--> -->
Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11:

Tri ân những “người lái đò” thầm lặng

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không chỉ là dịp để ngành Giáo dục tôn vinh những người hoạt động trong ngành, học trò thể hiện lòng thành kính “tôn sư trọng đạo” mà còn là dịp để xã hội tôn kính, tri ân những người đã, đang gắn bó với nghề dạy học - “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.
ky niem ngay nha giao viet nam 2011 tri an nhung nguoi lai do tham lang Quận Long Biên: Gặp mặt thân mật Chủ tịch Công đoàn cơ sở là giáo viên
ky niem ngay nha giao viet nam 2011 tri an nhung nguoi lai do tham lang Vinh danh 183 nhà giáo tiêu biểu toàn quốc năm 2019
ky niem ngay nha giao viet nam 2011 tri an nhung nguoi lai do tham lang Tri ân các nhà giáo nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Nền tảng quyết định chất lượng giáo dục

Người thầy - mọi thời đại đều xác định là một nghề cao quý, thiêng liêng. Bởi đối tượng lao động của người thầy chính là nhân cách, tâm hồn, thể chất con người. Phương pháp lao động của người thầy là nêu gương, cảm hoá học sinh bằng tư tưởng, tình cảm và vốn tri thức hiểu biết của mình… để tạo ra “sản phẩm” đặc biệt là những con người theo đúng nghĩa “có tâm, có tầm và có tài”.

ky niem ngay nha giao viet nam 2011 tri an nhung nguoi lai do tham lang
Trao giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết sáng tạo lần thứ 3

Những năm qua, xác định rõ tầm quan trọng của giáo dục, trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước luôn chú trọng phát huy tiềm lực, trí tuệ, sức mạnh tinh thần của con người Việt Nam, quan tâm đến phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), thực sự coi “giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Trong đó, “giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục; giáo viên phải có đủ đức, tài và được xã hội tôn vinh”.

Theo Phó Bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng, một dân tộc không thể đứng vững nếu không có nền tảng tri thức. Một xã hội khó có thể tồn tại và phát triển nếu không có những người thầy - những người “chở đạo”, “trồng người”, ươm mầm tri thức. Vì vậy, “tôn sư trọng đạo”, truyền thống hiếu học đã trở thành một trong những nét đẹp nhất của văn hóa Việt, là thước đo phẩm chất nhân bản của dân tộc, thước đo giá trị đạo đức của mỗi con người. Nét đẹp ấy được kết tinh, hun đúc từ trong lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc và vẫn tiếp tục được tiếp nối từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hàng năm trở thành ngày lễ quan trọng không chỉ với những người làm công tác giáo dục mà còn là dịp để các thế hệ học trò cũng như toàn xã hội tri ân các thế hệ thầy cô giáo. Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, nhân cách và trí tuệ của các thế hệ nhà giáo đã kết tinh thành Đạo “làm thầy” rạng ngời trong dòng chảy văn hóa Việt Nam. Còn sáng mãi trong tâm thức dân tộc hình ảnh những nhà giáo mẫu mực như: Chu Văn An, Nguyễn Đình Chiểu và người thầy, người lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh. Lịch sử cũng in đậm dấu ấn của những nhà giáo Thủ đô làm theo lời Bác, trở thành những chiến sĩ không chỉ mặt trận giáo dục, văn hóa, tư tưởng mà còn trên chiến tuyến đầy hy sinh gian khổ vì độc lập tự do của Tổ quốc.

“Tiếp bước các thế hệ đi trước, trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay, chính các thầy cô giáo là những người từng ngày nuôi dưỡng và phát triển văn hóa, lịch sử ngàn năm của Thủ đô, của dân tộc; khai trí, luyện đức, rèn tâm cho hàng triệu học sinh thân yêu. Chính các thầy cô giáo với sứ mệnh vẻ vang của mình đã góp phần đắc lực trong việc đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, để Thủ đô và đất nước phát triển nhanh, bền vững” - Phó Bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng khẳng định.

Nhiều hoạt động tri ân

Kỷ niệm 37 năm ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay, ở Hà Nội, đã có nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực được tổ chức để tri ân các thầy cô giáo. Theo đó, nhằm chia sẻ khó khăn với các nhà giáo có hoàn cảnh khó khăn, mắc bệnh nan y, hiểm nghèo; Ban lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội và Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc quan tâm, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ giáo viên, nhân viên trong toàn Ngành, đặc biệt là các giáo viên có hoàn cảnh khó khăn. Ngành GD&ĐT Hà Nội đã trợ cấp cho 204 cán bộ giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt khó khăn với các mức hỗ trợ từ 1 triệu đến 3 triệu đồng với tổng sổ tiền hỗ trợ gần 550 triệu đồng.

ky niem ngay nha giao viet nam 2011 tri an nhung nguoi lai do tham lang
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là dịp để các thế hệ học trò cũng như toàn xã hội tri ân các thế hệ thầy cô giáo. (Ảnh minh họa)

Đặc biệt, Ban lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội và Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội cũng tổ chức 3 đoàn trực tiếp tới thăm hỏi và tặng quà, động viên 3 nhà giáo mắc bệnh nan y, hiểm nghèo ở quận Hoàng Mai, huyện Thạch Thất và huyện Quốc Oai. Đây là hoạt động thường niên, thể hiện tinh thần “Tương thân, tương ái”, “Lá lành đùm lá rách” nhằm chia sẻ với các nhà giáo có hoàn cảnh khó khăn, động viên các đồng chí tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp xây dựng ngành GD&ĐT Thủ đô ngày càng vững mạnh.

Ngoài ra, nhằm tôn vinh các nhà giáo, thể hiện truyền thống “tôn sư trọng đạo” của tổ chức công đoàn và lực lượng công nhân viên chức lao động Thủ đô, vừa qua, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức gặp mặt 100 thầy giáo, cô giáo tiêu biểu đại diện cho các ngành học, cấp học; các nhà giáo làm công tác quản lý, là cán bộ công đoàn trên địa bàn.

Tại buổi gặp mặt, Phó Chủ tịch thường trực phụ trách Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội Đặng Thị Phương Hoa đã ghi nhận, biểu dương, chúc mừng thành quả từ những cố gắng nỗ lực của các thầy cô giáo tiêu biểu, đồng thời cho biết: Thời gian qua, Hà Nội đã đạt được những thành tựu quan trọng về kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội - an ninh quốc phòng, từng bước đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô, đất nước và hội nhập quốc tế. Những thành tựu đó có sự đóng góp to lớn của đội ngũ các thầy giáo, cô giáo thuộc các ngành học, cấp học ở Thủ đô.

“Bằng những bước đi cụ thể, dù ở cương vị nào, trong công tác chuyên môn, công tác quản lý hay công tác công đoàn, các thầy cô giáo trên địa bàn đã thể hiện trách nhiệm cao của mình đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển của Thủ đô nói chung, của nhà trường và tổ chức công đoàn nói riêng trong giai đoạn hiện nay”. Phó Chủ tịch thường trực phụ trách Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội khẳng định.

Nhân kỷ niệm 37 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày 17/11, 183 nhà giáo tiêu biểu đại diện cho gần 1,4 triệu nhà giáo trên toàn quốc đã được vinh danh là “Nhà giáo của năm 2019”. Đây đều là những tấm gương tiêu biểu năm 2019 vượt qua khó khăn, nêu cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, được bình chọn từ 63 tỉnh, thành phố trong cả nước và các trường cao đẳng, đại học trực thuộc Bộ GD&ĐT.

Trước đó, ngày 11/11, Sở GD&ĐT Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ tuyên dương khen thưởng các điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực tiêu biểu năm 2019. Tại Lễ tuyên dương đã có 16 đơn vị và 6 nhà giáo được tặng Huân chương Lao động của Chủ tịch nước, 9 đơn vị được tặng Cờ thi đua của Chính phủ, 5 đơn vị và 11 nhà giáo được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 5 đơn vị được tặng Bằng khen của Bộ GD&ĐT và 40 nhà giáo được trao giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo”. Nhiều quận/huyện/thị xã như: Ba Đình, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Gia Lâm, Phúc Thọ… cũng đã tổ chức các Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam và tuyên dương, khen thưởng điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực tiêu biểu năm 2019.

“Mỗi cán bộ, giáo viên cần phải học tập, phấn đấu thường xuyên để vượt qua chính mình trong mọi hoàn cảnh, để cống hiến hơn nữa cho phát triển của sự nghiệp GD&ĐT Thủ đô. Tôi hy vọng và mong muốn toàn thể đội ngũ nhà giáo hãy phát huy phẩm chất tốt đẹp, luôn nêu cao tấm gương đạo đức trong sáng của người thầy, cùng quyết tâm, thống nhất hành động để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tuy nặng nề nhưng không kém phần vinh quang, để xứng đáng với vinh dự, với sự nghiệp vẻ vang của mình” - Giám đốc Sở GD&ĐT Chử Xuân Dũng nhấn mạnh.

Đại văn hào Tagor đã nói: “Bồi dưỡng một người thầy thì sẽ được cả một thế hệ”. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã từng nói: “Nghề nhà giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo”. Nhân kỷ niệm 37 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, kính chúc các thầy cô giáo sức khỏe, hạnh phúc và thành công, tiếp tục hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vẻ vang của mình, đó là sự nghiệp trồng người như lời di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cần đột phá mạnh về thể chế, nguồn lực cho đổi mới sáng tạo ở Thủ đô

Cần đột phá mạnh về thể chế, nguồn lực cho đổi mới sáng tạo ở Thủ đô

Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội xác định khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực then chốt cho phát triển. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Thủ đô thông minh, hiện đại, đáng sống, cần cụ thể hóa giải pháp, hoàn thiện thể chế và tạo đột phá mạnh mẽ về nguồn lực, hạ tầng và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo.
Thành phố cần có chính sách đột phá để bảo vệ môi trường

Thành phố cần có chính sách đột phá để bảo vệ môi trường

Là một công dân của Thủ đô Hà Nội, nơi tôi sinh sống, làm việc và gắn bó mỗi ngày, tôi đặc biệt quan tâm đến các vấn đề về bảo vệ môi trường, phát triển đô thị xanh, thông minh và bền vững.
Khẩn trương triển khai đáp ứng công tác y tế ứng phó cơn bão số 3

Khẩn trương triển khai đáp ứng công tác y tế ứng phó cơn bão số 3

Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản hỏa tốc số 338/SYT-NVY gửi giám đốc các đơn vị y tế trên địa bàn Thành phố, trạm y tế các phường/xã về việc khẩn trương triển khai đáp ứng công tác phòng, chống, ứng phó bão số 3 (Wipha).
Chủ động ứng phó bão số 3: Hà Nội chỉ đạo “nóng”, tăng cường bảo đảm an toàn giao thông

Chủ động ứng phó bão số 3: Hà Nội chỉ đạo “nóng”, tăng cường bảo đảm an toàn giao thông

Trước ảnh hưởng của bão số 3, Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội vừa có văn bản đề nghị các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các địa phương khẩn trương triển khai các biện pháp cấp bách nhằm bảo đảm an toàn cho người dân và phương tiện tham gia giao thông.
Bão số 3 đã mạnh thêm 1 cấp, cấp 10, giật cấp 12, cách Hưng Yên khoảng 280km

Bão số 3 đã mạnh thêm 1 cấp, cấp 10, giật cấp 12, cách Hưng Yên khoảng 280km

Theo cảnh báo từ chuyên gia khí tượng, bão số 3 đã đi vào Vịnh Bắc Bộ; không chỉ gây mưa lớn mà còn thiết lập một dải hội tụ nhiệt đới khiến nhiều tỉnh thành ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục đối mặt với mưa lớn kéo dài nhiều ngày. Đặc biệt, các khu vực miền núi phía Bắc, Thanh Hóa và Nghệ An được dự báo là "tâm mưa" với nguy cơ cực cao về lũ quét và sạt lở đất, ngay cả khi bão đã suy yếu.
Nhiệm kỳ tới Hà Nội phải giải quyết dứt điểm dự án treo, quy hoạch treo để tránh lãng phí

Nhiệm kỳ tới Hà Nội phải giải quyết dứt điểm dự án treo, quy hoạch treo để tránh lãng phí

Cần thí điểm mô hình “tổ công tác đặc biệt” để giải quyết nhanh các vướng mắc cho các dự án bị treo, hoặc chậm tiến độ trên địa bàn Thủ đô. Qua đó, rút ngắn thời gian xử lý thủ tục, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
Gắn du lịch sáng tạo với “hồi sinh” các làng nghề truyền thống

Gắn du lịch sáng tạo với “hồi sinh” các làng nghề truyền thống

Bên cạnh việc đồng tình với định hướng phát triển du lịch sáng tạo và trải nghiệm trong Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVIII, nhiều nghệ nhân làng nghề và du khách cũng đề xuất Hà Nội cần đẩy mạnh du lịch trải nghiệm, tạo cơ hội quảng bá di sản, đồng thời góp phần giữ gìn và “hồi sinh” các làng nghề truyền thống giữa lòng Thủ đô.

Tin khác

Tập huấn trực tuyến công tác tư pháp đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã

Tập huấn trực tuyến công tác tư pháp đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã

Bộ Tư pháp vừa tổ chức Hội nghị tập huấn trực tuyến về công tác tư pháp khi triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, kết nối trực tuyến đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã trên cả nước.
TP.HCM: Nhiều hoạt động tri ân Ngày Thương binh - liệt sĩ

TP.HCM: Nhiều hoạt động tri ân Ngày Thương binh - liệt sĩ

Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Hoàn thiện thể chế đồng thời với cải thiện tổ chức thực thi pháp luật

Hoàn thiện thể chế đồng thời với cải thiện tổ chức thực thi pháp luật

Bộ Tư pháp vừa tổ chức Hội thảo phản ánh khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật qua thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp và đề xuất phương án xử lý.
Chính quyền hai cấp ở Nghệ An: Tỉnh, xã quyết tâm, người dân phấn khởi

Chính quyền hai cấp ở Nghệ An: Tỉnh, xã quyết tâm, người dân phấn khởi

Sau 2 tuần vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, Nghệ An đã ghi nhận những tín hiệu tích cực từ cơ sở. Cấp xã, nơi trực tiếp tiếp xúc, phục vụ người dân đang thể hiện rõ tinh thần đổi mới, chuyển mình mạnh mẽ.
31 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự”

31 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự”

Chiều 17/7, tại Hà Nội, Cục Quản lý thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp và Báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự” lần thứ nhất.
Hà Nội thành lập 6 Tiểu ban giúp việc trong Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9

Hà Nội thành lập 6 Tiểu ban giúp việc trong Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9

Nhằm đáp ứng yêu cầu của các hoạt động kỷ niệm, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 3036/QĐ-UBND về việc thành lập 6 Tiểu ban giúp việc Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.
Sửa đổi Luật Giáo dục đại học: Hoàn thiện cơ chế tự chủ đại học

Sửa đổi Luật Giáo dục đại học: Hoàn thiện cơ chế tự chủ đại học

Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) được xây dựng nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện, hiện đại hóa và đột phá phát triển giáo dục và đào tạo; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao.
Nhận diện để gỡ vướng pháp luật cho hoạt động sản xuất, kinh doanh

Nhận diện để gỡ vướng pháp luật cho hoạt động sản xuất, kinh doanh

Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các vướng mắc được phản ánh rất đa dạng, trong nhiều ngành, lĩnh vực, vướng mắc cả trong quy định và thực thi, có trong các văn bản pháp lý khác nhau.
75 năm Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong (15/7/1950 -15/7/2025)

75 năm Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong (15/7/1950 -15/7/2025)

Lực lượng Thanh niên xung phong đã có nhiều đóng góp to lớn, trở thành biểu tượng của tinh thần xung kích, dấn thân vì độc lập dân tộc, xứng đáng là niềm tự hào của tuổi trẻ Việt Nam. Ghi nhận những cống hiến đó, ngày 30/6/1995, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 382/TTg lấy ngày 15/7 hằng năm làm Ngày truyền thống của Lực lượng Thanh niên xung phong Việt Nam, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo cán bộ, đội viên các thế hệ.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Chăm lo tốt hơn cho các thương binh, bệnh binh và gia đình có công

Tổng Bí thư Tô Lâm: Chăm lo tốt hơn cho các thương binh, bệnh binh và gia đình có công

Theo TTXVN, chiều nay (15/7), Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã tới thăm, tặng quà thương, bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành (phường Ninh Xá, tỉnh Bắc Ninh) nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Xem thêm
Phiên bản di động