Trình Quốc hội đầu tư cao tốc Quy Nhơn - Pleiku gần 44.000 tỷ đồng
Đảm bảo linh hoạt trong phân chia nguồn thu ngân sách Chính phủ trình dự án một luật sửa 7 luật về đầu tư, tài chính Chủ tịch Quốc hội: Kiên quyết không “hình sự hóa” các quan hệ kinh tế, dân sự |
Tiếp tục Kỳ họp thứ 9, sáng 19/5, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình về chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.
Bộ trưởng Trần Hồng Minh cho biết, việc sớm đầu tư dự án là cấp thiết vì mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại theo định hướng của Đảng và Nhà nước.
Đồng thời đáp ứng nhu cầu vận tải trên trục Đông - Tây và bảo đảm quốc phòng, an ninh; phân bổ lại và tạo ra không gian mới phục vụ phát triển kinh tế; phát triển phương thức vận tải bền vững hiện đại, góp phần giảm tai nạn giao thông.
![]() |
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh trình bày tờ trình về chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku. (Ảnh: QH) |
Về phạm vi đầu tư, điểm đầu tại Quốc lộ 19B thuộc địa phận thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định; điểm cuối tại đường Hồ Chí Minh thuộc địa phận thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Tổng chiều dài khoảng 125 km; trong đó đoạn qua địa phận tỉnh Bình Định khoảng 40 km, qua địa phận tỉnh Gia Lai khoảng 85 km.
Dự án đi qua địa phận thị xã An Nhơn và huyện Tây Sơn thuộc tỉnh Bình Định; thị xã An Khê, huyện Đắk Pơ, huyện Mang Yang, huyện Đắk Đoa và thành phố Pleiku thuộc tỉnh Gia Lai.
Quy mô đầu tư 4 làn xe, có làn dừng khẩn cấp liên tục, bề rộng nền đường là 24,75 m; đáp ứng tiêu chuẩn đường cao tốc cấp 100.
Hướng tuyến được nghiên cứu lựa chọn bảo đảm ngắn nhất, thẳng nhất có thể và đáp ứng các nguyên tắc phù hợp với các quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật của tuyến đường.
Phù hợp với điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu; hạn chế đi qua các khu vực nhạy cảm về môi trường tự nhiên, xã hội, đất quốc phòng; hạn chế khối lượng giải phóng mặt bằng; bảo đảm kết nối thuận lợi với các trung tâm đô thị, khu chức năng quan trọng.
Dự kiến đầu tư 8 nút giao khác mức liên thông (3 nút giao thuộc địa phận tỉnh Bình Định và 5 nút giao thuộc địa phận tỉnh Gia Lai) và phân kỳ đầu tư đối với 2 nút giao khác mức liên thông tại Km28+000 và Km88+500.
Tổng diện tích đất chiếm dụng sơ bộ khoảng 942,15 ha. Số hộ bị ảnh hưởng khoảng 491 hộ.
![]() |
Cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có chiều dài dự kiến 125 km. (Ảnh minh họa) |
Đề xuất hình thức đầu tư dự án là đầu tư công. Sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 43.734 tỷ đồng. Đề xuất sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách nhà nước năm 2024, nguồn ngân sách trung ương và địa phương giai đoạn 2021-2025 và giai đoạn 2026-2030.
Chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án từ năm 2025, hoàn thành dự án năm 2029. Dự án đề xuất phân chia thành 2 dự án thành phần như sau:
- Dự án thành phần 1: đoạn tuyến nằm trên địa phận tỉnh Bình Định.
- Dự án thành phần 2: đoạn tuyến nằm trên địa phận tỉnh Gia Lai.
Trên cơ sở đề xuất phân chia dự án thành 2 dự án thành phần, dự kiến cơ quan chủ quản thực hiện dự án như sau:
Dự án thành phần 1: UBND tỉnh Bình Định.
Dự án thành phần 2: UBND tỉnh Gia Lai.
Hồ sơ chuyển mục đích sử dụng rừng của dự án đã được Bộ Nông nghiệp và Môi trường thẩm tra và đánh giá đủ điều kiện để trình Quốc hội quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng.
Vì vậy, kiến nghị Quốc hội quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng khoảng 257,35 ha sang mục đích khác để thực hiện dự án.
Giao HĐND cấp tỉnh chịu trách nhiệm xác định số liệu chính xác để thực hiện công tác chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định.
Việc xây dựng tuyến cao tốc Quy Nhơn - Pleiku là cần thiết, nhằm phát huy tốt lợi thế phát triển nông nghiệp, công nghiệp chế biến, năng lượng tái tạo và du lịch của khu vực tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Đồng thời, đáp ứng nhu cầu vận tải trên trục Đông - Tây và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Báo cáo thẩm tra dự án, Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội cho rằng, dự án chia thành 2 dự án thành phần theo địa giới hành chính của tỉnh Bình Định và Gia Lai. Tuy nhiên, tới đây sau sáp nhập, 2 tỉnh sẽ nằm trọn trong địa bàn một tỉnh. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 4/7: Mưa rào và dông

Diễn viên nhí Khôi Nguyên gây ấn tượng trên sóng phim giờ vàng VTV

Tập huấn về chuyển đổi số và AI: Nâng cao năng lực cho Công an Hà Nội trong kỷ nguyên mới

Kinh tế tư nhân kỳ vọng vào Nghị quyết 68: Không chỉ ưu đãi, mà là sự đồng hành và tin tưởng

Tuyển chọn tác phẩm báo chí chất lượng cao dự Giải Búa liềm vàng

Việt Nam đóng góp 6 cơ thủ tại vòng chính World Cup Carom 3 băng Porto 2025

Doanh nghiệp, người dân sẽ dễ tiếp cận vay tín dụng hơn trong 6 tháng cuối năm
Tin khác

Tuyển chọn tác phẩm báo chí chất lượng cao dự Giải Búa liềm vàng
Tin mới 03/07/2025 22:01

Người dân, doanh nghiệp thuận lợi hơn
Tin mới 03/07/2025 19:31

Đánh giá công chức theo KPI, không kỷ luật giáng chức, hạ bậc lương
Tin mới 03/07/2025 16:43

Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với địa phương
Tin mới 03/07/2025 16:31

Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản đạt gần 34 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm
Tin mới 03/07/2025 15:28

Quy định mới về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
Tin mới 03/07/2025 07:39

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump điện đàm
Tin mới 03/07/2025 06:29

Tổng Bí thư Tô Lâm: Kiên quyết chống lại hàng giả, hàng kém chất lượng
Tin mới 02/07/2025 20:09

Thanh Hóa tiếp nhận 1.095 hồ sơ trong ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp
Tin mới 02/07/2025 17:55

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hà Nội sau Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Tin mới 02/07/2025 17:53