Trên mạng nói rằng
Cha mẹ cần bảo vệ con trẻ trước những mối đe dọa từ Internet | |
Giật tít, câu like trên mạng xã hội: Trào lưu ảo, tác hại thật |
Quỳnh Châu liền cãi: “Mẹ ơi, ở trên mạng người ta nói rằng, ngồi ở tư thế nào thoải mái nhất thì sẽ học tốt nhất, không nhất thiết phải ngồi thẳng đừ như khúc gỗ, sẽ khiến gây căng thẳng, học sẽ không hiệu quả”.
Chị Phương ngán ngẩm lắc đầu. Đã từ hơn một năm nay, nói cái gì con chị cũng không tin mẹ, dù đúng hay sai cũng đều lấy dẫn chứng trên mạng nói thế nọ thế kia để phản biện. Nhiều lần nhắc nhở con không được, chị đâm ra chán nản, không hiểu sao bọn trẻ bây giờ mới nứt mắt ra đã chúi đầu vào internet, cái gì cũng tin internet hơn tin cha mẹ.
Châu là một cô bé khá thông minh, những thông tin nóng hổi trên mạng được cô bé cập nhật rất thường xuyên. Bữa ăn tối của cả nhà, Châu trở thành “nguồn tin nóng” khi vanh vách kể những tin tức nóng hổi trên mạng diễn ra trong ngày. Từ tin quốc tế đến tin trong nước và rôm rả nhất là những thông tin về giới học trò, giới văn nghệ sĩ. Có vẻ như cô bé tin rằng, mọi thông tin được người ta đưa trên mạng là hoàn toàn đúng.
Chị Phương và gia đình thấy con gái thông minh, nhanh nhạy với thông tin thì rất vui mừng. Có lần chị Phương làm món sa lát chua như dấm, Châu đã lên mạng tra cứu rồi “chữa cháy” cho mẹ bằng cách cho thêm gia vị, đường…theo hướng dẫn. Cũng có lần bà ngoại bị đau khớp, Châu cũng tra trên mạng hướng dẫn chữa trị bằng các loại lá thuốc. Thỉnh thoảng cô bé làm những món ăn “tây” bằng cách học trên mạng…khi trong gia đình mọi người tranh luận về vấn đề xã hội nào đó, Châu lập tức mở “google” và đưa ra kết luận chính xác…
Nói chung, việc sử dụng internet thành thạo biến cô bé thành “cuốn từ điển sống” khiến chị Phương rất tự hào. Thế nhưng càng ngày, chị càng cảm giác như chị không thể dạy dỗ được con theo cách cổ truyền của gia đình. Giờ đây cô bé coi internet là người bạn đáng tin cậy nhất chứ không phải là người mẹ đã chăm cô từ tấm bé. Chị Phương ngày càng cảm thấy con rời xa mình, sợ bản thân không thể dẫn dắt con, kiểm soát con cho đến khi trưởng thành. Nhưng chị không biết làm cách nào để giải quyết vấn đề này.
Chị Phương cho rằng, trước đây con cái nghe lời cha mẹ hơn vì chúng có ít thông tin phản biện. Ngày nay giới trẻ, thậm chí cả trẻ em cũng có thể tìm hiểu mọi thứ trên internet nên chúng ít nghe lời hơn.. rõ ràng chúng “tin” internet hơn tin cha mẹ. Nghe khá xót xa, song cái chính nếu cứ đổ lỗi cho mạng mà không dành thời gian nhiều hơn cho các con, đặc biệt có phương pháp giáo dục đúng đắn thì thật khó để nói được điều gì. Đơn giản, con trẻ như tờ giấy trắng.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán
Ngày cuối trước kỳ nghỉ Tết: Giao thông Thủ đô "tăng nhiệt"
Tin khác
Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái
Cộng đồng 22/01/2025 14:20
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn
Cộng đồng 22/01/2025 08:33
Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp
Cộng đồng 22/01/2025 06:55
Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 22/01/2025 06:52
Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 21/01/2025 12:21
Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán
Cộng đồng 21/01/2025 10:57
Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?
Cộng đồng 21/01/2025 06:06
Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn
Cộng đồng 20/01/2025 20:23
Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội
Cộng đồng 19/01/2025 08:20
Người người rời phố về quê đón Tết sớm
Cộng đồng 18/01/2025 20:54