--> -->

Trái phiếu doanh nghiệp cần sự minh bạch thông tin

Để đảm bảo sự phát triển lành mạnh của thị trường trái phiếu nói riêng và thị trường vốn nói chung, đòi hỏi sự phát triển đồng bộ của tất cả các thành phần tham gia vào sự vận hành của thị trường. Dù ở góc độ nào, cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư, đều phải đặt ra bài toán cân bằng giữa rủi ro và lợi ích.
Các ngân hàng thương mại có đang kinh doanh 'âm vốn'? Thị trường trái phiếu doanh nghiệp tiềm ẩn nhiều rủi ro

Mua trái phiếu doanh nghiệp theo “phong trào”

Với hơn 10 năm hình thành và phát triển, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang ngày càng khẳng định vai trò góp phần cân đối kênh dẫn vốn trên thị trường tài chính, giúp các doanh nghiệp huy động vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, giảm dần sự phụ thuộc vào kênh tín dụng ngân hàng. Đặc biệt, lần đầu tiên trong lịch sử, trong hai năm liên tiếp 2019, 2020, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành thành công vượt tổng giá trị trái phiếu Chính phủ phát hành trên thị trường.

Theo dữ liệu công bố mới nhất của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, 7 tháng đầu năm 2021, có 376 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong nước với tổng giá trị phát hành đạt 235.094 tỷ đồng, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm 2020.

Trái phiếu doanh nghiệp cần sự minh bạch thông tin
Ảnh minh họa

Tuy nhiên, có một thực tế là hiện nay thị trường phát triển nóng kèm theo các bất cập, trong đó có các nhà đầu tư cá nhân đang mua trái phiếu chủ yếu theo "phong trào", tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.

Một trong những rủi ro mà tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia ngân hàng đưa ra tại Tọa đàm “Trái phiếu doanh nghiêp - Cân bằng lợi ích nhà phát hành và nhà đầu tư”, hiện người dân, nhà đầu tư nhỏ lẻ đang tiếp cận trái phiếu doanh nghiệp vì họ thấy bóng dáng của ngân hàng đứng đằng sau trái phiếu. Tuy nhiên, chỉ số ít trái phiếu được ngân hàng bảo lãnh thanh toán, tức là nhà đầu tư mua trái phiếu của nhà phát hành, trong trường hợp rủi ro, nhà phát hành không trả được nợ, thì ngân hàng sẽ trả thay. Như vậy, phần lớn số trái phiếu còn lại chỉ được bảo lãnh phát hành. Nghĩa là, nếu phát hành không hết, ngân hàng sẽ cam kết mua toàn bộ số trái phiếu còn lại. Đồng nghĩa rủi ro với nhà đầu tư rất lớn nếu doanh nghiệp phát hành vỡ nợ.

Ngoài ra, lượng trái phiếu đang hiện đang lưu hành chủ yếu không có tài sản bảo đảm hoặc đảm bảo bằng cổ phiếu, trong khi cổ phiếu thì biến động theo thị trường. Trường hợp là tài sản bảo đảm khác thì nhà đầu tư cũng không có quyền lực để thu giữ tài sản bảo đảm như ngân hàng. Thậm chí, khi doanh nghiệp bị vỡ nợ, tài sản bảo đảm cũng sẽ phải trả theo thứ tự ưu tiên: Thuế cho Chính phủ; trả lương cho người lao động; trả nợ ngân hàng… gần cuối cùng mới đến người mua trái phiếu.

Vì thế trái phiếu doanh nghiệp được cảnh báo là “hiểm họa”, là “bom nổ chậm” và nhiều lần các cơ quan Nhà nước đã phải đưa ra cảnh báo cũng như quy định để siết chặt.

Ông Nguyễn Quang Thuân - Chủ tịch Hội đồng quản trị Fiin Ratings cho rằng, phát hành trái phiếu giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn để phát triển. Đặc biệt thời gian qua, nếu không có kênh huy động vốn này thì ngân hàng rất nặng gánh. Tính riêng giá trị trái phiếu đang lưu hành so với dư nợ ngân hàng đạt khoảng 12% nhưng tính trên phần dư nợ trung và dài hạn chiếm khoảng hơn 30%. Điều này cũng có thể hiểu là, nếu kênh trái phiếu này không có thì nhiều doanh nghiệp sẽ khốn đốn, hệ thống ngân hàng gánh nặng, vốn tự có ngân hàng không đáp ứng được…

“Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi trong hơn 10 năm qua thì thấy rằng, có một thực tế là hầu hết các nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp, theo tiêu chí có tài sản danh mục hơn 2 tỷ đồng, có khi không biết về chỉ số cơ bản, còn doanh nghiệp, tổ chức phát hành thì vàng thau lẫn lộn. Một số doanh nghiệp có tài sản thế chấp nhưng tài sản thế chấp không có giá trị nhiều lắm. Nếu đầu tư vào trái phiếu, niêm yết hay không niêm yết, ai dám đảm bảo niêm yết trả nợ tốt hơn?”, ông Thuân đặt dấu hỏi.

Cân bằng giữa rủi ro và lợi ích

Ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng Thư ký Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam, Quyền Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán VnDirect cho rằng, để đảm bảo sự phát triển lành mạnh của thị trường trái phiếu nói riêng và thị trường vốn nói chung, đòi hỏi sự phát triển đồng bộ của tất cả các thành phần tham gia vào sự vận hành của thị trường. Dù ở góc độ nào, cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư, đều phải đặt ra bài toán cân bằng giữa rủi ro và lợi ích.

Về góc độ pháp lý, tiến sĩ Nguyễn Đức Độ - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính, Học viện Tài chính phân tích ba khía cạnh. Thứ nhất, với thị trường tài chính nói chung, trái phiếu nói riêng thì quan trọng nhất là công bằng và thực thi. Đang có sự bất cân đối về thông tin giữa người bán và người mua, nếu như người bán nắm nhiều thông tin hơn mà không công bố minh bạch thông tin để người mua biết thì giá cả có sự sai lệch. Người mua cảm thấy không nắm được chất lượng có tương xứng với số tiền họ bỏ ra thì họ không mua, như vậy thị trường trái phiếu sẽ không phát triển được.

Về phía cơ quan quản lý Nhà nước, luôn luôn phải quan sát, điều chỉnh chính sách kịp thời và hài hòa, đảm bảo sự phát triển lành mạnh, không để xảy ra khủng hoảng, đứt gãy; bởi nếu quản lý quá chặt, thị trường không phát triển được, lỏng quá thì gây khủng hoảng.

Đối với doanh nghiệp, nếu lựa chọn phát hành ra công chúng sẽ tiếp cận được nhà đầu tư rộng hơn, nhưng phải chịu trách nhiệm lớn hơn như công bố thông tin minh bạch, có xếp hạng tín nhiệm, phải xin phép nhiều thủ tục phức tạp, rườm rà hơn. Tuy nhiên, nền tảng đầu tư rộng hơn, chi phí vốn thấp hơn. Còn nếu chọn hình thức phát hành trái phiếu riêng lẻ, cơ hội tiếp cận nhà đầu tư thấp hơn rất nhiều, chi phí vốn sẽ cao hơn. Vậy doanh nghiệp sẽ đánh đổi, chọn lựa điều gì?

Điều quan trọng là, khung pháp lý phải đảm bảo các thông tin trong quá trình vận hành của các bên đều chính xác, minh bạch. Doanh nghiệp nào công bố thông tin sai, thiếu minh bạch, thì hệ thống pháp lý phải có khả năng giám sát, kiểm tra. Đồng thời, thực thi pháp luật một cách chuẩn chỉ, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm, những hành vi cố tình bóp méo thông tin trên thị trường để lừa đảo, dẫn dắt các nhà đầu tư đi sai hướng.

Về góc độ pháp lý, tiến sĩ Nguyễn Đức Độ - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính, Học viện Tài chính phân tích ba khía cạnh. Thứ nhất, với thị trường tài chính nói chung, trái phiếu nói riêng thì quan trọng nhất là công bằng và thực thi. Đang có sự bất cân đối về thông tin giữa người bán và người mua, nếu như người bán nắm nhiều thông tin hơn mà không công bố minh bạch thông tin để người mua biết thì giá cả có sự sai lệch. Người mua cảm thấy không nắm được chất lượng có tương xứng với số tiền họ bỏ ra thì họ không mua, như vậy thị trường trái phiếu sẽ không phát triển được.

Thứ hai, tính hiệu lực của quy định pháp lý. Nhà nước cần đảm bảo hiệu lực các quy định bằng cách thanh tra, giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm, nhưng quá trình này tốn nhiều chi phí. Thị trường càng phát triển, càng để ngỏ thì các vi phạm càng dễ xảy ra. Vì vậy, cần có chế tài xử phạt nghiêm minh, thậm chí có tính răn đe cao thì sản phẩm sẽ có độ an toàn cao, nhà đầu tư sẽ tham gia thị trường một cách tích cực hơn.

Thứ ba, khía cạnh hiệu quả thị trường, hiệu quả quy định pháp lý. Các quy định pháp lý một mặt phải nắm bắt được giao dịch của các chủ thể, nhưng mặt khác phải thông thoáng để thị trường phát triển.

Các chuyên gia kinh tế cũng khuyến cáo, nhà đầu tư cần hết sức lưu ý rằng: Lãi suất cao sẽ đi kèm với rủi ro cao. Do đó, phải hết sức thận trọng đánh giá kỹ về các rủi ro trước khi quyết định mua trái phiếu. Đồng thời, nhà đầu tư trái phiếu cũng cần lưu ý việc các tổ chức cung cấp dịch vụ như công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại phân phối trái phiếu doanh nghiệp không có nghĩa là các tổ chức này đảm bảo an toàn cho việc đầu tư vào doanh nghiệp. Các tổ chức này chỉ là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, hưởng phí dịch vụ từ doanh nghiệp phát hành mà không chịu trách nhiệm về việc doanh nghiệp có hoàn trả được gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn hay không?./.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giải trình về trường hợp cho vay đặc biệt, lãi suất 0%

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giải trình về trường hợp cho vay đặc biệt, lãi suất 0%

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết, việc cho vay không có tài sản đảm bảo và lãi suất bằng 0 không phải là một việc thường xuyên, liên tục và đây là một trường hợp rất đặc biệt.
Giúp doanh nghiệp nhỏ vượt qua “ngưỡng” để phát triển bền vững

Giúp doanh nghiệp nhỏ vượt qua “ngưỡng” để phát triển bền vững

Nhiều doanh nghiệp nhỏ hiện nay tự giới hạn mình do chịu áp lực từ luật pháp và cả nhận thức, tâm lý xã hội. Điều này khiến không ít doanh nghiệp không muốn vượt qua quy mô hộ gia đình hay doanh nghiệp nhỏ và vừa của chính mình.
Chuyển đổi số trong đăng ký xe, người dân Hà Nội chỉ mất vài phút làm thủ tục

Chuyển đổi số trong đăng ký xe, người dân Hà Nội chỉ mất vài phút làm thủ tục

Với sự bứt phá mạnh mẽ của chuyển đổi số, quy trình đăng ký, bấm biển số xe tại Hà Nội giờ đây đã trở nên nhanh chóng và tiện lợi hơn bao giờ hết. Nhờ việc ứng dụng công nghệ, tích hợp dữ liệu và triển khai các dịch vụ công trực tuyến, người dân có thể hoàn tất thủ tục chỉ trong vài phút, tiết kiệm thời gian, công sức, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý cho lực lượng chức năng.
Truy tìm nguồn gốc lô sản phẩm thuốc trị hen suyễn giả

Truy tìm nguồn gốc lô sản phẩm thuốc trị hen suyễn giả

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa phát hiện thuốc giả Theophylline Extended Release Tablets 200mg (Theophylin 200mg), một loại thuốc điều trị hen suyễn không đạt chỉ tiêu theo định lượng ghi trên nhãn.
Dự báo mưa lớn diện rộng ở Hà Nội, cảnh báo thời tiết nguy hiểm từ chiều 29/5

Dự báo mưa lớn diện rộng ở Hà Nội, cảnh báo thời tiết nguy hiểm từ chiều 29/5

Chiều tối nay (29/5), Hà Nội và các tỉnh miền Bắc sẽ bước vào một đợt mưa lớn diện rộng, kèm theo các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Đây là đợt thời tiết phức tạp đầu tiên trong mùa mưa năm nay, đánh dấu thời điểm chuyển mùa rõ nét, đặt ra yêu cầu cao về chủ động ứng phó từ người dân và các cấp chính quyền.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đối thoại với công nhân

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đối thoại với công nhân

Qua nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của công nhân lao động, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các sở, ngành giao cho các đầu mối, phối hợp với LĐLĐ Thành phố trả lời, xử lý ngay ý kiến rất “trúng và đúng” của người lao động.
Đoàn viên Nghiệp đoàn Lái xe ô tô công nghệ Hà Nội được quan tâm, chăm lo

Đoàn viên Nghiệp đoàn Lái xe ô tô công nghệ Hà Nội được quan tâm, chăm lo

Tối 28/5, Nghiệp đoàn tổ chức kỷ niệm 3 năm ngày thành lập. Đáng chú ý, trong suốt thời gian qua, hoạt động chăm lo cho đoàn viên Nghiệp đoàn đã có nhiều đổi mới, sáng tạo và đi vào chiều sâu, qua đó thu hút đông đảo người lao động hoạt động trong lĩnh vực lái xe ô tô công nghệ gia nhập.

Tin khác

Giúp doanh nghiệp nhỏ vượt qua “ngưỡng” để phát triển bền vững

Giúp doanh nghiệp nhỏ vượt qua “ngưỡng” để phát triển bền vững

Nhiều doanh nghiệp nhỏ hiện nay tự giới hạn mình do chịu áp lực từ luật pháp và cả nhận thức, tâm lý xã hội. Điều này khiến không ít doanh nghiệp không muốn vượt qua quy mô hộ gia đình hay doanh nghiệp nhỏ và vừa của chính mình.
Kinh tế tư nhân và những thuận lợi khi bước vào kỷ nguyên mới

Kinh tế tư nhân và những thuận lợi khi bước vào kỷ nguyên mới

Kinh tế tư nhân tại Việt Nam đang bước vào một kỷ nguyên phát triển mới, với nhiều thuận lợi nổi bật nhờ sự thay đổi trong tư duy quản lý, chính sách hỗ trợ và bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước.
Kinh tế tư nhân - Động lực quan trọng của nền kinh tế quốc gia

Kinh tế tư nhân - Động lực quan trọng của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị đặt ra mục tiêu đến năm 2030, kinh tế tư nhân (KTTN) là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia; là lực lượng tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số…; Ngoài ra, Nghị quyết còn đặt ra các mục tiêu cụ thể như phấn đấu có 2 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, có ít nhất 20 doanh nghiệp lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu…
Cần những chính sách có tính kiến tạo để hộ kinh doanh “lớn lên”

Cần những chính sách có tính kiến tạo để hộ kinh doanh “lớn lên”

Để tăng tốc độ gia nhập thị trường của doanh nghiệp, đặc biệt là thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân, theo các chuyên gia, cần có những chính sách mang tính kiến tạo để hộ kinh doanh trong khu vực phi chính thức chuyển đổi thành doanh nghiệp và để các doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi thành doanh nghiệp quy mô lớn hơn.
Ngọc Ân - Mô hình kinh tế tư nhân nhân văn, chuyển đổi xanh bền vững

Ngọc Ân - Mô hình kinh tế tư nhân nhân văn, chuyển đổi xanh bền vững

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hướng tới phát triển bền vững và toàn diện, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Tâm lý - Giáo dục Ngọc Ân (Trung tâm Ngọc Ân) không ngừng đổi mới, sáng tạo. Đây là phương thức hoạt động một mô hình doanh nghiệp điển hình kết hợp hài hòa giữa kinh tế và trách nhiệm xã hội, đồng thời là hình mẫu tiên phong trong chuyển đổi xanh và phát triển bền vững của Thủ đô Hà Nội.
Hưng Yên - mảnh đất hấp dẫn các nhà đầu tư Hàn Quốc

Hưng Yên - mảnh đất hấp dẫn các nhà đầu tư Hàn Quốc

Cùng với Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hưng Yên thành một trong những địa phương được các nhà đầu tư Hàn Quốc chọn làm cứ điểm nhờ cơ chế chính sách minh bạch, kết cấu hạ tầng hiện đại, thuận lợi.
Bán hàng online cố tình không kê khai, nộp thuế sẽ bị điều tra

Bán hàng online cố tình không kê khai, nộp thuế sẽ bị điều tra

Cục Thuế (Bộ Tài chính) vừa có thư ngỏ gửi người nộp thuế về việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số. Cục Thuế kêu gọi các doanh nghiệp, hộ kinh doanh chấp hành đúng quy định của pháp luật về thuế.
Chính phủ đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2026

Chính phủ đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2026

Tiếp tục kỳ họp thứ 9, ngày 13/5 Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng, với đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế đến hết năm 2026.
Chuyển đổi số: Động lực mới cho doanh nghiệp nông nghiệp tư nhân phát triển

Chuyển đổi số: Động lực mới cho doanh nghiệp nông nghiệp tư nhân phát triển

Trong bối cảnh nông nghiệp hiện đại hóa, các doanh nghiệp nông nghiệp tư nhân tại huyện Đan Phượng (Hà Nội) đang tích cực chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh. Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị đã tạo ra cơ hội và động lực mạnh mẽ cho quá trình này.
Nghị quyết số 68: Mở rộng cánh cửa tiếp cận nguồn lực cho doanh nghiệp SME

Nghị quyết số 68: Mở rộng cánh cửa tiếp cận nguồn lực cho doanh nghiệp SME

Trong bối cảnh doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đang đối mặt với nhiều rào cản về tiếp cận vốn, đất đai và cơ hội thị trường, Nghị quyết số 68-NQ/TW được ví như “cú hích” thể chế mạnh mẽ, mở ra một giai đoạn phát triển mới. Những thay đổi không chỉ đến từ nhận thức chiến lược, mà còn thể hiện quyết tâm tháo gỡ thực chất các nút thắt kéo dài trong môi trường pháp lý và hạ tầng.
Xem thêm
Phiên bản di động