Tránh biến mình thành “gà” khi mua hàng online
Mua hàng online ở Việt Nam: Vẫn còn đầy bất cập, cần tỉnh táo Thương mại điện tử và sự an toàn trên không gian mạng Không nên “dễ dãi” khi mua thực phẩm online |
Cần tìm hiểu kỹ thông tin của đơn vị bán hàng
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Cục CT&BVNTD), Bộ Công Thương, cảnh báo, từ những vụ việc người tiêu dùng trở thành nạn nhân mới đây, người mua hàng trực tuyến phải cảnh giác hơn khi giao dịch.
Nhiều người mua hàng online đã bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản do lộ thông tin cá nhân, thông tin về đơn hàng. Cục CT&BVNTD dẫn trường hợp anh N.H.T.N, trú tại TP. HCM. Anh N. đặt mua đôi giày trên gian hàng của một sàn TMĐT. Khi đơn hàng chưa được giao, không hiểu bằng cách nào lại có một đơn vị khác biết rõ thông tin cá nhân của anh để giao hàng cho anh theo đơn anh đã đặt.
Mất cảnh giác, anh N. đã nhận hàng và thanh toán tiền. Anh chỉ phát hiện mình bị lừa khi sản phẩm không đúng với quy cách, chất lượng và giá thấp hơn nhiều so với sản phẩm mà anh đã đặt. Anh liên hệ với gian hàng nhưng bị chặn số. Anh vào sàn TMĐT kiểm tra thì thấy đơn hàng của mình đã bị hủy.
Người tiêu dùng cần cảnh giác khi mua hàng online. |
Một số trường hợp mua hàng trực tuyến (đặc biệt là thông qua các trang mạng xã hội) bị lừa khi chưa có đủ thông tin về người bán hoặc người bán không đủ độ tin cậy. Đơn cử như trường hợp chị L.P, trú tại Ba Đình, Hà Nội. Chị L.P đặt mua 2 chiếc áo sơ mi qua Facebook có tên Muội Muội. Sau khi nhận hàng và thấy không đủ số lượng đã đặt, chị nhiều lần liên lạc với đơn vị giao hàng và cửa hàng bán sản phẩm trên Facebook nhưng đều không được hỗ trợ giải quyết.
Với những trường hợp trên, Cục CT&BVNTD khuyến cáo, người mua không chia sẻ, tiết lộ thông tin cá nhân, thông tin về đơn hàng của mình cho các đối tượng không liên quan.
Trước khi thực hiện giao dịch, cần xác minh, tìm hiểu kỹ thông tin của đơn vị bán hàng bằng cách dựa vào các công cụ tìm hiểu, các review (nhận xét) đánh giá về cửa hàng và sản phẩm… Chỉ nên mua hàng hóa, dịch vụ trên các sàn TMĐT có uy tín, đặc biệt là các sàn đã được Bộ Công Thương, cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động.
Người mua cần kiểm tra hàng trước khi nhận. Khi phát hiện hàng hóa, dịch vụ không đảm bảo an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng; hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng... cần thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Kinh nghiệm mua hàng online
Nếu có kinh nghiệm mua bán online, bạn sẽ biết cách phân biệt hàng hóa và nhà cung cấp. Trước đây, muốn mở một shop trên sàn TMĐT, người bán cần giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy tờ chứng minh chất lượng sản phẩm hoặc sản phẩm đủ chất lượng lưu thông.
“Hiện tại, muốn bớt rủi ro, kinh nghiệm của tôi khi mua trên Shopee là chọn Shopee Mall, trên Tiki là chọn hàng hóa trong Tiki Trading vì nếu có khiếu nại, đổi trả thì nhanh còn chọn shop ngoài mua phải sách in chất lượng thấp như kiểu in lậu thì cũng không kiện cáo gì được”, anh N.V.A., một người thường mua sách online, cho biết kinh nghiệm của anh sau vài lần chỉ chọn sản phẩm mà không để ý đến nhà cung cấp.
Anh A. chia sẻ thêm: “Giày dép, quần áo, hàng gia dụng cũng vậy. Chúng ta phải xem nhà cung cấp là ai, website, cửa hàng có uy tín không chứ đừng chỉ nhìn mô tả sản phẩm, thương hiệu, dễ bị lừa hình rao một đằng, hàng giao một nẻo, kiện cáo được cũng mệt, mất nhiều thời gian, mà khách mua online thường là những người muốn tiết kiệm thời gian”.
Một số chuyên gia pháp lý khuyến cáo, để tránh biến mình thành các chú “gà”, khách mua online phải biết tự bảo vệ mình. Cụ thể, luật sư Nguyễn Thanh Nga, Công ty Luật TNHH Bình Minh đưa ra lời khuyên: “Khách hàng phải tự kiểm tra, không nên mua theo cảm tính. Nhiều sản phẩm thực tế khác xa quảng cáo, thì giá có rẻ cũng là trải nghiệm không vui. Phải check (kiểm tra) giá, so sánh nhiều bên cung cấp cho một sản phẩm cùng loại, check các nhận xét của khách đã mua, quay clip check hàng khi nhận, mở… tất cả những việc này cũng nên được coi như quy trình cần thiết khi mua hàng online”.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Đặc sắc lễ hội hương bưởi Tân Triều
Tiêu dùng 17/01/2025 14:48
Mở cửa Phòng trưng bày nhận diện hàng thật - giả dịp cận Tết
Tiêu dùng 14/01/2025 22:36
Central Retail chung tay bình ổn thị trường cao điểm Tết qua “Lễ hội thịt heo”
Tiêu dùng 11/01/2025 20:22
Đổi mới nhiều hoạt động kết nối đầu tư sản xuất và xúc tiến thương mại
Tiêu dùng 05/01/2025 17:05
Cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”: Khách hàng không nên “đủng đỉnh”!
Tiêu dùng 26/12/2024 08:47
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Kinh tế 22/12/2024 18:31
Giới thiệu, quảng bá sản phẩm công nghiệp nông nghiệp tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang
Tiêu dùng 20/12/2024 21:45
Quảng cáo trên mạng: Sẽ xử lý nghiêm các vi phạm
Tiêu dùng 19/12/2024 17:39
EVNHANOI tri ân khách hàng sử dụng điện năm 2024
Tiêu dùng 14/12/2024 11:00
Dồi dào nguồn cung hàng Việt phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Tiêu dùng 13/12/2024 11:52