-->

Tràn lan game tiêu cực, phản cảm trên mạng xã hội: Nguy hiểm như... thuốc độc

(LĐTĐ) Núp bóng dưới những bộ phim hoạt hình nổi tiếng hiện nay hàng ngàn các video, trò chơi có nội dung tiêu cực, phản cảm xuất hiện trên các trang giải trí dành cho trẻ em như Youtube Kid đang khiến cho nhiều bậc phụ huynh hoang mang, lo sợ.
tran lan game tieu cuc phan cam tren mang xa hoi nguy hiem nhu thuoc doc Cần cảnh giác với trào lưu "thử thách cùng Momo"
tran lan game tieu cuc phan cam tren mang xa hoi nguy hiem nhu thuoc doc Khách hàng phẫn nộ sau vụ lắc heo vàng trúng 5 tỷ đồng cuả MoMo
tran lan game tieu cuc phan cam tren mang xa hoi nguy hiem nhu thuoc doc Làm thế nào để trẻ thoát khỏi vòng xoáy thử thách tự sát kinh dị Momo?

“Hoảng hồn” với game dạy tự sát

Sau trào lưu gây ám ảnh “Thử thách Cá voi xanh”, gần đây cộng đồng mạng lại hoang mang với một trò chơi mới nổi với hình thức tương tự - xúi giục người tham gia những hành động nguy hiểm có tên “Trò chơi tự sát”- Momo challenger.

tran lan game tieu cuc phan cam tren mang xa hoi nguy hiem nhu thuoc doc
Trò chơi tự sát MoMo challenger xuất hiện trên kênh YouTube Kid , kênh giải trí giành cho trẻ em

Thử thách Momo, được cho là khởi phát từ Anh, từ hồi tháng 8 năm ngoái, ban đầu xuất hiện qua các ứng dụng như Messenger, Whatapps và nhiều mạng xã hội khác. Nhân vật chính của Thử thách Momo, “quái vật” đầu người mình gà, sẽ buộc người chơi phải làm theo những hành động gây hại cho bản thân, thậm chí tự tử.

Thời gian gần đây, cụ thể là từ đầu tháng 1/2019, trào lưu độc hại này bắt đầu xuất hiện ẩn trong các video hoạt hình nổi tiếng dành cho trẻ em trên YouTube, như Gia đình lợn Peppa Pig. Tới nửa cuối tháng 2/2019, Thử thách Momo cũng đã “xâm nhập”vào Fornite – tựa Game chiến đấu sinh tồn nổi tiếng, đang rất được ưa chuộng.

tran lan game tieu cuc phan cam tren mang xa hoi nguy hiem nhu thuoc doc
MoMo challenger tiếp tục xuất hiện trên facebook trang mạng xã hội lớn nhất hiện nay

Theo tìm hiểu, tham gia trò chơi Momo challenger, những đứa trẻ bị thử thách sẽ nhận được tin nhắn bởi Thử thách Momo, qua các ứng dụng như Messenger, các trò chơi trực tuyến, hình ảnh hiện ẩn trong ác video phim hoạt hình... Tiếp đó đứa trẻ sẽ bị bủa vây bởi những hình ảnh kinh dị và những hướng dẫn bạo lực để tự làm tổn thương bản thân.

Thử thách Momo sau đó nâng dần cấp độ bạo lực, như “ép” đứa trẻ phải giết người và giết… chính mình bằng dao hoặc súng, kèm theo những lời đe dọa khủng khiếp nếu đối tượng từ chối làm theo mệnh lệnh. Một trong những lời đe dọa này bao gồm đứa bé sẽ bị giết chết trong giấc ngủ của và toàn bộ gia đình của bé sẽ bị làm hại.

Điều đáng quan ngại ở đây là, không chỉ xuất hiện trên Youtube, mà trò chơi này cũng đã xuất hiện ở trên facebook, trang mạng xã hội lớn nhất thế giới hiện nay.

Chỉ cần gõ từ khóa MoMo challenger trên thanh tìm kiếm của Facebook, hàng loạt kết quả về trò chơi này sẽ hiện ra. Điểm chung của những kết quả ấy đều là hình ảnh về Momo, con quái vật đầu người mình gà đang reo rắc nỗi sợ hãi những ngày qua tại rất nhiều quốc gia trên thế giới.

Đang sợ hơn, nhiều trang fanpage của trò chơi này quy tụ khá nhiều thành viên đặc biệt là các bạn trẻ ở độ tuổi vị thành niên. Họ đều tỏ ra rất hào hứng với trò chơi và thậm chí nhiều người còn liên tục kêu gọi MoMo gửi thứ thách cho mình. Điển hình, một facebooker có tên Allan Rey đã bình luận xin các thành viên khác link game tự sát của Momo.

Ngoài ra, có khá nhiều tài khoản, chính người dùng tự đăng tải ảnh của chính mình bắt chước theo hình dáng khuôn mặt của nhân vật Momo. Điều đó cho thấy, trào lưu Momo đang phát triển nhanh chóng. Và dường như, nhiều người dùng mạng xã hội không hề biết đến những tác hại đáng sợ của Momo nên đã vô tình chạy theo trào lưu nguy hiểm này.

Cần có sự phối hợp chặt chẽ từ phụ huynh

Được biết, các clip tiêu cực, phảm cảm trên YouTube hiện nay thường trá hình dựa trên một số tài khoản bắt chước theo hình ảnh các nhân vật hoạt hình của Peppa Pig nên tạo sự tò mò để trẻ em lầm tưởng mỗi khi lựa chọn xem. Khi các bé kích chuột xem, nội dung của video đó dần chuyển sang một hướng khác chứa những hình ảnh phản cảm như nha sĩ cầm chiếc ống tiêm lớn xuất hiện, răng của Peppa bị kẹp và kéo ra, tiếng la hét đau đớn, sợ hãi vang lên. Điều này không chỉ khiến cho bé hoảng sợ mà còn có thể gây ám ảnh lâu dài.

Từ chứng kiến cảnh các con túm tụm lại xem một chương trình hoạt hình đầy bạo lực, chị Trần Thị Hương (Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy) vẫn chưa hết kinh hoàng: “Thông thường vào mỗi Chủ nhật, tôi sẽ dành thời gian làm vài món ăn vặt ưa thích cho con mình và để chúng được tự do làm những việc mình thích.

Có lần đang bê một ít khoai tây chiên lên cho lũ trẻ thì tôi nhìn thấy chúng đang xem một bộ phim hoạt hình với các nhân vật tiếng như Peppa Pig, Elsa hoặc Spider-Man nhưng lại chứa những pha cảnh đầy máu me, chết chóc và bạo lực khiến tôi vô cùng sốc. Bởi vì đây đều là những nhân vật không chỉ được các con tôi mà còn nhiều trẻ em khác hâm mộ và thường xuyên học theo”.

Giống như chị Hương, Chị Nguyễn Thị Hải Yến (Đỗ Đức Dục, Cầu Giấy) sau khi biết tới trò chơi “thử thách cùng MoMo” đã không còn dám cho còn tùy tiện cầm điện thoại lên mạng chơi, hay tự ý xem các chương trình giải trí mà chưa hỏi ý kiến bố mẹ: "Sau khi nghe mọi người nói nhiều về trò chơi nguy hiểm này tôi có vào xem thử. Đến người lớn như tôi còn phải thấy giật mình khiếp sợ huống hồ mấy đứa trẻ con. Trước đây, do bận nên thường đưa điện thoại cho lũ trẻ, muốn chơi gì thì chơi. Sau vụ đấy tôi cấm, không cho tự ý xem facebook hay Youtobe nữa. Muốn xem phải xin phép và chỉ được xem những chương trình lành mạnh" – Chị Yến chia sẻ

Với những ứng dụng tìm kiếm thông minh, chỉ cần gõ một từ khóa trên Google hay YouTube thì lập tức trên mạng xã hội sẽ tự động đề xuất cho người xem một loạt clip tương tự, kể cả những trò chơi tiêu cực, phản cảm. Riêng đối với các trang dành cho trẻ em các trò chơi, video này thông thường sẽ là bài hát, nhân vật hoạt hình như bình thường, rồi sau đấy là những hành động bạo lực mà background vẫn là nhạc hoạt hình nên cha mẹ nếu không ngồi xem cùng con mà chỉ nghe tiếng sẽ không đoán biết được. Với hình thức và thủ đoạn tinh vi như vậy, ngay cả trang Youtube hay Google cũng không thể kiểm soát được các trò chơi, video tiêu cực, dạy các bé tự tử.

Trong môi trường công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, đặc biệt khi mà lượng người dùng trẻ ở lứa tuổi vị thành niên đang chiếm số lượng lớn thì mối lo về những hệ lụy xấu là điều có thể nhìn thấy trước. Bởi vì, trẻ vị thành niên là đối tượng dễ bị tác động, thậm chí bị ám ảnh khi xem các hình ảnh, clip có tính chất bạo lực và ghê rợn.

Trước sự phát triển phức tạp của các loại game tiêu cực, phản cảm trên mạng xã hội, mà đối tượng được nhắm tới là trẻ em, Tiến sỹ tâm lý học Trần Thành Nam cho rằng : “Để ngăn chặn những trò chơi như thế này cần có sự tham gia của rất nhiều bên liên quan, nhất là gia đình và nhà trường – những người gần trẻ em.

Đầu tiên, các bậc phụ huynh cần phải ý thức được rằng hiện nay trên mạng xã hội rất nhiều chương trình có thể gây nguy hiểm và ảnh hưởng tiêu cực tới trẻ em. Từ đó, tìm hiểu xem trẻ có tham gia, bị lôi kéo vào trò chơi nguy hiểm hay không. Các phụ huynh hãy dạy cho trẻ quy tắc ứng xử an toàn ở trên mạng và tìm cách đưa ra cho con lời khuyên, cùng con tìm hiểu, phân tích những mối nguy hiểm có thể xảy ra” - Tiến sĩ Nam chia sẻ.

Ngoài ra, Phụ huynh cũng nên quan tâm tới các sở thích giải trí hằng ngày của trẻ em, tạo cho trẻ tâm lý được bảo vệ và cùng trẻ chơi những trò chơi hay video mà trẻ ưa thích để nắm được nội dung, thông tin.

Bên cạnh đó, các chuyên gia công nghệ đưa ra khuyến cáo tới các bậc phụ huynh cần kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng mạng xã hội cũng như các kênh giải trí trên internet của con trẻ. Mọi thông tin trẻ truy cập trên internet cha mẹ bắt buộc phải nắm biết. Hãy cho trẻ biết không ai có quyền yêu cầu chúng phải làm những điều mà chúng không muốn. Cài đặt và sử dụng các ứng dụng giám sát trẻ em trên smartphone và máy tính để giữ an toàn cho trẻ.

Các chuyên gia cũng nhận định, những rủi ro trên mạng Internet sẽ còn nhiều và diễn biến phức tạp, đòi hỏi trách nhiệm và hành động thực tế của tất cả các bên liên quan bao gồm cả Nhà nước, gia đình, nhà trường, doanh nghiệp và truyền thông để có thể bảo vệ trẻ em an toàn trên môi trường mạng.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tổng số 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa (trong đó, 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp).
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

(LĐTĐ) Tình cảm nồng nhiệt từ người hâm mộ tại Kuala Lumpur và các thành viên thuộc Hiệp hội Hữu nghị Malaysia - Việt Nam là nguồn động lực to lớn để các thành viên CLB Công an Hà Nội nỗ lực giành chiến thắng kịch tính trong trận đấu diễn ra vào tối 23/1 trên đất Malaysia.
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

(LĐTĐ) Sau 12 năm dài khát khao, cố gắng và hy vọng, Tết này gia đình chị Phùng Thị Liên đã được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn khi chào đón hai thiên thần nhỏ - những món quà quý giá mang cả mùa xuân và yêu thương về tổ ấm.
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 12/TB-TTPVHCC về việc thực hiện thí điểm mô hình Đại lý dịch vụ công trực tuyến giai đoạn 1 trên địa bàn Hà Nội.
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

(LĐTĐ) Hưởng ứng các phong trào thi đua do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội phát động, vừa qua, LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm đã phát động phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận năm 2025.
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các sở sau khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, Bộ Nội vụ đề xuất đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc sở.
Đảm bảo đời sống, việc làm cho đoàn viên, người lao động ngành Thoát nước Hà Nội

Đảm bảo đời sống, việc làm cho đoàn viên, người lao động ngành Thoát nước Hà Nội

(LĐTĐ) Nhân dịp Xuân mới Ất Tỵ 2025, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải và Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh đã đến thăm, chúc Tết và kiểm tra sản xuất tại Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội.

Tin khác

Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái

Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động vì cộng đồng hằng năm, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, tập đoàn Central Retail Việt Nam phối hợp với Hội Chữ thập đỏ và Chính quyền các địa phương - nơi có siêu thị GO!, Big C, Tops Market hoạt động, tổ chức chương trình Tết nhân ái, trao tặng quà Tết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ đón một cái Tết đầm ấm và trọn vẹn.
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn

Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn

(LĐTĐ) Ngày nay, thay vì phải ra chợ mua nguyên liệu rồi tự tay chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo, nhiều chị em phụ nữ hiện đại chỉ cần đặt hàng online là đã có ngay một mâm cỗ tươm tất, đầy đủ. Cuộc sống bận rộn khiến hình ảnh các bà, các mẹ tất bật trong gian bếp chuẩn bị mâm cỗ dần được thay thế bởi dịch vụ đặt cỗ trực tuyến, tiện lợi và nhanh chóng.
Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp

Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp

(LĐTĐ) Nguồn gốc của tục cúng ông Công, ông Táo bắt nguồn từ truyền thuyết dân gian kể về ba vị thần là Thổ Công, Thổ Địa và Thổ Kỳ, thường gọi chung là ông Công, ông Táo. Theo quan niệm dân gian, ba vị thần này chính là những người cai quản bếp núc trong mỗi gia đình, giữ nhiệm vụ ghi chép lại mọi việc tốt xấu xảy ra trong gia đình suốt một năm.
Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025

Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Bên cạnh việc chuẩn bị lễ vật, bài khấn ông Công, ông Táo là nghi thức không thể thiếu mỗi khi gia đình làm lễ cúng tiễn đưa ông Táo về trời. Dưới đây là bài văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025 phổ biến, được nhiều gia đình sử dụng.
Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin - Truyền thông) cho biết thời gian gần đây, các đối tượng lừa đảo thường xuyên lợi dụng mạng xã hội để tìm kiếm nạn nhân, đưa ra các lời mời mua vé máy bay, đổi tiền giả với giá cực kỳ hấp dẫn nhằm chiếm đoạt tiền thật của người bị hại.
Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán

Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam đã phối hợp cùng các cơ quan, tổ chức trao tặng hàng nghìn phần quà cho các gia đình chính sách, công nhân, học sinh, sinh viên và các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên khắp cả nước, đặc biệt là các tỉnh vùng sâu, vùng xa.
Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?

Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?

(LĐTĐ) Lễ cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp là một nghi thức truyền thống quan trọng, thể hiện lòng thành kính và mong cầu một năm mới an lành, ấm no của người Việt. Việc lựa chọn giờ đẹp để cúng lễ, hóa vàng, thả cá hay cách thực hiện các nghi thức đều mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc.
Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn

Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn

(LĐTĐ) Dọn nhà đón Tết là cơ hội loại bỏ năng lượng tiêu cực, thu hút may mắn cho năm mới. Bỏ đồ hỏng để không gian thông thoáng, đón tài lộc. Sắp xếp đúng phong thủy giúp cân bằng âm dương, thu hút thịnh vượng cho năm mới an lành.
Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội

Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội

(LĐTĐ) Trước những tác động tiêu cực từ các nền tảng mạng xã hội như Instagram, Facebook, Snapchat và TikTok, nhiều quốc gia đã đưa ra các biện pháp mạnh mẽ nhằm bảo vệ trẻ em trong không gian số. Các động thái này không chỉ thể hiện mối quan tâm sâu sắc đến sức khỏe tâm lý và sự an toàn của trẻ em mà còn đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả của các giải pháp quản lý mạng xã hội hiện nay.
Người người rời phố về quê đón Tết sớm

Người người rời phố về quê đón Tết sớm

(LĐTĐ) Còn gần hai tuần nữa là tới Tết Ất Tỵ 2025, nhiều người đã sắp xếp hành lý, bắt đầu rời thành phố về quê để chuẩn bị Tết sớm.
Xem thêm
Phiên bản di động