Vấp bởi “rừng” thủ tục
![]() | Tu bổ di tích quốc gia Chùa Tây Phương (Hà Nội) |
![]() | Trùng tu, tu bổ di tích: Bao giờ hết “thảm họa”? |
Trong số những di tích đã được xếp hạng, tính đến tháng 10/2017, Sở VHTT Hà Nội rà soát được 2.467 di tích, trong đó số di tích sử dụng đất đúng mục đích là 1.964 di tích, số sử dụng sai mục đích là 11; số di tích sử dụng kiến trúc đúng mục đích là 1.651 di tích, số sử dụng sai là 191 di tích… Thời điểm này, Hà Nội có hơn 200 di tích xuống cấp cần được tu bổ, tôn tạo.
Cùng với thời gian, vấn đề cấp thiết trong việc bảo vệ, tôn tạo các di tích bị xuống cấp đang đặt ra cho Hà Nội nhiều vấn đề nhức nhối. Một trong những khó khăn khiến nhiều địa phương loay hoay trong việc này đó là thiếu kinh phí và thủ tục đăng ký, lập hồ sơ xin tu bổ, tôn tạo còn rườm rà.
![]() |
Giếng Thiên Quang (Văn Miếu – Quốc Tử Giám) thời điểm năm 2017. (ảnh: plo) |
Còn nhớ, năm 2017, Giếng Thiên Quang (Văn Miếu – Quốc Tử Giám) bị sạt lở nghiêm trọng, cho dù được đưa vào danh mục xin tu bổ cấp thiết nhưng di sản cũng phải chờ quá nửa năm mới có thể hoàn thành chống sập. Hay như di tich Đình Yên Bồ (xã Vật Lại, huyện Ba Vì), “kêu cứu” từ năm 2015, đã có tới hơn 10 công văn chỉ đạo của các cấp ngành từ cấp Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, UBND thành phố Hà Nội, Sở VHTT Hà Nội, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, UBND huyện Ba Vì… cho đến nay mới có được quyết định phê duyệt Dự án tu bổ, tôn tạo với mức kinh phí trên 19 tỷ đồng, nhưng vẫn tiếp tục chống chọi để chờ kinh phí đến nơi mới có thể “tháo nạng” cho những chỗ bị xuống cấp, chờ sập. Nhìn vào khoảng thời gian gần 3 năm với số lượng văn bản chỉ đạo trên 10 lần của các cấp ngành để chờ tu bổ một Di tích lịch sử cấp Quốc gia như vậy mới thấy, thủ tục tu bổ cũng đầy rẫy những bất cập.
Trước những vấn đề “nóng” được cho là điểm cốt lõi trong khó khăn khi tiến hành tu bổ, tôn tạo di tích tại Hà Nội, ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở VHTT Hà Nội cho biết, trước mắt Sở VHTT giao cho Ban Quản lý Di tích - danh thắng sớm hoàn thiện và ban hành thủ tục hành chính về vấn đề này để giảm những thủ tục rườm rà khi đăng ký cho các địa phương, đơn vị. Sở VHTT Hà Nội đã phối hợp cùng UBND các quận, huyện, thị xã lập danh mục di tích tu bổ tôn tạo giai đoạn 2018-2020. Trong đó, danh mục được phân chia theo nguồn đề nghị từ ngân sách xây dựng cơ bản thành phố, ngân sách sự nghiệp thành phố, nguồn từ ngân sách quận, huyện đầu tư, nguồn từ ngân sách quận, huyện đối ứng (bao gồm cả nguồn xã hội hóa). |
Để giải quyết những vấn đề liên quan đến việc tu bổ, tôn tạo di tích, vừa qua, Sở VHTT Hà Nội đã tổ chức “Hội nghị tổng kết việc thực hiện Kế hoạch 120/KH-UBND ngày 1/6/2017 của UBND Thành phố về khắc phục tồn tại, hạn chế, đổi mới nâng cao hiệu quả công tác quản lý di tích văn hóa, quản lý lễ hội trên địa bàn Hà Nội”. Tại hội nghị, nhiều vấn đề “nóng” trong tu bổ, tôn tạo, quy hoạch di tích đã được các đơn vị, sở ngành bàn bạc. Rất nhiều địa phương phản ánh vẫn loay hoay thủ tục đăng ký, lập hồ sơ xin tu bổ, tôn tạo cho các di tích đã xuống cấp nghiêm trọng.
Theo đại diện Phòng Văn hóa huyện Thường Tín, vì chưa có thủ tục hành chính hướng dẫn việc làm hồ sơ tu bổ, tôn tạo di tích nên khi địa phương thực hiện có nhiều bất cấp, mất nhiều thời gian trong việc chỉnh sửa hồ sơ. Đồng ý với ý kiến này, đại diện Phòng Văn hóa thị xã Sơn Tây cho rằng, hiện nay ngay cả việc thẩm định hồ sơ tu bổ di tích không thống nhất, lúc được giao cho Phòng Quản lý di sản (Sở VHTT Hà Nội), lúc lại là Ban Quản lý di tích - danh thắng. Chưa kể, với quy định hiện nay, việc xin phép tu bổ, tôn tạo di tích phải mất vài tháng để thực hiện đủ các bước như xin chủ trương, thành lập tổ tu bổ, lập hồ sơ gửi về Sở VHTT xin ý kiến rồi địa phương mới có thể làm được. Có khi xin chủ trương từ đầu năm đến khi được phép thực hiện thì lại vào mùa mưa bão.
Với quy định hiện nay, việc xin phép tu bổ, tôn tạo di tích phải mất vài tháng để thực hiện đủ các bước như xin chủ trương, thành lập tổ tu bổ, lập hồ sơ gửi về Sở VHTT xin ý kiến rồi địa phương mới có thể làm được. Có khi xin chủ trương từ đầu năm đến khi được phép thực hiện thì lại vào mùa mưa bão. Ngoài ra, kinh phí tu bổ, tôn tạo di tích gặp không ít khó khăn. Nhiều nơi, người dân hoàn toàn bỏ tiền đóng góp để thực hiện tu bổ lại di tích. Chưa kể, với nguồn kinh phí hạn hẹp như vậy, việc tu bổ như thế nào để thỏa đáng để bảo đảm di tích vẫn giữ được nguyên giá trị mà vẫn không quá tốn kém cũng là câu hỏi lớn.
Về vấn đề này, đại diện huyện Thường Tín xin ý kiến lãnh đạo Sở VHTT Hà Nội cho phép đối với di tích còn nguyên kiến trúc thì phải bảo đảm giữ gìn theo đúng Luật di sản, nhưng đối với những di tích chỉ có giá trị lịch sử mà đã bị phá vỡ kiến trúc bởi thời gian, chiến tranh thì cho phép bê tông hóa để giảm giá thành. “Nếu di tích nào cũng yêu cầu phải làm bằng gỗ thì sẽ không thể làm được vì liên quan đến việc tìm nguồn gỗ và đến kinh phí”, đại diện huyện Thường Tín cho biết.
Trước những vấn đề “nóng” được cho là điểm cốt lõi trong khó khăn khi tiến hành tu bổ, tôn tạo di tích tại Hà Nội, ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở VHTT Hà Nội cho biết, trước mắt Sở VHTT giao cho Ban Quản lý Di tích - danh thắng sớm hoàn thiện và ban hành thủ tục hành chính về vấn đề này để giảm những thủ tục rườm rà khi đăng ký cho các địa phương, đơn vị. Sở VHTT Hà Nội đã phối hợp cùng UBND các quận, huyện, thị xã lập danh mục di tích tu bổ tôn tạo giai đoạn 2018-2020. Trong đó, danh mục được phân chia theo nguồn đề nghị từ ngân sách xây dựng cơ bản thành phố, ngân sách sự nghiệp thành phố, nguồn từ ngân sách quận, huyện đầu tư, nguồn từ ngân sách quận, huyện đối ứng (bao gồm cả nguồn xã hội hóa).
Theo ông Tô Văn Động, trong thời gian tiếp theo, Hà Nội tiếp tục tập trung nguồn lực để tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích. Thành phố xem xét, bố trí từ nguồn xây dựng cơ bản đầu tư tu bổ các di tích quốc gia đặc biệt theo hạng mục ưu tiên, hỗ trợ kinh phí tu bổ di tích cấp quốc gia. Trước mắt ưu tiên tập trung các di tích phục vụ du lịch, di tích xuống cấp nặng.
Bên cạnh đó, nguồn kinh phí sự nghiệp hỗ trợ sửa chữa, tu sửa cấp thiết để chống đỡ, gia cố tạm thời hoặc sửa chữa nhỏ để kịp thời ngăn chặn di tích khỏi bị sập đổ, hủy hoại đối với các di tích xuống cấp nặng do cấp huyện quản lý. Các quận, huyện, thị xã bố trí kinh phí do cấp mình quản lý và đối ứng kinh phí với di tích được hỗ trợ từ ngân sách thành phố, trước mắt ưu tiên tập trung các di tích phục vụ du lịch, di tích xuống cấp nặng.
Theo đại diện Phòng Văn hóa huyện Thường Tín, vì chưa có thủ tục hành chính hướng dẫn việc làm hồ sơ tu bổ, tôn tạo di tích nên khi địa phương thực hiện có nhiều bất cập, mất nhiều thời gian trong việc chỉnh sửa hồ sơ. Nhất trí với ý kiến này, đại diện Phòng Văn hóa thị xã Sơn Tây cho rằng, hiện nay ngay cả việc thẩm định hồ sơ tu bổ di tích không thống nhất, lúc được giao cho Phòng Quản lý di sản (Sở VHTT Hà Nội), lúc lại là Ban Quản lý di tích - danh thắng. |
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Tỉnh Nghệ An sẽ giảm còn khoảng 130 xã sau sắp xếp

Tuyên truyền pháp luật lao động cho hơn 300 công nhân huyện Quỳ Hợp

Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng

Giá xăng ngày 17/4 có thể giảm gần 450 đồng/lít?

Kiểm lâm Nghệ An chấn chỉnh hoạt động tại các vườn thú

Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?
Tin khác

Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen
Văn hóa 16/04/2025 06:06

Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước
Văn hóa 15/04/2025 17:29

Bình yên nghe sóng vỗ
Văn hóa 15/04/2025 16:22

Câu chuyện về Seongsudong, Hàn Quốc và gợi mở cho công nghiệp văn hóa Thủ đô
Văn hóa 15/04/2025 16:17

TP.HCM: Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước
Văn hóa 15/04/2025 09:42

Hai đài truyền hình quốc gia Việt - Trung công bố loạt dự án hợp tác trọng điểm
Văn hóa 14/04/2025 21:03

Tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
Xã hội 14/04/2025 16:31

Trào lưu tạo hình ảnh bằng Chat GPT gây sốt, nhưng người dùng cần thận trọng
Văn hóa 14/04/2025 09:07

Vị tướng Trường Sơn được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân
Văn hóa 13/04/2025 14:34

Họa sĩ Lê Thu Huyền: Người thổi hồn nhân văn vào trong từng nét cọ
Văn hóa 12/04/2025 20:00