-->

Từ 1/7/2020: Tăng lương cơ sở, trợ cấp bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Quốc hội vừa giao Chính phủ thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng từ ngày 1/7/2020. Theo Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội, việc tăng lương cơ sở sẽ có tác động trực tiếp tới nhiều khoản đóng - hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
tang luong co so tro cap bao hiem xa hoi Quy định mới về tuyển dụng đặc cách giáo viên có hợp đồng lao động
tang luong co so tro cap bao hiem xa hoi Cầu nối đưa chính sách bảo hiểm đến với người dân
tang luong co so tro cap bao hiem xa hoi Quyết liệt hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao

Với 93,37% đại biểu tán thành, Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020, trong đó sẽ điều chỉnh mức lương cơ sở lên 1,6 triệu đồng/tháng; đồng thời điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định đối với đối tượng do ngân sách Nhà nước bảo đảm

tang luong co so tro cap bao hiem xa hoi
Lương cơ sở tăng, sẽ kéo theo nhiều khoản đóng - hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tăng theo. Ảnh: B.D

Theo Nghị quyết thông qua chiều 12/11, Quốc hội giao Chính phủ thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng từ ngày 1/7/2020. Đồng thời, sẽ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định (đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm) và trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tăng bằng mức tăng lương cơ sở, thời điểm thực hiện từ ngày 1/7/2020.

Bên cạnh đó, Quốc hội cũng giao nhiệm vụ cho Chính phủ từ năm 2019 dành 40% tăng thu thực hiện của ngân sách trung ương và 70% tăng thu thực hiện so với dự toán của ngân sách địa phương để tạo nguồn cải cách tiền lương trong năm 2020 và tích lũy cho giai đoạn 2021-2025.

Theo Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội, việc tăng lương cơ sở sẽ có tác động trực tiếp tới nhiều khoản đóng - hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Cụ thể: Sẽ tăng mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Theo quy định tại Điều 5 và Khoản 3 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định: Hàng tháng, người lao động trích 8% mức tiền lương tháng của mình để tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Trường hợp nếu mức lương này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Như vậy, khi mức lương cơ sở được tăng lên 1,6 triệu đồng/tháng được áp dụng, số tiền đóng bảo hiểm xã hội cũng tăng theo. Mức tiền lương tối đa đóng bảo hiểm xã hội bằng 32 triệu đồng và cao hơn 2,2 triệu đồng so với mức hiện hành (29,8 triệu đồng).

Lương tăng cũng đồng nghĩa với việc tăng mức đóng bảo hiểm y tế cho nhiều đối tượng. Tại điểm đ Khoản 1 Điều 7 và Khoản 2 Điều 1; Khoản 2, 3, 4 Điều 2 và Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định: Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng; người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau; trẻ em dưới 6 tuổi, người có công với cách mạng; người thuộc hộ cận nghèo;... có mức đóng bảo hiểm y tế bằng 4,5% mức lương cơ sở. Như vậy, khi lương cơ sở tăng lên 1,6 triệu đồng/tháng, mức đóng của các đối tượng trên tăng lên 72.000 đồng/tháng (hiện nay là 67.050 đồng/tháng).

Với những người tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình, mức đóng cũng căn cứ vào mức lương cơ sở: Mức đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cho người thứ nhất là 4,5% mức lương cơ sở; người thứ 2, thứ 3, thứ 4 đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

ngày 11/11, Quốc hội cũng đã tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 với 88,2% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành. Trong đó, đặt chỉ tiêu phấn đấu tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 90,7% vào năm 2020. Quốc hội cũng đã thông qua một số chỉ tiêu trong năm 2020, như: Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều) giảm 1-1,5%, riêng các huyện nghèo giảm 4%; tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị dưới 4%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 65%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 25%; số giường bệnh trên một vạn dân (không tính giường trạm y tế xã) đạt 28 giường bệnh…

Ngày 11/11, Quốc hội cũng đã tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 với 88,2% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành. Trong đó, đặt chỉ tiêu phấn đấu tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 90,7% vào năm 2020. Quốc hội cũng đã thông qua một số chỉ tiêu trong năm 2020, như: Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều) giảm 1-1,5%, riêng các huyện nghèo giảm 4%; tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị dưới 4%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 65%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 25%; số giường bệnh trên một vạn dân (không tính giường trạm y tế xã) đạt 28 giường bệnh…

Theo đó, khi mức lương tăng, mức đóng cũng sẽ tăng tương ứng, tương đương mức đóng của người đầu tiên sẽ là 72.000 đồng/tháng (tăng 4.950 đồng/tháng so với mức hiện nay là 67.050 đồng/tháng). Theo đó, mức đóng bảo hiểm y tế của những người còn lại cũng tăng theo.

Theo quy định, người đóng bảo hiểm y tế từ đủ 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở thì được thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh. Do đó, số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm phải lớn hơn 9,6 triệu đồng (hiện nay là 8,94 triệu đồng) thì người bệnh mới được hưởng quyền lợi trên.

Theo tính toán của Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội, lương tăng sẽ đồng nghĩa với việc được tăng mức trợ cấp một lần khi sinh con và trợ cấp dưỡng sức sau sinh cũng tăng lên tương ứng. Cụ thể, với mức lương cơ sở mới, tiền trợ cấp một lần khi sinh con sẽ tăng lên 3,2 triệu đồng (trước đây là 2,98 triệu đồng) và trợ cấp dưỡng sức sau sinh bằng 30% mức lương cơ sở, tương ứng với 480.000 đồng/ngày (trước đây là 447.000 đồng).

Cũng theo Bảo hiểm xã hội Hà Nội, tăng lương cơ sở cũng đồng nghĩa với nhiều khoản trợ cấp khác về bảo hiểm xã hội cũng tăng theo. Như mức lương hưu; trợ cấp bảo hiểm xã hội và các khoản trợ cấp hàng tháng như: Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau ốm đau; trợ cấp một lần khi suy giảm khả năng lao động từ 5 - 31%; mức trợ cấp hàng tháng khi suy giảm khả năng lao động 31% trở lên; trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp...

Trước đó, ngày 11/11, Quốc hội cũng đã tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 với 88,2% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành. Trong đó, đặt chỉ tiêu phấn đấu tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 90,7% vào năm 2020. Quốc hội cũng đã thông qua một số chỉ tiêu trong năm 2020, như: Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều) giảm 1-1,5%, riêng các huyện nghèo giảm 4%; tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị dưới 4%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 65%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 25%; số giường bệnh trên một vạn dân (không tính giường trạm y tế xã) đạt 28 giường bệnh…

B.Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sẵn sàng gác lại niềm vui Xuân để làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân

Sẵn sàng gác lại niềm vui Xuân để làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân

(LĐTĐ) Mặc dù đặc thù công việc ngành y tế có nhiều vất vả, nhưng được sự quan tâm, chăm lo của các cấp chính quyền, chuyên môn và Công đoàn nên các cán bộ, y bác sĩ, nhân viên ngành Y tế Hà Nội nói chung, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa nói riêng đã được tiếp thêm động lực vượt mọi khó khăn, sẵn sàng gác lại niềm vui xuân, đón Tết để làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Quận Thanh Xuân phát động Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025

Quận Thanh Xuân phát động Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Ngày 3/2 (mùng 6 Tết), tại Trường Mầm non Tuổi Hoa (phường Thanh Xuân Bắc), quận Thanh Xuân đã phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025. Dự lễ phát động có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Thanh Xuân Bùi Huyền Mai.
Tỉnh Nghệ An phát động 'Tết trồng cây" Xuân Ất Tỵ 2025

Tỉnh Nghệ An phát động 'Tết trồng cây" Xuân Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Sáng 3/2 (mùng 6 Tết), tỉnh Nghệ An tổ chức lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025 tại Quảng trường Xô viết Nghệ Tĩnh (huyện Hưng Nguyên).
Huyện Chương Mỹ: Trên 91% lao động trở lại làm việc ngày đầu Xuân mới

Huyện Chương Mỹ: Trên 91% lao động trở lại làm việc ngày đầu Xuân mới

(LĐTĐ) Chiều nay (3/2), đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội dẫn đầu đoàn công tác của LĐLĐ Thành phố đã tới thăm, chúc Tết và động viên tinh thần làm việc đầu Xuân mới của cán bộ Công đoàn, đoàn viên và người lao động huyện Chương Mỹ và Xí nghiệp mây tre Ngọc Sơn.
Lãnh đạo LĐLĐ quận Long Biên thăm, chúc Tết người lao động ngày làm việc đầu Xuân mới

Lãnh đạo LĐLĐ quận Long Biên thăm, chúc Tết người lao động ngày làm việc đầu Xuân mới

(LĐTĐ) Ngày 3/2 (mùng 6 Tết Ất Tỵ) - ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 - lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên đã tới thăm, chúc Tết, động viên đoàn viên, cán bộ, nhân viên, người lao động trên địa bàn quận.
Quận Thanh Xuân: Đoàn viên, người lao động phấn khởi trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết

Quận Thanh Xuân: Đoàn viên, người lao động phấn khởi trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết

(LĐTĐ) Chiều 3/2, nhân dịp đầu năm mới Ất Tỵ 2025, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng cùng đại diện lãnh đạo các Ban của LĐLĐ Thành phố đã đến thăm, kiểm tra và nắm bắt tình hình công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tại LĐLĐ quận Thanh Xuân và Công ty Cổ phần Masscom Việt Nam.
Tổ chức lễ hội truyền thống đảm bảo vui tươi, lành mạnh

Tổ chức lễ hội truyền thống đảm bảo vui tươi, lành mạnh

(LĐTĐ) Chiều 3/2, ngày đầu tiên làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành đánh giá tình hình Tết và triển khai nhiệm vụ trọng tâm sau Tết.

Tin khác

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

(LĐTĐ) Không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc Tết làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc, tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính là quy định từ nhiều năm nay đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Mức đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình năm 2025

Mức đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình năm 2025

Theo quy định, mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) là 4,5% mức tiền lương hoặc lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp thất nghiệp hoặc mức lương cơ sở.
Đi làm vào Tết Âm lịch 2025, người lao động được nhận lương thế nào?

Đi làm vào Tết Âm lịch 2025, người lao động được nhận lương thế nào?

(LĐTĐ) Tết Âm lịch là dịp Tết lớn nhất trong năm, dịp để mọi người nghỉ ngơi, dành thời gian quây quần bên gia đình. Tuy nhiên, không ít người lao động vẫn làm việc trong những ngày này vì yêu cầu công việc hoặc được động viên bằng mức lương hấp dẫn. Vậy người lao động đi làm vào ngày Tết Âm lịch 2025 sẽ được nhận lương như thế nào?
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), từ ngày 1/7/2025, người từ đủ 75 tuổi trở lên, không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng sẽ được nhận trợ cấp hưu trí xã hội với mức 500.000 đồng/tháng.
Mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội năm 2025

Mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội năm 2025

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa ban hành Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/2/2025.
Người nghỉ hưu sớm khi tinh gọn bộ máy sẽ không bị trừ phần trăm lương hưu

Người nghỉ hưu sớm khi tinh gọn bộ máy sẽ không bị trừ phần trăm lương hưu

(LĐTĐ) Người nghỉ hưu sớm khi thực hiện tinh gọn bộ máy sẽ không bị trừ phần trăm lương hưu. Ngoài việc sẽ được hưởng mức lương hưu tối đa 75%, người nghỉ hưu sớm sẽ được nhận thêm một khoản hỗ trợ.
Bảng lương của giáo viên năm 2025

Bảng lương của giáo viên năm 2025

(LĐTĐ) Năm 2025 chưa tăng tiền lương cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang tức là chưa tăng tiền lương giáo viên trong năm 2025. Bảng lương giáo viên 2025 vẫn giữ nguyên như năm 2024.
Đề xuất mới về điều kiện hưởng lương hưu từ 1/7/2025

Đề xuất mới về điều kiện hưởng lương hưu từ 1/7/2025

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, trong đó đề xuất quy định về điều kiện hưởng lương hưu.
Đề xuất quy định về chế độ ốm đau của người lao động

Đề xuất quy định về chế độ ốm đau của người lao động

Tại dự thảo Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất quy định về chế độ ốm đau của người lao động.
Tuổi nghỉ hưu của công chức, người lao động trong năm 2025

Tuổi nghỉ hưu của công chức, người lao động trong năm 2025

Tuổi nghỉ hưu đang được điều chỉnh tăng dần theo lộ trình, do vậy, trước khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035 thì tuổi nghỉ hưu của công chức, người lao động khác nhau theo từng năm. Năm 2025, tuổi nghỉ hưu của công chức, người lao động trong điều kiện lao động bình thường là bao nhiêu?
Xem thêm
Phiên bản di động