Trưng bày bộ sưu tập gốm cổ Bát Tràng độc đáo và giá trị
Để nghề gốm truyền thống có sức sống bền bỉ Chiêm ngưỡng bộ sưu tập Gốm Việt Nam tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Nghệ nhân trẻ giữ hồn làng nghề truyền thống |
Có lịch sử lâu đời, hội tụ những tinh hoa mang đậm những giá trị đặc sắc văn hoá dân tộc, gốm Bát Tràng trở thành đối tượng được Bảo tàng Lịch sử Quốc gia nghiên cứu, sưu tầm qua nhiều thời kỳ và hình thành một bộ sưu tập giá trị.
Theo sử liệu thành văn, vùng đất Bát Tràng có tên là xã Bát, lần đầu tiên được ghi trong Đại Việt sử ký toàn thư năm 1352. Thế kỷ 15, tên xã Bát Tràng xuất hiện và được ghi nhận là một làng gốm nổi tiếng, sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi (1380 - 1442) chép: "Làng Bát Tràng làm đồ bát chén".
![]() |
Lễ cắt băng khai mạc trưng bày chuyên đề “Gốm cổ Bát Tràng”. |
Quanh khu vực Bát Tràng hiện nay, tại các địa điểm Lê Xá và Đào Xuyên thuộc xã Đa Tốn (Gia Lâm, Hà Nội) đã phát hiện, thu thập được một số đồ gốm Bát Tràng có niên đại cuối thế kỷ 14 đầu thế kỷ 15 như chậu hoa nâu, đĩa hoa lam, nhiều hiện vật là phế phẩm của lò gốm.
Kết quả khai quật khảo cổ học các năm 2001 - 2003 của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Viện Khảo cổ học và các cơ quan nghiên cứu tại di tích Kim Lan - một xã liền kề phía Nam xã Bát Tràng đã phát hiện di tích, di vật có niên đại kéo dài từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 19 - 20, đặc biệt là các tầng văn hoá có niên đại thế kỷ 9 - 10 và thế kỷ 13 - 14. Trong đó, số lượng lớn các di vật là đồ gia dụng như bát, đĩa, âu, ống nhổ... tập trung ở các dòng men đặc trưng thời Trần giống sưu tập gốm men đã biết ở Đa Tốn.
Bên cạnh đó, còn có các di vật phản ánh kỹ thuật sản xuất gốm tại chỗ như bao nung, con kê, đồ phế phẩm, cục làm men… cho thấy nơi đây là một vùng sản xuất gốm cổ có quy mô lớn. Đến những năm 1958, khu vực này mới được chia tách làm hai bởi công trình thuỷ lợi Bắc Hưng Hải. Ngày nay, xã Bát Tràng nằm bên tả ngạn sông Hồng, phía Bắc giáp xã Đông Dư, phía Đông giáp xã Đa Tốn, phía Tây giáp sông Hồng, phía Nam giáp xã Kim Lan và Xuân Quan (Văn Giang, Hưng Yên).
![]() |
Trưng bày nhằm giới thiệu tới công chúng sưu tập hiện vật độc đáo, đặc sắc gốm Bát Tràng từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 20. |
Vào thế kỷ 14, Bát Tràng chủ yếu sản xuất đồ gốm với các loại hình: bát, đĩa, âu gốm men trắng, men ngọc, men nâu; thạp, chậu, chân đèn gốm hoa nâu và bát, đĩa, lọ gốm "men tiền lam". Nửa sau thế kỷ 14, xuất hiện một dòng sản phẩm gốm sử dụng kỹ thuật vẽ màu lam bằng bút lông dưới lớp men màu trắng bóng, hoa văn chủ yếu là đường chỉ, hoa lá được vẽ hết sức thô phác, mờ nhạt. Đây là loại gốm được các nhà nghiên cứu gọi là "tiền men lam" đánh dấu sự ra đời của dòng gốm men này và nhanh chóng đạt đến trình độ xuất sắc, hoàn thiện về công nghệ, kỹ thuật trong thế kỷ tiếp theo, đưa Việt Nam trở thành cường quốc sản xuất, xuất khẩu gốm sứ đương thời.
Ảnh hưởng của kỹ thuật trang trí gốm hoa lam, dòng gốm hoa nâu cũng có sự chuyển biến về kỹ thuật: vẽ bằng bút lông dưới men. Bát Tràng là một trong những trung tâm sản xuất gốm sớm thành thạo và sử dụng những kỹ thuật này trong sản xuất ở quy mô lớn.
Gốm Bát Tràng thế kỷ 15 - 18 là thời kỳ phát triển mạnh mẽ mối quan hệ giao lưu thương mại giữa Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Đồ gốm là mặt hàng xuất khẩu quan trọng, tạo điều kiện cho nghề sản xuất gốm ở Việt Nam nói chung và Bát Tràng nói riêng phát triển vượt bậc cả về số lượng lẫn chất lượng, trở thành trung tâm sản xuất mang tính chuyên môn hoá với nhiều chủng loại đồ gốm đạt đến trình độ kỹ thuật và mỹ thuật cao. Bát Tràng với các sản phẩm nổi tiếng: gốm hoa lam, gốm chạm, đắp nổi, gốm men nhiều màu, gốm men rạn... phục vụ rộng rãi cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
![]() |
Trưng bày thu hút nhiều du khách tham quan, tìm hiểu về gốm Bát Tràng. |
Thế kỷ 18, những biến động lịch sử của quốc tế và trong nước khiến các trung tâm sản xuất gốm xuất khẩu ở Việt Nam dần bị lụi tàn. Gốm Bát Tràng tuy có bị ảnh hưởng nhưng vẫn duy trì được sức sống bền bỉ nhờ có thị trường tiêu thụ rộng rãi trong nước với những đồ gia dụng, đồ thờ, đồ trang trí và đồ kiến trúc rất cần thiết cho mọi tầng lớp xã hội.
Từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 20, tình hình quốc tế, khu vực và trong nước có nhiều biến động, quan hệ ngoại thương của Việt Nam giảm sút, việc xuất khẩu đồ gốm suy giảm khiến cho các trung tâm gốm xuất khẩu đã từng rất phát đạt trong các thế kỷ trước dần tàn lụi. Bát Tràng - một làng gốm truyền thống có từ thế kỷ 14 cũng bị ảnh hưởng, thị trường gốm xuất khẩu không còn, nhưng vẫn duy trì nhờ có thị trường tiêu thụ rộng rãi trong nước với những đồ gia dụng, đồ thờ, đồ trang trí, đồ đặt hàng phù hợp nhu cầu. Thị hiếu của giới thượng lưu chuyển sang đồ gốm sứ Trung Quốc.
![]() |
Gốm Bát Tràng trở thành đối tượng được bảo tàng nghiên cứu, sưu tầm qua nhiều thời kỳ và hình thành một bộ sưu tập giá trị. |
Do vậy, đồ gốm Bát Tràng thời kỳ này bên cạnh các đề tài truyền thống còn thấy xuất hiện các đề tài du nhập từ bên ngoài theo các điển tích Trung Hoa như: “Ngư ông đắc lợi”, “Tô Vũ chăn dê”, “Tam quốc chí”, “Bát tiên quá hải”, “Long Mã - Hà Đồ, Thần Quy - Lạc Thư”… Tuy nhiên, việc thể hiện các đề tài theo các thủ pháp truyền thống, bằng sự sáng tạo của mình những người thợ gốm Bát Tràng đã đạt được hiệu quả riêng biệt. Bát Tràng là một trong số ít các trung tâm sản xuất gốm truyền thống vẫn tồn tại và phát triển đến ngày nay.
Thông qua trưng bày chuyên đề "Gốm cổ Bát Tràng", Bảo tàng Lịch sử Quốc gia mong muốn giới thiệu với công chúng trong và ngoài nước một bộ sưu tập gốm men phong phú, có giá trị lịch sử, văn hóa, mỹ thuật cao, từ đó giúp công chúng hiểu sâu sắc, trân trọng hơn những giá trị văn hóa truyền thống, nâng cao ý thức bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử dân tộc.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nữ Chủ tịch Công đoàn giỏi việc nước, đảm việc nhà

Câu chuyện về Seongsudong, Hàn Quốc và gợi mở cho công nghiệp văn hóa Thủ đô

Khi Công đoàn xây dựng "tổ ấm" tinh thần cho người lao động

LĐLĐ huyện Ứng Hòa: Tổ chức hiệu quả các phong trào thi đua trong CNVCLĐ

Hai ông Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân sắp hầu tòa phúc thẩm

Chuyển đổi số và lợi thế vốn là chìa khóa để doanh nghiệp Nhà nước bứt tốc

Giải quyết các thách thức về niềm tin và chống lừa đảo trên nền tảng số
Tin khác

TP.HCM: Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước
Văn hóa 15/04/2025 09:42

Hai đài truyền hình quốc gia Việt - Trung công bố loạt dự án hợp tác trọng điểm
Văn hóa 14/04/2025 21:03

Tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
Xã hội 14/04/2025 16:31

Trào lưu tạo hình ảnh bằng Chat GPT gây sốt, nhưng người dùng cần thận trọng
Văn hóa 14/04/2025 09:07

Vị tướng Trường Sơn được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân
Văn hóa 13/04/2025 14:34

Họa sĩ Lê Thu Huyền: Người thổi hồn nhân văn vào trong từng nét cọ
Văn hóa 12/04/2025 20:00

"Hẹn ước Bắc - Nam" - Chương trình chính luận nghệ thuật có quy mô hoành tráng
Văn hóa 11/04/2025 16:14

Lễ hội Làng Sen năm 2025 có nhiều hoạt động đặc sắc
Văn hóa 10/04/2025 06:49

Người trong cuộc kể lại thời khắc lịch sử sau nửa thế kỷ thống nhất đất nước
Văn hóa 09/04/2025 17:48

Tạo cơ hội phát triển hơn nữa cho văn hóa, du lịch của Thủ đô
Xã hội 09/04/2025 17:34