--> -->

Tu bổ di tích để bảo tồn giá trị văn hóa

Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân trên địa bàn huyện Thanh Trì đã quan tâm và có nhiều giải pháp tập trung vào việc bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các di sản văn hóa. Nhờ đó, các di tích được tu bổ theo đúng quy định của pháp luật; di vật, cổ vật được bảo vệ nghiêm ngặt.
Tu bổ di tích quốc gia Chùa Tây Phương (Hà Nội) Vấp bởi “rừng” thủ tục

Nhiều di tích được tu bổ, trùng tu

Trên địa bàn huyện Thanh Trì hiện có 154 di tích lịch sử văn hóa và 45 lễ hội truyền thống gồm 90 di tích đã được công nhận xếp hạng (trong đó 65 di tích xếp hạng cấp Quốc gia và 25 di tích xếp hạng cấp Thành phố). Có 6 địa điểm gắn biển lưu niệm sự kiện cách mạng kháng chiến. Hệ thống sắc phong tại đình Yên Phú, xã Liên Ninh; đình Triều Khúc, đình Yên Xá xã Tân Triều được công nhận là tài liệu lưu trữ quý, hiếm.

Tu bổ di tích để bảo tồn giá trị văn hóa
Xã Yên Mỹ với nhiều di tích và lễ hội đặc sắc được Thành phố Hà Nội công nhận là Điểm đến du lịch.

Cùng với hệ thống các di sản vật thể được hiện hữu và bảo tồn, Thanh Trì còn bảo lưu được hệ thống các di sản văn hóa phi vật thể với nhiều loại hình phong phú, đa dạng như nghệ thuật trình diễn dân gian, tập quán xã hội, tri thức dân gian, đặc biệt là các lễ hội truyền thống được tồn tại và lưu truyền qua hàng nhiều đời tại các địa phương. Tiêu biểu như Lễ hội Triều Khúc, xã Tân Triều được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

Bà Nguyễn Thị Thanh Bình - Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Thanh Trì cho biết, xác định công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị các di sản, di tích lịch sử, văn hóa là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, cần có sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền, cả hệ thống chính trị và nhân dân. Năm 2021, Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì xây dựng Đề án “Tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Thanh Trì giai đoạn 2021 - 2026”, sau gần 3 năm tổ chức thực hiện, các nội dung, phần việc của Đề án được triển khai tích cực.

Theo đó, 8/8 chỉ tiêu Đề án đã được tập trung triển khai thực hiện, trong đó 2/8 chỉ tiêu đã hoàn thành; 29/29 di tích đã được nghiên cứu, thực hiện các bước đầu tư tu bổ, tôn tạo với tổng nhu cầu vốn đầu tư khoảng 519 tỷ đồng. Đến nay 8/29 di tích đã khánh thành và đưa vào sử dụng. 21 di tích đang được triển khai tu bổ, tôn tạo đảm bảo đúng tiến độ, phấn đấu hoàn thành năm 2026.

Huyện cũng lập hồ sơ đề nghị xếp hạng 15 di tích; nâng cấp xếp hạng di tích từ cấp Quốc gia lên cấp Quốc gia đặc biệt đối với di tích đình thờ Chu Văn An; từ cấp Thành phố lên cấp Quốc gia đối với di tích Chiến thắng Ngọc Hồi mùa xuân Kỷ Dậu 1789. Tổ chức đo đạc, lập bản đồ khoanh vùng bảo vệ và cắm mốc giới 20 di tích chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Lập hồ sơ khoa học di sản văn hoá phi vật thể đề nghị đưa vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia đối với Lễ hội tổng Nam Phù. Thí điểm, xây dựng điểm du lịch làng nghề truyền thống, gắn với du lịch tâm linh từ 1-2 điểm. Xây dựng văn bia giới thiệu về di tích, thần tích vị thần thờ. Kiểm kê, lập hồ sơ khoa học cho các hiện vật, cổ vật; phiên âm, dịch nghĩa tư liệu Hán Nôm tại 154 di tích, số hoá dữ liệu về các di tích lịch sử, văn hoá, các lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện.

Ngoài các chỉ tiêu xếp hạng di tích theo Đề án, huyện còn lập hồ sơ đề xuất, đã được Thành phố xếp hạng 2 di tích là Đền Nhà Bà và Nhà thờ họ Đặng, xã Yên Mỹ. Gắn biển 2 địa điểm lưu niệm sự kiện cách mạng kháng chiến tại Chùa Quang Phúc, xã Thanh Liệt và thôn Huỳnh Cung, xã Tam Hiệp.

Năm 2023, huyện Thanh Trì đã được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội công nhận 8 điểm đến du lịch trên địa bàn các xã Yên Mỹ, Đại Áng, Thanh Liệt, Tam Hiệp, Duyên Hà, Vạn Phúc, Đông Mỹ, Tân Triều. Trong đó có điểm đến du lịch xã Tam Hiệp gắn với di sản làng nghề Rượu Ngâu được Sở Du lịch đưa vào tuyến Trung tâm Hà Nội - Thanh Trì - Thường Tín - Phú Xuyên - Trung tâm Hà Nội để các đơn vị lữ hành về khảo sát đưa vào các tour.

Tiếp tục tháo gỡ các vướng mắc để triển khai

Tuy nhiên, hiện nay tại một số dự án việc lập hồ sơ, thực hiện dự án tu bổ, tôn tạo di tích thời gian kéo dài, khó khăn cho công tác triển khai dự án, nhất là ở những nơi di tích xuống cấp nghiêm trọng. Công tác phát huy giá trị di sản, lễ hội truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa chưa tương xứng với tiềm năng cần đưa ra giải pháp tháo gỡ trong thời gian tới.

Đến nay, toàn huyện Thanh Trì có 8/29 di tích đã khánh thành và đưa vào sử dụng, 21 di tích đang được triển khai tu bổ, tôn tạo đảm bảo đúng tiến độ, phấn đấu hoàn thành năm 2026. Các di tích còn vướng về mặt cơ chế sẽ trình các cơ quan chức năng kịp thời tháo gỡ để triển khai.

Ông Nguyễn Văn Hưng - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì cho biết, trong thời gian tới huyện tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định về di sản văn hóa, đưa di sản đến gần hơn với du khách trong và ngoài nước. Nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trong công tác quản lý, gìn giữ và phát huy giá trị di sản, lễ hội. Tăng cường các giải pháp huy động mọi nguồn lực, sự tham gia đóng góp của toàn xã hội trong bảo tồn, phát huy giá trị di tích, lễ hội; đầu tư tu bổ di tích và xếp hạng các di tích trên địa bàn.

Đồng thời, tập trung thực hiện việc xây dựng văn bia giới thiệu về di tích, thần tích, vị thần được thờ tại di tích. Tập trung công tác kiểm kê, lập hồ sơ khoa học cho các hiện vật, cổ vật, thực hiện phiên âm, dịch nghĩa tư liệu Hán Nôm, lập bản đồ hệ thống di tích, số hóa dữ liệu về các di tích. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ quản lý di tích, hướng dẫn viên cho cán bộ văn hóa, cán bộ quản lý, người trụ trì trông nom di tích, thành viên các Ban quản lý, Tiểu ban quản lý di tích.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

MB bị yêu cầu siết kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh Điện Biên

MB bị yêu cầu siết kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh Điện Biên

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Khu vực 3 vừa có chỉ đạo “nóng”, yêu cầu Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) chấn chỉnh các tồn tại trong hoạt động của Chi nhánh Điện Biên. MB phải tăng cường công tác kiểm soát nội bộ và thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định của Luật Thanh tra. Đây là động thái nhằm đảm bảo hoạt động tuân thủ, minh bạch và an toàn tại chi nhánh.
Không để gián đoạn việc chi trả quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội

Không để gián đoạn việc chi trả quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội

Ngày 21/7, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã chỉ đạo toàn hệ thống khẩn trương triển khai ứng phó với cơn bão số 3 (Wipha), trên tinh thần sẵn sàng hỗ trợ người dân, tổ chức, giao dịch, làm việc với cơ quan BHXH, không để gián đoạn trong việc chi trả quyền lợi của người tham gia.
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Trong bối cảnh kinh tế số toàn cầu, chuyển đổi số và thúc đẩy thương mại điện tử (TMĐT) đang là một trong những động lực then chốt giúp Việt Nam hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu và tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu.
Tổng LĐLĐ Việt Nam gặp mặt cán bộ chủ chốt Công đoàn qua các thời kỳ

Tổng LĐLĐ Việt Nam gặp mặt cán bộ chủ chốt Công đoàn qua các thời kỳ

Nhân kỷ niệm 96 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2025), chiều nay (21/7), Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Nguyễn Đình Khang đã chủ trì buổi gặp mặt cán bộ chủ chốt Công đoàn qua các thời kỳ.
Ứng phó bão số 3:  Xe buýt, tàu điện linh hoạt điều chỉnh thời gian hoạt động hoặc tạm dừng

Ứng phó bão số 3: Xe buýt, tàu điện linh hoạt điều chỉnh thời gian hoạt động hoặc tạm dừng

Các đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải hành khách công cộng như xe buýt, tàu điện trên địa bàn Thành phố đang tích cực triển khai các giải pháp phòng ngừa, ứng phó kịp thời và hiệu quả theo diễn biến thực tế của bão số 3.
Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các phường, xã; các cơ sở giáo dục về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 3.
Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Những ngày tháng Bảy, khi kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa khép lại, mạng xã hội tràn ngập hình ảnh các sĩ tử vui mừng, rơi nước mắt, hoặc lặng lẽ suy tư với điểm thi và tính toán đặt nguyện vọng. Bầu không khí ấy khiến không ít người thuộc thế hệ trước lại thấy bồi hồi, xao xuyến khi ký ức về những mùa thi đại học “từ thế kỷ trước” chợt ùa về, nguyên vẹn như chưa từng phai nhạt.

Tin khác

Phường Từ Liêm: Di dời 55 hộ dân nơi nguy cơ ngập sâu trước giờ bão đổ bộ

Phường Từ Liêm: Di dời 55 hộ dân nơi nguy cơ ngập sâu trước giờ bão đổ bộ

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Từ Liêm đã xây dựng phương án cụ thể để bảo vệ người dân, trong đó chuẩn bị di dời 55 hộ dân tại các khu vực nguy cơ ngập sâu và yêu cầu dừng thi công các công trình có nguy cơ bị ảnh hưởng.
Ngành Giáo dục Hà Nội chia buồn với gia đình học sinh gặp nạn trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Ngành Giáo dục Hà Nội chia buồn với gia đình học sinh gặp nạn trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Chiều 21/7, đoàn công tác của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã trực tiếp đến thăm hỏi, động viên, chia sẻ với các gia đình học sinh gặp nạn do lật tàu tại Quảng Ninh.
Phường Nghĩa Đô tổ chức khám sức khỏe cho người có công

Phường Nghĩa Đô tổ chức khám sức khỏe cho người có công

Ngày 21/7, Ủy ban nhân dân phường Nghĩa Đô đã tổ chức Chương trình khám sức khỏe, tư vấn, cấp thuốc cho 722 đối tượng chính sách, người có công với cách mạng đang sinh sống trên địa bàn.
Tu sửa, gia cố khu vực Hàm cá mập để phòng tránh bão Wipha

Tu sửa, gia cố khu vực Hàm cá mập để phòng tránh bão Wipha

Sau trận mưa giông lớn trút xuống vào chiều 19/7, nhiều tuyến đường phố ở trung tâm Thủ đô ngổn ngang cây đổ, tôn bay. Công trường phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập bên hồ Gươm cũng bị ảnh hưởng. Trong ngày 20 và sáng ngày 21/7, các công nhân đã khẩn trương dọn dẹp, gia cố chắc chắn khu vực thi công để đảm bảo an toàn trước nguy cơ bão lũ.
Ứng phó với bão số 3: Không để địa bàn “trống trách nhiệm”

Ứng phó với bão số 3: Không để địa bàn “trống trách nhiệm”

Dưới tác động của cơn bão số 3 đang tiến gần đất liền, các địa phương ngoại thành Hà Nội đã và đang chủ động triển khai nhiều biện pháp ứng phó, nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do mưa bão gây ra. Với phương châm “4 tại chỗ”, chính quyền cơ sở tăng cường kiểm tra các khu vực xung yếu, sẵn sàng phương tiện, nhân lực, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân nâng cao cảnh giác, chủ động phòng tránh thiên tai.
Gắn du lịch sáng tạo với “hồi sinh” các làng nghề truyền thống

Gắn du lịch sáng tạo với “hồi sinh” các làng nghề truyền thống

Bên cạnh việc đồng tình với định hướng phát triển du lịch sáng tạo và trải nghiệm trong Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVIII, nhiều nghệ nhân làng nghề và du khách cũng đề xuất Hà Nội cần đẩy mạnh du lịch trải nghiệm, tạo cơ hội quảng bá di sản, đồng thời góp phần giữ gìn và “hồi sinh” các làng nghề truyền thống giữa lòng Thủ đô.
Phát triển bền vững đô thị ven sông Hồng: Hiện thực hóa khát vọng từ tầm nhìn chiến lược

Phát triển bền vững đô thị ven sông Hồng: Hiện thực hóa khát vọng từ tầm nhìn chiến lược

Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, thành phố Hà Nội cũng bắt tay vào việc triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Theo nhận định của các chuyên gia, việc triển khai mô hình chính quyền hai cấp sẽ mở ra cơ hội quan trọng để tối ưu hóa nguồn lực, thúc đẩy quy hoạch đồng bộ và phát triển đô thị hiện đại, đặc biệt là quản lý hiệu quả vùng ven sông Hồng. Đây là bước đi chiến lược góp phần xây dựng Thủ đô xanh, giàu bản sắc văn hóa.
Hà Nội kịp thời sẻ chia với các gia đình gặp nạn trong vụ lật tàu tại Quảng Ninh

Hà Nội kịp thời sẻ chia với các gia đình gặp nạn trong vụ lật tàu tại Quảng Ninh

Chiều 20/7, chưa đầy 24 giờ sau vụ lật tàu thương tâm xảy ra tại tỉnh Quảng Ninh vào chiều 19/7, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã có quyết định hỗ trợ khẩn cấp cho các gia đình có người thân thiệt mạng và bị thương trong vụ việc. Tổng số tiền hỗ trợ bước đầu là 88 triệu đồng, được trích từ Quỹ Cứu trợ Thành phố.
Vận động các đoàn thể, hội viên tích cực ra quân đồng loạt triển khai Ngày “Cuối tuần xanh”

Vận động các đoàn thể, hội viên tích cực ra quân đồng loạt triển khai Ngày “Cuối tuần xanh”

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, phường căn cứ vào diễn biến của tình hình mưa bão, nếu ngày mai (20/7), điều kiện thời tiết đảm bảo an toàn, các đoàn thể tiếp tục triển khai các hoạt động đồng loạt ra quân Ngày “Cuối tuần xanh” tháng 7 tại các nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn 126 xã, phường nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ theo Kế hoạch đã đề ra.
Xã Gia Lâm: Bảo đảm an sinh, phúc lợi, nâng cao đời sống nhân dân

Xã Gia Lâm: Bảo đảm an sinh, phúc lợi, nâng cao đời sống nhân dân

Trong 6 tháng cuối năm 2025, xã Gia Lâm, Hà Nội tập trung hoàn thành mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch đề ra, trong đó có việc phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân…
Xem thêm
Phiên bản di động