TP.HCM: Chi hơn 76.600 tỷ đồng cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề
Thành phố Hồ Chí Minh: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp - khu chế xuất giảm mạnh “Kém nhiệt” lao động thời vụ cuối năm tại TP. HCM Kinh tế vùng Đông Nam Bộ tăng trưởng khá |
Đây là thông tin đáng chú ý mà Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM vừa báo cáo Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Quốc hội về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về chi ngân sách địa phương cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề và sự nghiệp văn hóa thông tin. Trong đó, dự toán chi thường xuyên năm 2021 là 17.171 tỷ đồng, năm 2022 là 14.629 tỷ đồng, năm 2023 là 21.020 tỷ đồng, năm 2024 là 23.806 tỷ đồng.
TP.HCM ưu tiến bố trí ngân sách cho giáo dục, đào tạo và dạy nghề tối thiểu bằng 20% tổng chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn. |
Theo UBND TP.HCM, khó khăn hiện nay đối với giáo dục nghề nghiệp là các cơ sở giáo dục nghề nghiệp không đáp ứng các điều kiện về diện tích đất tối thiểu sử dụng để xây dựng trường cao đẳng, trung cấp theo quy định tại Nghị định số 143 ngày 14/10/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
Chính sách xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp gặp những vướng mắc, khó khăn, phát sinh chủ yếu là chính sách về đất đai. Bên cạnh việc khó tiếp cận với quỹ đất có quy hoạch đất giáo dục - đào tạo, thì việc tiếp cận đối với các cơ sở nhà đất có nguồn gốc nhà đất đang trong tình trạng không sử dụng cũng gặp khó khăn vì các quy định trong quản lý và sử dụng tài sản công.
Việc đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật dạy học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục chưa được quan tâm đúng mức. Bên cạnh đó, việc xác định ngành, nghề mũi nhọn, trọng tâm cũng chưa được quan tâm thực hiện, dẫn đến tình trạng lãng phí, xuống cấp ở một số ngành, nghề đã được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhưng lại không tuyển sinh được.
Mặt khác, các mức hỗ trợ theo Quyết định số 46 ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng (tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều 4) đến nay không còn phù hợp với thực tiễn (từ 2,5 triệu đồng/người/khóa học – 4 triệu đồng/người/khóa học). Trong khi đó, mức học phí thực tế tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện nay bình quân khoảng 5 triệu đồng/người/khóa học.
Đối tượng thụ hưởng chính sách như phụ nữ, lao động nông thôn, người khuyết tật, người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm, ngư dân không có khả năng đóng phần học phí chênh lệch sau khi được ngân sách hỗ trợ, nên việc vận động người dân học nghề để có việc làm, cải thiện thu nhập, đời sống gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với lao động nông thôn, người có đất bị thu hồi.
Trên cơ sở đó, UBND TP.HCM kiến nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) tham mưu Chính phủ điều chỉnh, tăng mức trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng lên 5 triệu đồng/người/khóa học cho các đối tượng quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều 4 Quyết định số 46 ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
UBND TP.HCM cũng kiến nghị Bộ LĐTB&XH có hướng dẫn, cụ thể hóa chính sách cho thuê đất nhằm tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm đảm bảo các quy định về xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp.
Toàn TP.HCM hiện có 3 trung tâm giáo dục thường xuyên cấp Thành phố; 21 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện và thành phố Thủ Đức; 4 trường có phân hiệu giáo dục thường xuyên; 310 trung tâm học tập cộng đồng tại 21 quận, huyện và thành phố Thủ Đức. Thành phố hiện có 703 trung tâm ngoại ngữ - tin học, 122 đơn vị tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động ngoài giờ chính khóa cũng tạo thêm nơi học tập nâng cao trình độ cho người dân. Trong năm 2024, TP.HCM đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc công nhận là thành viên “Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu”. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của Thành phố là bố trí ngân sách giáo dục, bảo đảm ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục, đào tạo tối thiểu là 20% tổng chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết
Việc làm 23/01/2025 16:12
Cận Tết, nhu cầu tuyển dụng ngành dịch vụ tăng nhanh
Việc làm 18/01/2025 20:42
Hà Nội phấn đấu năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%
Việc làm 15/01/2025 15:44
Nghệ An tổ chức "Ngày hội việc làm" năm 2025 trong ngày 8/2
Việc làm 10/01/2025 18:39
Giảm tỷ lệ thất nghiệp của cả nước
Việc làm 10/01/2025 11:26
Sát Tết thợ vệ sinh nhà cửa tất bật làm quên ngày nghỉ
Việc làm 05/01/2025 15:50
Môi giới bất động sản không được đơn phương hành nghề
Việc làm 05/01/2025 15:50
Đồng bộ giải pháp phát triển thị trường lao động
Việc làm 31/12/2024 08:15
TP.HCM: Hơn 41% lao động tìm kiếm mức lương từ 10-15 triệu đồng/tháng
Việc làm 29/12/2024 16:24
Hà Nội hỗ trợ phát triển thị trường lao động và giải quyết việc làm
Việc làm 29/12/2024 09:38