việc điều tiết vốn, lựa chọn chủ đầu tư để thực hiện. Từ khi được phê duyệt, đến lựa chọn nhà thầu, thi công theo đúng các quy trình thủ tục thì đến khoảng tháng 10, chậm hơn là tháng 12 hàng năm, dự án mới được thi công.

Thực tế là vậy tuy nhiên đây cũng không thể là lý do bao biện cho câu chuyện cứ đến cuối năm mới thi công vỉa hè hay đào đường. Xét về khía cạnh tích cực, việc đào đường, đào vỉa hè là nhằm để thay mới, làm đẹp đẽ lại bộ mặt đô thị nhưng “cốt lõi” vẫn là giảm tối đa làm phiền hà, cản trở giao thông, sinh hoạt của người dân.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc duy tu, sửa chữa đường vẫn cần được tiến hành theo định kỳ, hoặc khi có sự cố, hư hỏng đột xuất. Nếu bắt buộc phải làm, thì làm cuốn chiếu, rốt ráo từng khu vực, đúng tiến độ, tránh tập trung vào cùng dịp cuối năm. Điều quan trọng nhất là Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng Hà Nội và chính quyền địa phương phải làm tốt vai trò quản lý kết cấu hạ tầng giao thông, có sự điều tiết hợp lý từ nguồn vốn đến tiến độ thi công, tránh tối đa ảnh hưởng đến người dân.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

(LĐTĐ) Không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc Tết làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc, tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính là quy định từ nhiều năm nay đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng ta thật là vĩ đại. 95 năm qua, kể từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn có những quyết định mang tầm tư duy dẫn đường đưa cách mạng Việt Nam vào thế tiến công không ngừng, tiên phong trong cách mạng thế giới, đưa dân tộc tới tương lai rạng ngời...
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh, lập kỷ lục mới. Theo giới phân tích, giá vàng tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn, thu hút dòng tiền từ thị trường.
Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng

Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2): Tỷ giá USD tiếp tục duy trì đà tăng khi thị trường phản ứng trước dữ liệu lạm phát Mỹ và chính sách thuế mới từ Tổng thống Donald Trump. Chỉ số USD Index giữ vững trên ngưỡng 108, cho thấy đồng bạc xanh vẫn đang hưởng lợi từ các yếu tố vĩ mô.
Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm

Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm

(LĐTĐ) Trong tuần qua, giá dầu Brent giảm 2,1%, còn giá dầu WTI giảm 2,9%, kéo dài đà giảm từ tuần trước. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 73,81 USD/thùng, giảm 0,27%, giá dầu Brent ở mốc 76,5 USD/thùng, giảm 0,29%. Trong nước, giá xăng dầu vẫn ổn định sau kỳ điều chỉnh đầu tiên của tháng 2.
Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu

Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu

(LĐTĐ) Trận đấu giữa Chelsea vs West Ham sẽ diễn ra vào lúc 03h00 ngày 4/2 ở vòng 24 Premier League 2024/25.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác

(LĐTĐ) Dự báo ngày 3/2, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, đêm và sáng có mưa, mưa rào rải rác. Gió chuyển hướng Đông Bắc cấp 3.

Tin khác

Hà Nội không xảy ra ùn tắc trong ngày cuối kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ

Hà Nội không xảy ra ùn tắc trong ngày cuối kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ

(LĐTĐ) Chiều 2/2, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ kéo dài 9 ngày, người dân ở các tỉnh quay trở lại Hà Nội học tập và làm việc. Tuy nhiên, tình hình giao thông trong nội đô và các cửa ngõ Thủ đô không xảy ra tắc nghẽn nghiêm trọng như các năm trước.
9 ngày nghỉ Tết Ất Tỵ, toàn quốc xảy ra 445 vụ tai nạn giao thông, 209 người tử vong

9 ngày nghỉ Tết Ất Tỵ, toàn quốc xảy ra 445 vụ tai nạn giao thông, 209 người tử vong

(LĐTĐ) Chiều 2/2, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) thông tin về tình hình, kết quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ 25/1 - 2/2/2025).
Hà Nội: Tết Ất Tỵ, tai nạn giao thông giảm sâu so với cùng kỳ

Hà Nội: Tết Ất Tỵ, tai nạn giao thông giảm sâu so với cùng kỳ

(LĐTĐ) Sáng 2/2, Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội cho biết, từ ngày 25/1 đến ngày 1/2 (từ 26 tháng Chạp đến mùng 4 Tết Ất Tỵ), toàn Thành phố xảy ra 17 vụ tai nạn giao thông, làm 10 người tử vong, 13 người bị thương. So sánh với 9 ngày nghỉ Tết Giáp Thìn 2024, giảm 21 vụ, giảm 6 người tử vong, giảm 31 người bị thương. So sánh 9 ngày liền kề giảm 13 vụ, giảm 10 người tử vong, giảm 7 bị thương...
Tăng cường kiểm soát hoạt động vận tải hành khách ngay từ đầu năm

Tăng cường kiểm soát hoạt động vận tải hành khách ngay từ đầu năm

(LĐTĐ) Lực lượng chức năng tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đặc biệt là tình trạng dừng, đỗ sai quy định, đón trả khách không đúng nơi quy định, tình trạng nhồi nhét khách...
Hà Nội: Năm 2025, phấn đấu vận tải công cộng đáp ứng 20% nhu cầu

Hà Nội: Năm 2025, phấn đấu vận tải công cộng đáp ứng 20% nhu cầu

(LĐTĐ) Năm 2025, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội cho biết, sẽ thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được Bộ GTVT, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố giao hằng năm. Đặc biệt, vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) đáp ứng đạt tỷ lệ đảm nhiệm 20% nhu cầu đi lại của người dân.
Mùng 4 Tết Ất Tỵ: Toàn quốc xảy ra 47 vụ tai nạn giao thông, làm chết 21 người

Mùng 4 Tết Ất Tỵ: Toàn quốc xảy ra 47 vụ tai nạn giao thông, làm chết 21 người

(LĐTĐ) Chiều 1/2 (mùng 4 Tết Ất Tỵ) Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) - Bộ Công an cho biết, toàn quốc xảy ra 47 vụ tai nạn giao thông, làm chết 21 người, bị thương 45 người. So với ngày mùng 4 Tết Giáp Thìn năm 2024, giảm 21 vụ, giảm 6 người chết, giảm 20 người bị thương.
Cách di chuyển qua nút giao Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển mới nhất

Cách di chuyển qua nút giao Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển mới nhất

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa thông tin phương án di chuyển mới nhất tại nút giao Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển. Theo đó, đây là nút giao thông nhiều tầng nhất Hà Nội hiện nay với lưu lượng phương tiện giao thông rất cao, thường xuyên xảy ra ùn tắc.
820 lái xe bị trừ điểm bằng lái trong ngày mùng 3 Tết

820 lái xe bị trừ điểm bằng lái trong ngày mùng 3 Tết

(LĐTĐ) Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia thông tin, trong ngày mùng 3 Tết Ất Tỵ, tức 31/1, cả nước xảy ra 56 vụ tai nạn giao thông, 33 người tử vong, 52 người bị thương. Đáng chú ý, lực lượng chức năng đã tước 283 giấy phép lái xe các loại, trừ điểm giấy phép lái xe 820 trường hợp.
Chiều mùng 4 Tết, nhiều cao tốc hướng về Hà Nội bị ùn tắc

Chiều mùng 4 Tết, nhiều cao tốc hướng về Hà Nội bị ùn tắc

(LĐTĐ) Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng hướng Hà Nội tắc dài từ nút giao Yên Mỹ đến trạm thu phí. Quốc lộ 1A đoạn từ Cầu Giẽ lên tới Vạn Điểm đông xe, ùn tắc. Trên tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai lưu lượng phương tiện đang tăng cao (hướng về trung tâm Hà Nội).
Lộ trình 2 tuyến buýt kết nối với chùa Hương

Lộ trình 2 tuyến buýt kết nối với chùa Hương

(LĐTĐ) Hiện tại, trên địa bàn Thủ đô có 2 tuyến buýt trợ giá kết nối đến chùa Hương là tuyến buýt 103A và tuyến 103B.
Xem thêm
Phiên bản di động