-->

TP.HCM: Giải ngân hơn 15.600 tỷ đồng tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng

Tính từ đầu năm 2023 đến nay, tổng số vốn bồi thường giải phóng mặt bằng đã chi trả đến người dân thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đạt hơn 15.647 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 59,14%).
TP.HCM giải ngân vốn vay ODA chậm TP.HCM: Đề xuất tăng chi đầu tư công hơn 80.000 tỷ đồng giai đoạn 2021 - 2025 Đồng Nai: Thúc tiến độ giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) TP.HCM, số vốn bồi thường được giao trong năm 2023 là hơn 20.789 tỷ đồng, số vốn của kế hoạch năm 2022 thực hiện tiếp tục trong năm 2023 là 5.668 tỷ đồng. Đến nay số tiền còn lại trong kế hoạch vốn năm 2022 là hơn 1.328 tỷ đồng. Phần lớn số tiền này đang gửi Kho Bạc Nhà nước do các vướng mắc liên quan đến một số trường hợp như phân chia di sản thừa kế, tòa án các cấp đang thụ lý giải quyết, phần vốn còn ở một số địa phương không hấp thụ được đang làm thủ tục trả về ngân sách...

TP.HCM: Giải ngân hơn 15.600 tỷ đồng tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng
Thi công dự án cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên.

Như vậy, tổng số vốn bồi thường đang thực hiện theo dõi việc giải ngân (chi trả đến người dân) trong năm 2023 là hơn 26.457 tỷ đồng; đến nay các địa phương đã giải ngân được hơn 15.647 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 59,14%. Số tiền cần tiếp tục thực hiện giải ngân là 10.811 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 40,86%) để đảm bảo mục tiêu giải ngân trong năm 2023.

Theo đại diện Sở TNMT TP.HCM: Để đạt được tỷ lệ giải ngân theo mục tiêu của Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM đề ra trong năm 2023 (đạt 95%), trong 30 ngày còn lại (tháng 12/2023), Thành phố cần tăng cường nhiều giải pháp, sự nỗ lực phối hợp chặt chẽ của các sở - ngành, UBND các địa phương, các chủ đầu tư dự án, các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực các địa phương... cũng như việc huy động mọi nguồn lực thực hiện, cùng tháo gỡ các vướng mắc, củng cố hoàn thiện các thủ tục pháp lý để tiếp tục giải ngân phần vốn ghi còn lại.

Tính đến ngày 30/11/2023 có 5 địa phương giải ngân phần vốn bồi thường đạt tỷ lệ trên 90% gồm các quận: 8, 10, 12, Tân Bình, Phú Nhuận, riêng quận 7 đạt trên 80%. Có 9 địa phương đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công từ 50% đến 80% gồm các quận: 4, 11, Bình Thạnh, Bình Tân, Gò Vấp và các huyện: Bình Chánh, Nhà Bè, Củ Chi, Hóc Môn.

Có 4 địa phương còn lại tiến độ giải ngân phần vốn bồi thường chỉ đạt tỷ lệ dưới 50%, gồm các quận: 6, Tân Phú, thành phố Thủ Đức, huyện Cần Giờ. Đáng chú ý có 2 địa phương có tỷ lệ giải ngân rất thấp dưới 30% gồm quận 6 (14,27%) và quận Tân Phú (22,97%); 2 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt 0% gồm quận 3 (423 tỷ đồng/1 dự án), quận 5 (587 tỷ đồng/3 dự án).

Về tình hình giải ngân các dự án trọng điểm, riêng dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 được giao vốn năm 2023 là 14.751 tỷ đồng, đã chi tiền cho 1.354/1.679 hộ với tổng số tiền hơn 7.200 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 48,81%). Dự án đường Dương Quảng Hàm (đoạn từ quận Bình Thạnh đến Công viên Văn hóa) đã chi tiền được 358/425 hộ với số tiền 1.082/1.546 tỷ đồng (đạt 69,98%). Dự án cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên đã chi tiền được 38/46 hộ với số tiền là 138/153 tỷ đồng (đạt 88,63%).

Đại diện Sở TNMT TP.HCM cho biết thêm, hiện nay đơn vị này đang tăng cường các giải pháp cùng với UBND các địa phương tháo gỡ vướng mắc để cải thiện, đẩy nhanh tiến độ giải ngân dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng phục vụ dự án tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) trên địa bàn quận 3.

Sở TNMT sẽ đôn đốc UBND các địa phương, các chủ đầu tư dự án khẩn trương hoàn thiện các thủ tục pháp lý, chứng từ phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Kho bạc nhà nước tăng cường giải ngân vốn bồi thường từ Kho bạc chuyển về. Trong đó, huyện Bình Chánh tiếp tục giải ngân 104 tỷ đồng, huyện Nhà Bè giải ngân 67 tỷ đồng, quận 7 tiếp tục giải ngân 23,354 tỷ đồng và quận Tân Bình nhận 93,64 tỷ đồng.

Đối với UBND thành phố Thủ Đức, Sở TNMT kiến nghị cần tăng cường rà soát, thực hiện tiếp tục phê duyệt chính sách, phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các dự án còn lại có khả năng giải ngân số tiền tạm ứng. Cụ thể là đối với dự án nâng cấp, mở rộng đường Lã Xuân Oai - đoạn ngã 3 đường Lò Lu đến Nguyễn Duy Trinh (190 tỷ đồng); dự án nâng cấp, mở rộng đường Lã Xuân Oai - đoạn ngã 3 đường Lã Xuân Oai đến đường D2 Khu Công Nghệ cao (281 tỷ đồng); dự án đường kết nối từ đường Long Phước vào trường Đại học Luật TP.HCM (42 tỷ đồng); dự án hệ thống thoát nước đường số 8, Phước Bình (7,2 tỷ đồng), dự án mở rộng đường Tăng Nhơn Phú (42 tỷ đồng).

Ngoài ra Sở TNMT cũng kiến nghị UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương giao UBND địa phương, đặc biệt là các huyện Nhà Bè, Hóc Môn, Củ Chi rà soát quỹ đất trên địa bàn để đề xuất dự án xây dựng khu tái định cư; trong đó về bồi thường, hỗ trợ đối với đất nông nghiệp áp dụng theo Nghị quyết số 98 của Quốc hội về thí điểm cơ chế đặc thù cho TP.HCM.

Giải phóng mặt bằng ảnh hưởng rất lớn đến giải ngân đầu tư công

Tính từ đầu năm 2023 đến ngày 6/12/2023, TP.HCM đã giải ngân 35.157 tỷ đồng, đạt 51,2% kế hoạch. Một trong nhiều nguyên nhân khiến kết quả giải ngân đầu tư công đạt thấp là do vướng mắc về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, việc phối hợp giải quyết thủ tục đầu tư của các cơ quan, sở, ngành, chủ đầu tư. Tại TP.HCM có nhiều dự án chưa được tính toán kỹ chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng dẫn đến số vốn còn dư lại lên tới 5.449 tỷ đồng.

Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công, UBND TP.HCM xác định rõ trách nhiệm của các sở, ban ngành Thành phố, Chủ tịch UBND quận, huyện và thành phố Thủ Đức, chủ đầu tư dự án; sẽ xem xét, xử lý trách nhiệm đối với tập thể và người đứng đầu các cơ quan, đơn vị nếu không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Kết quả giải ngân vốn đầu tư công là căn cứ để đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ, năng lực chỉ đạo, điều hành đối với từng tập thể, cá nhân, cơ quan, đơn vị.

Xuân Tình

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản số 1564/UBND-NC về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội tập huấn nghiệp vụ cho 450 cán bộ Công đoàn

Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội tập huấn nghiệp vụ cho 450 cán bộ Công đoàn

Ngày 19/4, Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội phối hợp với Trường Trung cấp nghiệp vụ và dạy nghề Công đoàn Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác Công đoàn cho 450 cán bộ Công đoàn cơ sở năm 2025.
Hà Nội vận hành thêm một tuyến buýt điện

Hà Nội vận hành thêm một tuyến buýt điện

Công ty CP Xe điện Hà Nội vừa tổ chức khai trương tuyến buýt điện số 34 (Bến xe Mỹ Đình - Gia Lâm). Như vậy, Hà Nội chính thức có thêm một tuyến xe buýt điện mới.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Rèn luyện kỹ năng mềm, tư duy sáng tạo bắt nhịp “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”

Rèn luyện kỹ năng mềm, tư duy sáng tạo bắt nhịp “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”

Tiếp tục chuỗi chương trình “Đối thoại tư vấn hướng nghiệp” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức, ngày 19/4, chương trình thứ tư đã được tổ chức tại Trường Trung học phổ thông (THPT) Thọ Xuân (huyện Đan Phượng, Hà Nội) thu hút hơn 2.000 học sinh Hà Nội được đối thoại, tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp trước mùa tuyển sinh đại học năm 2025.
200 đoàn viên, người lao động khối trường mẫu giáo và mầm non tham gia hiến máu tình nguyện

200 đoàn viên, người lao động khối trường mẫu giáo và mầm non tham gia hiến máu tình nguyện

Mỗi giọt máu tình nguyện cho đi không chỉ đơn thuần là cứu người mà còn là trách nhiệm, tấm lòng yêu thương, sẻ chia của đoàn viên, người lao động quận Ba Đình; qua đó tiếp thêm động lực, niềm tin vào cuộc sống cho các bệnh nhân đang điều trị bệnh.

Tin khác

“Bát nháo” xe khách: Kỳ 5: “Xe dù bến cóc” bủa vây Bến xe Mỹ Đình

“Bát nháo” xe khách: Kỳ 5: “Xe dù bến cóc” bủa vây Bến xe Mỹ Đình

Tình trạng xe khách hoạt động lộn xộn quanh khu vực Bến xe Mỹ Đình, đặc biệt trên tuyến đường Phạm Hùng lên tới khu vực cổng Đại học Ngoại ngữ, đã gây ra nhiều vấn đề về trật tự và an toàn giao thông. Mặc dù đã có những quy định pháp luật rất cụ thể về vấn đề dừng đỗ, đón trả khách, nhưng tình trạng này cứ lặp đi lặp lại không có hồi kết.
TP.HCM: Tạm dừng cập nhật biến động 1.386 thửa đất chuyển mục đích sai quy định ở Hóc Môn

TP.HCM: Tạm dừng cập nhật biến động 1.386 thửa đất chuyển mục đích sai quy định ở Hóc Môn

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có Văn bản số 9676/CSKT-Đ2 đề nghị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Hóc Môn, Văn phòng đăng ký đất đai TP.HCM và Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Hóc Môn tạm dừng cập nhật biến động đối với 1.386 thửa đất chuyển mục đích sử dụng không đúng quy định pháp luật theo Kết luận Thanh tra số 17/KL-TTTP-P3 ngày 25/6/2018 của Thanh tra TP.HCM và các báo cáo liên quan của UBND huyện Hóc Môn.
UBND xã Kim Chung huyện Hoài Đức: Cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng trên đất nông nghiệp

UBND xã Kim Chung huyện Hoài Đức: Cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng trên đất nông nghiệp

Sáng 11/4, Ủy ban nhân dân (UBND) xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội tiến hành cưỡng chế phá dỡ hai công trình xây dựng kiên cố trên đất nông nghiệp tại khu Sau Hàng, thôn Lai Xá.
Quận Ba Đình tăng cường “phạt nguội” vi phạm về trật tự đô thị

Quận Ba Đình tăng cường “phạt nguội” vi phạm về trật tự đô thị

Nhằm từng bước nâng cao hiệu quả công tác trật tự độ thị, trật tự xây dựng, và vệ sinh môi trường trên địa bàn, cũng như thay đổi thói quen, hành vi của nhân dân, thời gian qua quận Ba Đình đã tăng cường xử lý “phạt nguội” qua hệ camera đã được tích hợp công nghệ nhận diện AI.
Cần xử lý dứt điểm công trình sai phép, xây dựng trên đất nông nghiệp

Cần xử lý dứt điểm công trình sai phép, xây dựng trên đất nông nghiệp

Quản lý đất đai, trật tự xây dựng không chỉ là thước đo năng lực lãnh đạo, ý thức trách nhiệm và danh dự của tập thể, cá nhân ở địa phương và của cả Thành phố, mà còn là căn cứ để Thành phố đánh giá cán bộ… Đây là ý kiến chỉ đạo của Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong tại Hội nghị giao ban quý I/2025 giữa Thường trực Thành ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã. Tuy nhiên, tại một số xã trên địa bàn huyện Hoài Đức, Hà Nội tình trạng xây dựng công trình kiên cố, nhà xưởng trên đất nông nghiệp vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
Đảm bảo an toàn tại các “Phố cà phê đường tàu”

Đảm bảo an toàn tại các “Phố cà phê đường tàu”

Trước thực trạng người dân và du khách tập trung chụp ảnh, check-in tại khu vực cà phê đường tàu, tiềm ẩn nguy cơ mất trật tự an toàn giao thông (TTATGT) tại một số khu vực có đường sắt đi qua trên địa bàn thành phố Hà Nội, các lực lượng chức năng đã và đang nỗ lực đảm bảo TTATGT, trật tự đô thị (TTĐT) tại địa phương.
Hướng đến đời sống người dân được tốt hơn

Hướng đến đời sống người dân được tốt hơn

Dựa trên nguyên tắc "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ", đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 cải tạo, xây dựng lại các khu tập thể Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng và Hào Nam đã và đang nhận được nhiều ý kiến đóng góp của nhân dân.
Bình Dương: Cao điểm tấn công trấn áp tội phạm dịp Lễ 30/4 và 1/5

Bình Dương: Cao điểm tấn công trấn áp tội phạm dịp Lễ 30/4 và 1/5

Công an tỉnh Bình Dương vừa phát động mở đợt cao điểm ra quân tấn công trấn áp các loại tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) trước, trong và sau dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Gần 600 dự án, công trình tại TP.HCM cần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

Gần 600 dự án, công trình tại TP.HCM cần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), hiện nay Thành phố đã tổng hợp danh mục 571 công trình, dự án cần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trên địa bàn, trong đó có thẩm quyền giải quyết của cả Trung ương và của Thành phố.
Chung cư cao tầng phải đảm bảo quy định về chống động đất

Chung cư cao tầng phải đảm bảo quy định về chống động đất

Mô hình nhà chung cư cao tầng đã được xã hội hiện nay chấp nhận và ngày càng trở thành xu hướng nhà ở chủ yếu tại các khu vực đô thị của nước ta. Tuy nhiên, những hệ luỵ sau trận động đất mạnh từ Myanmar và việc hàng trăm căn hộ ở chung cư Diamond Riverside, đường Võ Văn Kiệt (phường 16, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh) bị nứt tường sau rung chấn, bong tróc nền cũng đang khiến nhiều người có tâm lý lo ngại.
Xem thêm
Phiên bản di động