-->

Triển lãm "Ngũ hình": Thổi hồn đương đại vào chất liệu truyền thống

Ngày 30/3, tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Triển lãm mỹ thuật "Ngũ hình" của 5 họa sĩ là Ngô Hùng Cường, Trường Thịnh, Bùi Hải Nam, Phạm Duy Quỳnh, Trần Minh Tuấn.
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp Thủ đô qua triển lãm ảnh “Hà Nội góc nhìn mới” Triển lãm tranh màu nước lớn nhất từ trước đến nay tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Triển lãm giới thiệu tới người yêu mỹ thuật 24 tác phẩm với chất liệu truyền thống gồm sơn mài, lụa, mực, màu tự nhiên trên giấy dó, giấy bản.

Phát biểu khai mạc Triển lãm, TS. Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám cho biết: Triển lãm "Ngũ hình" của 5 họa sĩ, mỗi họa sĩ có một phong cách sáng tác riêng nhưng tựu trung lại đều là những người rất yêu di sản.

Các họa sĩ đã sử dụng những chất liệu truyền thống với giấy dó, sơn mài, trên nền tảng những giá trị truyền thống, các họa sĩ đã có những sáng tạo và đem hơi thở của cuộc sống đương đại, tạo nên sự hấp dẫn, thú vị cho triển lãm.

Triển lãm
TS. Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám tặng hoa cho nhóm nghệ sĩ.

Họa sĩ Trần Minh Tuấn, đại diện cho các họa sĩ trong nhóm "Ngũ hình" chia sẻ về việc chọn chủ đề và phong cách thể hiện các tác phẩm: "Văn hóa của mỗi vùng đất luôn luôn có sự tương tác giữa con người và môi trường thiên nhiên. Tên của Triển lãm là "Ngũ hình" bởi chúng tôi thấy rằng trong văn hóa dân tộc thì triết lý âm dương và ngũ hành xuyên suốt mọi lĩnh vực từ ở, ăn, mặc, cách chữa bệnh và cách ứng xử với con người đều lấy sự hài hòa của nguyên lý âm dương - ngũ hành làm căn bản.

Chúng tôi gom góp những điều suy tư và những trải nghiệm trong cuộc sống đời thường để tạo nên triển lãm "Ngũ hình", mong rằng đem đến những sự phong phú về văn hóa truyền thống trong hơi thở đời sống hiện đại".

Triển lãm
Triển lãm thu hút nhiều người đến chiêm ngưỡng.

Theo họa sĩ Trần Minh Tuấn, nghệ thuật không cần tìm cái mới ở xa xôi, mà là tìm thấy trong mỗi phút giây đời sống bình thường. Những tác phẩm tượng tròn trong đền chùa, phù điêu trên đình làng, tranh Hàng Trống, tranh Đông Hồ, tranh thờ là nguồn cảm hứng lớn lao cho các tác giả trong quá trình cảm thụ và tìm tòi cách diễn đạt nghệ thuật với tạo hình quen thuộc thể hiện qua sự khái quát, khỏe khoắn, hồn nhiên và phóng khoáng.

Tại Triển lãm, họa sĩ Phạm Duy Quỳnh đã mang đến 5 tác phẩm sơn mài sáng tác năm 2023-2024 mang đậm hình tượng văn hóa Phật giáo Việt Nam. Các tác phẩm khai thác hình ảnh về sự hồn nhiên, ngây thơ và trong sáng của những đứa trẻ, được bao bọc, dạy dỗ, trái ngược với những mảnh đời lang thang, cơ nhỡ, mưu sinh trong nhọc nhằn. Tác giả cho rằng, khi tâm hướng về Phật, những đứa trẻ sẽ được bình an.

Triển lãm
Các tác phẩm sử dụng chất liệu truyền thống gồm sơn mài, lụa, mực, màu tự nhiên trên giấy dó, giấy bản.

Với họa sĩ Ngô Hùng Cường, anh chia sẻ rất yêu nghệ thuật dân gian và học hỏi nhiều từ dòng chảy đó. Ngô Hùng Cường sử dụng giấy dân gian bồi dày và bền, các màu tự nhiên và lối tạo hình phóng khoáng để thể hiện tác phẩm của mình, như là những gì anh mong muốn về cuộc sống trở về thiên nhiên và bảo vệ nó trong tương lai.

Chia sẻ về tác phẩm "Tĩnh", họa sĩ Trường Thịnh cho biết: "Những câu chuyện về nghệ thuật dân gian, những hoài niệm xưa cũ, những giá trị văn hóa cổ ngoạn một thuở qua dòng chảy lịch sử đến câu chuyện thiền định để sống chậm lại, để lắng nghe và cảm nhận hơi thở cuộc sống đương đại… đã làm rung động và chạm đến xúc cảm của tôi và là nguồn cảm hứng để tôi vẽ những tác phẩm tĩnh tại, an yên và sâu lắng trên chất liệu lụa truyền thống rất đỗi nhẹ nhàng mà trong sáng này".

Còn họa sĩ Bùi Hải Nam thì tâm sự, ở một nơi sâu thẳm trong tâm hồn, những ký ức đẹp đẽ, nhiều cảm xúc lại hiện về. "Và tôi vẽ lại dòng cảm xúc đó với mái nhà xưa, chợ quê, mùa thi…".

Họa sĩ Bùi Hải Nam chọn chất liệu mực vẽ giấy dó với suy nghĩ tác phẩm hoàn thành sẽ mang lại cho anh những khoái cảm về thị giác và thẩm mỹ. Vẽ trên giấy dó, người họa sĩ sẽ hiểu được độ loang của màu, nó thật khó nhưng bù lại, giấy dó khiến những đường nét của bức tranh mềm mại hơn so với những chất liệu khác...

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến xe buýt, đường sắt đô thị sẽ tăng cường hoạt động nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân.
Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh sinh viên lần thứ VII, ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Diễn đàn “Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ”. Diễn đàn là nơi kết nối những ý tưởng, khát vọng và tinh thần nhiệt huyết của thế hệ trẻ, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm”.
Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, sau sắp xếp Hà Nội còn 126 xã, phường. Trong đó, 12 quận sau khi sắp xếp lại còn 47 phường; 17 huyện và thị xã Sơn Tây còn 79 xã.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội tập huấn nghiệp vụ cho 450 cán bộ Công đoàn

Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội tập huấn nghiệp vụ cho 450 cán bộ Công đoàn

Ngày 19/4, Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội phối hợp với Trường Trung cấp nghiệp vụ và dạy nghề Công đoàn Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác Công đoàn cho 450 cán bộ Công đoàn cơ sở năm 2025.

Tin khác

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

“Kinh đô Kỳ họa” - dự án văn hóa ý nghĩa của nhóm bạn trẻ đến từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo được những dấu ấn khó phai, không chỉ trong cộng đồng những người trẻ yêu văn hóa dân tộc mà với nhiều tầng lớp công chúng.
Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Chiều 18/4, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam tại khu vực phố cổ Hà Nội.
Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số

Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số

Tối 18/4, Festival Phở 2025 với chủ đề “Tinh hoa phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số” đã chính thức khai mạc tại Hoàng thành Thăng Long (19C Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội). Chương trình do Trung tâm Hội nghị thành phố Hà Nội phối hợp cùng Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội và các đơn vị tổ chức.
Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam

Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đã giới thiệu đến công chúng cả nước chuỗi chương trình đặc biệt với nội dung phong phú, hình thức thế hiện đa dạng, trải rộng trên các kênh sóng và nền tảng số.
Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa

Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa

Quận Hoàn Kiếm đã chủ động rà soát các khu phố, tuyến phố nghề, khu vực có lợi thế về vị trí thương mại, không gian văn hóa và dự kiến 10 khu vực có tiềm năng để hình thành khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn.
Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai

Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai

Lễ hội Tổng Nam Phù – từ một nghi lễ dân gian – đã trở thành biểu tượng tinh thần của sự từ bi, trí tuệ, gắn kết cộng đồng và gìn giữ bản sắc dân tộc. Việc ghi danh lễ hội vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia không chỉ là sự khẳng định giá trị truyền thống, mà còn là bước mở ra một chặng đường mới để lan tỏa di sản, kết nối các thế hệ, và bồi đắp tinh thần yêu nước, đạo hiếu trong lòng người Việt.
Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen

Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen

Ngày 8/5/2025, núi Bà Đen đón hàng nghìn đại biểu đến từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trong Đại lễ Phật Đản Vesak Liên Hợp Quốc 2025. Nhiều nghi lễ mang tính lịch sử sẽ được tổ chức ngày này.
Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật đặc biệt với sự tham gia của các đơn vị nghệ thuật trực thuộc.
Bình yên nghe sóng vỗ

Bình yên nghe sóng vỗ

Tôi đến làng chài nhỏ ở Tam Tiến, Núi Thành, Quảng Nam vào một ngày cuối hạ. Cái nắng chói chang của mùa hè dần dịu bớt, chỉ còn những tia nắng vàng nhẹ trải dài trên mặt biển xanh thẳm. Gió từ biển thổi vào mát rượi, mang theo mùi muối mặn nồng và hương biển thân thuộc. Xóm nhỏ nằm bình yên bên những rặng dừa xanh, tựa như một bức tranh yên ả giữa đất trời.
Câu chuyện về Seongsudong, Hàn Quốc và gợi mở cho công nghiệp văn hóa Thủ đô

Câu chuyện về Seongsudong, Hàn Quốc và gợi mở cho công nghiệp văn hóa Thủ đô

Trong những năm gần đây, Hà Nội đã và đang từng bước hình thành tầm nhìn mới trong việc phát triển công nghiệp văn hóa. Hiện, Thành phố đang xây dựng dự thảo Nghị quyết về trung tâm công nghiệp văn hóa và khu phát triển thương mại và văn hóa. Nhiều chuyên gia cho rằng, các khu công nghiệp, nhà máy cũ nằm trong nội đô cũng cần được nhìn nhận lại với tư duy tái sinh đô thị sáng tạo.
Xem thêm
Phiên bản di động