-->

Trăn trở cầu phao dân sinh

Tồn tại hàng chục năm qua, cầu phao dân sinh thuộc xã Đại Hưng (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn với người tham gia giao thông. Trước nhiều dấu hiệu xuống cấp của các cây cầu nơi đây, việc sớm thay thế là vấn đề hết sức cấp bách. Tuy nhiên, do khó khăn về kinh phí nên tình trạng trên vẫn chưa thể chấm dứt.
tran tro cau phao dan sinh Thấp thỏm trên những cây cầu phao cũ nát
tran tro cau phao dan sinh Nguy hiểm rập rình trên cây cầu phao xuống cấp

Thiếu an toàn

Xã Đại Hưng là một địa phương nằm ven sông Đáy, do những đặc thù về vị trí địa lý nên nhu cầu giao lưu kinh tế, thương mại của người dân nơi đây với các khu vực lân cận rất cao. Để đáp ứng nhu cầu đi lại, người dân địa phương đã tự bỏ kinh phí làm 2 cầu phao bắc qua sông để kết nối với nhiều địa phương thuộc huyện Ứng Hòa. Cụ thể, một cầu phao nối liền thôn Hà Xá, xã Đại Hưng với thôn Đinh Xuyên, xã Hòa Nam. Một cầu khác là cầu phao Sêu, nối Đại Hưng với xã Hòa Phú.

tran tro cau phao dan sinh
Dù được thường xuyên duy tu, song chất lượng cầu phao vẫn xuống cấp nghiêm trọng

Theo ghi nhận thực tế, dù thường xuyên được duy tu song 2 cây cầu phao này vẫn đang có những dấu hiệu xuống cấp. Dễ thấy nhất là cầu được ghép bằng các thuyền bê tông tạm bợ, phần bề mặt và lan can được giằng níu bằng nhiều thanh thép hoen gỉ. Riêng đường dẫn đầu cầu thường làm bằng bê tông với mặt cắt ngang nhỏ, độ dốc lớn. Đáng nói, đây cũng là kết cấu chung của không ít cầu phao ở các địa phương như: Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức…

Có một điểm đáng lưu ý là, phần lớn cầu phao thường có sức chịu tải rất yếu, nếu xe hoặc người mang nhiều hàng hóa qua sẽ gây ra rung lắc mạnh. Bởi vậy, trong mùa mưa bão, khi mực nước sông dâng cao, tốc độ dòng chảy lớn, các cầu thiếu kiên cố này có thể sập bất cứ lúc nào.

tran tro cau phao dan sinh
Trong khi chờ ngân sách để kiên cố hóa, rất cần phải thường xuyên kiểm tra, giám sát cầu phao

Thực tế, đã từng có không ít vụ tai nạn chết người xảy ra trên các cầu phao khu vực ngoại thành. Cầu phao Sêu của xã Đại Hưng là một ví dụ. Mới đây nhất, khoảng 6/2016, anh Nguyễn Duy Chung (23 tuổi, xã Đông Yên, Đông Sơn, Thanh Hóa) hiện là lao động phổ thông tại thôn Đặng Giang, xã Hòa Phú, huyện Ứng Hòa đi xe máy qua cầu phao Sêu nối Hòa Phú và Đại Hưng thì rơi xuống sông tử vong.

Nhắc đến những câu chuyện buồn này, ông Đỗ Đức Trường – Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Đại Hưng cho biết: “Thời điểm đó hệ thống cầu phao trên địa bàn không được chắc chắn như bây giờ. Chính chúng tôi lúc đó cũng phải cùng chủ cầu chịu trách nhiệm. Sau thời điểm đó, chính quyền rút kinh nghiệm nên luôn tích cực, sát sao với công tác kiểm tra giám sát”.

Thực tế, đã từng có không ít vụ tai nạn chết người xảy ra trên các cầu phao khu vực ngoại thành. Cầu phao Sêu của xã Đại Hưng là một ví dụ.

Mới đây nhất, khoảng 6/2016, anh Nguyễn Duy Chung (23 tuổi, xã Đông Yên, Đông Sơn, Thanh Hóa) hiện là lao động phổ thông tại thôn Đặng Giang, xã Hòa Phú, huyện Ứng Hòa đi xe máy qua cầu phao Sêu nối Hòa Phú và Đại Hưng thì rơi xuống sông tử vong.

Theo tìm hiểu từ phía người dân xã Đại Hưng, hiện nhu cầu đi lại, giao thương với khu vực bên kia sông Đáy thuộc huyện Ứng Hòa là rất lớn. Song, nếu muốn qua các cầu cứng trên địa bàn như Tế Tiêu, Đục Khê… người dân sẽ phải đi vòng với quãng đường rất xa. Chẳng hạn, khoảng cách từ Tế Tiêu xuống cầu Đục Khê là 15km, cầu Tế Tiêu đi cầu Phùng là 7km, cầu Phùng đi cầu Ba Thá là 13km…

Bởi vậy, dù biết cầu phao tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn song nhiều người dân vẫn chọn lựa đây là phương tiện để qua sông. “Gia đình tôi thường đi chợ và buôn bán ở thôn Đinh Xuyên bên kia cầu nên phải đi qua nhiều lần. Dù biết có tai nạn từng xảy ra nhưng biết làm sao khác được, bởi đi đường vòng thì xa hơn tới 15km, sẽ chậm buổi chợ” – bà Nguyễn Thị Sáu, xã Đại Hưng chia sẻ.

Khó dẹp bỏ bởi đặc thù địa phương

Khách quan nhìn nhận, những năm qua với sự quan tâm, đầu tư lớn của Hà Nội, hạ tầng giao thông khu vực ngoại thành đã được nâng cấp ngày một đồng bộ, mang tới sự thuận lợi, an toàn cho người dân. Tuy nhiên, nguồn ngân sách hạn hẹp khiến các dự án xây dựng cầu bắc qua sông không thể đồng loạt triển khai mà phải thực hiện từng bước với kế hoạch lộ trình cụ thể.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Đỗ Đức Trường cho biết, địa phương cũng nhận thức rất rõ mối nguy hiểm tiềm ẩn từ cầu phao hiện nay. Trước diễn biến phức tạp của mùa mưa bão 2017, được sự chỉ đạo của huyện, lãnh đạo xã đã tích cực triển khai công tác kiểm tra, giám sát hệ thống cầu phao trên địa bàn. Công tác kiểm tra được tiến hành định kỳ 3 tháng/lần, riêng thời điểm trước mưa bão lãnh đạo xã sẽ tiến hành kiểm tra đột xuất.

Với sự đốc thúc sát sao của chính quyền, hiện các trang bị đảm bảo an toàn cho người và phương tiện qua cầu phao như: Dụng cụ cứu hộ, phao cứu sinh, biển báo, đèn chiếu sáng, bảng nội quy… đã được trang bị đầy đủ. “Chúng tôi kiểm tra và nhắc nhở thường xuyên, bắt buộc các chủ cầu phải có đủ các phương tiện cứu hộ nhằm hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra” – ông Trường nhấn mạnh.

Mong muốn cây cầu kiên cố đối với cư dân ven sông như Đại Hưng là có thật. Bởi cầu giúp đẩy mạnh việc giao thương kinh tế, giao lưu văn hóa với các địa phương lân cận.

Bày tỏ trăn trở về việc giữ cầu phao khi chờ đợi các dự án kiên cố hóa từ ngân sách Thành phố, Chủ tịch xã Đại Hưng chia sẻ: “Việc đề xuất xây dựng cầu kiên cố rất khó bởi thực tế ngân sách Thành phố cũng rất khó khăn. Đây cũng là tình hình chung của các địa phương đang tồn tại cầu phao dân sinh chứ không riêng gì Đại Hưng, Mỹ Đức. Nhu cầu giao lưu qua lại của người dân rất lớn, nếu dẹp bỏ cầu phao sẽ sinh ra đò. Người dân quay trở lại dùng đò thì càng nguy hiểm hơn”.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

(LĐTĐ) Ngày 24/1, tại Phố Sách Hà Nội - Phố 19/12, UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội tổ chức khai mạc Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải dự lễ khai mạc.
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

(LĐTĐ) Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, thành phố Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT, Sở Tài chính về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP.
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), từ ngày 1/7/2025, người từ đủ 75 tuổi trở lên, không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng sẽ được nhận trợ cấp hưu trí xã hội với mức 500.000 đồng/tháng.
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

(LĐTĐ) Dịp Tết Nguyên đán 2025, thành phố Hà Nội định hướng cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xây dựng kế hoạch cung ứng hàng hóa đảm bảo phục vụ nhu cầu của nhân dân. Đồng thời, dự kiến tặng trên 1,1 triệu suất quà cho các đối tượng chính sách; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trong những ngày Tết…
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (24/1, tức ngày 25 tháng Chạp), mặc dù thời tiết Hà Nội trở lạnh và có mưa, nhưng 200 công nhân lao động Công ty Cổ phần công trình đô thị Phú Thành thực sự cảm thấy hạnh phúc và ấm lòng khi đón nhận sự quan tâm của lãnh đạo thành phố Hà Nội và tổ chức Công đoàn.
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025 chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tổng số 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa (trong đó, 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp).

Tin khác

Hà Nội: Sẽ kiểm tra “đột xuất” các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội

Hà Nội: Sẽ kiểm tra “đột xuất” các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội

(LĐTĐ) Năm 2025 các đội kiểm tra liên ngành 178 của thành phố Hà Nội và các cấp sẽ tiến hành kiểm tra theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ nảy sinh các tệ nạn xã hội.
Huyện Thường Tín đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp cuối năm

Huyện Thường Tín đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp cuối năm

(LĐTĐ) Nhằm phục vụ nhu cầu đi lại, vận tải hành khách, hàng hóa của nhân dân vào dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, huyện Thường Tín đã chỉ đạo các ngành chức năng, chính quyền địa phương triển khai đồng bộ các biện pháp, đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Xử lý tình trạng tụ tập gây mất an ninh trên các cầu vượt đi bộ

Xử lý tình trạng tụ tập gây mất an ninh trên các cầu vượt đi bộ

(LĐTĐ) Theo Công an thành phố Hà Nội, thời gian gần đây, trên các cầu vượt dành cho người đi bộ xuất hiện tình trạng thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên tụ tập, ca hát, ăn uống gây mất vệ sinh môi trường và tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh, trật tự. Trước thực trạng trên, lãnh đạo phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội đã chỉ đạo Đội Cảnh sát phản ứng nhanh, ngoài công tác tuần tra kiểm soát, tuyên truyền, giải tỏa, xử lý các điểm vi phạm.
Quận hoàn Kiếm: Xử phạt hàng loạt bãi xe tự phát trong đêm Giáng Sinh

Quận hoàn Kiếm: Xử phạt hàng loạt bãi xe tự phát trong đêm Giáng Sinh

(LĐTĐ) Đêm 24/12, Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã ra quân kiểm tra, xử lý các điểm trông giữ xe không phép, sai phép trên địa bàn.
Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông

Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông

(LĐTĐ) Mới đây, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội và Công an các địa phương trên địa bàn thành phố đã đồng loạt ra quân triển khai cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát

Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát

(LĐTĐ) Trong năm 2025, Hà Nội sẽ đầu tư xây mới, xây dựng lại 34 chợ dân sinh và cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 71 chợ. Thành phố yêu cầu các dự án xây mới hoặc cải tạo lại chợ phải giải quyết cơ bản được vấn đề dân sinh bức xúc, giảm khiếu nại, khiếu kiện trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về chợ. Phải công khai, minh bạch các thông tin liên quan đến hoạt động đầu tư, xây dựng chợ.
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán

Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Công an huyện Thanh Trì vừa tổ chức Lễ ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025; ra mắt mô hình lực lượng 141 trong tình hình mới.
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm

Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm

(LĐTĐ) Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an thành phố Hà Nội) đã tổ chức lễ ra quân nhằm triển khai cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm và đảm bảo an ninh trật tự, trật tự đô thị trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2025. Đây là một phần quan trọng trong chiến dịch toàn diện nhằm duy trì an toàn xã hội và xây dựng hình ảnh một Thủ đô văn minh, hiện đại.
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định

TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định

(LĐTĐ) Thời gian qua trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) xuất hiện các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời, công trình có lắp dựng mái che trên đất không đúng mục đích sử dụng đất nhằm phục vụ kinh doanh dịch vụ thể thao.
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh

Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến người dân về dự thảo quyết định việc sử dụng xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ để kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa. Tuy nhiên, đến thời điểm này không ít lãnh đạo UBND phường vẫn chưa biết quản lý con người, sắp xếp địa điểm đón trả khách ra sao như dự thảo đề cập tới.
Xem thêm
Phiên bản di động