TP.HCM: Đề xuất tăng chi đầu tư công hơn 80.000 tỷ đồng giai đoạn 2021 - 2025
Tăng cường kết nối chuỗi giá trị để cùng phát triển Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu thu phí hạ tầng cảng biển từ 1/4 Doanh nghiệp vận tải - cảng biển trước thách thức giảm cầu |
Theo đó, UBND TP.HCM đề xuất tăng chi đầu tư công hơn 80.000 tỷ đồng từ dự kiến nguồn thu tăng thêm của ngân sách. Con số này được đưa ra dựa trên tính toán của các sở ngành Thành phố trong việc dự tính tổng nguồn cân đối cho chi đầu tư phát triển của Thành phố giai đoạn 2021-2025 đạt khoảng 242.390 tỷ đồng.
![]() |
Dự kiến TP.HCM sẽ thu được khoảng 8.167 tỷ đồng từ phí sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng khu vực cửa khẩu cảng biển. |
Cùng với đó UBND Thành phố đề xuất điều chỉnh một số chỉ tiêu của Nghị quyết số 82 ngày 9/12/2020 của HĐND TP.HCM về kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2021 - 2025. Cụ thể đề xuất điều chỉnh việc thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 đạt khoảng 2.066.551 tỷ đồng; tỷ trọng thu nội địa bình quân đạt khoảng 70% tổng thu ngân sách nhà nước.
Đáng chú ý, UBND Thành phố đề xuất tổng thu ngân sách địa phương giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 468.929 tỷ đồng; tổng chi ngân sách địa phương giai đoạn 2021 - 2015 khoảng 500.810 tỷ đồng (mức cũ là 420.717 tỷ đồng). Trong đó tổng chi đầu tư phát triển khoảng 242.390 tỷ đồng (chiếm 49,9% trong tổng chi ngân sách Thành phố); tổng chi thường xuyên khoảng 227.992 tỷ đồng (chiếm 43,84%)…
Việc đề xuất nói trên nhằm thống nhất giữa kế hoạch tài chính giai đoạn 2021 - 2025 với các Nghị quyết về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đã được HĐND TP.HCM thông qua. Theo UBND TP.HCM, dự kiến khả năng huy động nguồn thu tăng thêm cho chi đầu tư phát triển giai đoạn 2021 - 2025 của Thành phố (hơn 80.000 tỷ đồng) từ việc tăng thu ngân sách địa phương gồm từ nguồn phân chia các khoản thu giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương (khoảng 7.177 tỷ đồng); phí sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển trên địa bàn Thành phố (khoảng 8.167 tỷ đồng).
Từ việc đấu giá đất và thu nghĩa vụ tài chính từ các dự án trong giai đoạn 2021 – 2025 (62.604 tỷ đồng); cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước, chuyển nhượng vốn nhà nước (12.000 tỷ đồng); nguồn thưởng vượt dự toán thu phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương (khoảng 1.654 tỷ đồng), giảm nguồn vay bù đắp bội chi (khoảng 11.510 tỷ đồng)…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Những người góp sức cho trái bóng lăn

Xây dựng đơn vị đạt chuẩn văn hóa - kinh nghiệm từ một trường học

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số
Tin khác

Những lưu ý về đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế để tránh vi phạm
Tài chính 17/04/2025 11:49

Quản chặt ngân sách khi bàn giao
Tài chính 17/04/2025 10:37

Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách bảo đảm công khai, minh bạch
Tài chính 15/04/2025 08:34

NHNN tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
Tài chính 14/04/2025 22:36

Lấy ý kiến về Dự án sửa đổi toàn diện Luật Ngân sách Nhà nước
Tài chính 11/04/2025 15:13

Cần thiết nâng cao năng lực tài chính cho Ngân hàng Hợp tác xã
Tài chính 09/04/2025 16:33

Bộ Tài chính lên tiếng về mức thuế đối ứng Mỹ công bố áp đối với Việt Nam
Tài chính 03/04/2025 17:09

Cổ phiếu khoáng sản "dậy sóng" sau tin phát hiện 40 mỏ vàng ở Tây Bắc
Tài chính 02/04/2025 17:12

Giá vàng cao chót vót, nên mua hay bán?
Tài chính 02/04/2025 10:36

Quy định mới nhất về giá điện
Tài chính 02/04/2025 09:15