--> -->

TP.HCM: Chấn chỉnh công tác thu hồi nợ tại Công ty HFIC

Thanh tra thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ban hành Thông báo số 404/TB-TTTP-P7 về thanh tra phòng, chống tham nhũng trong việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP.HCM (HFIC).
TP.HCM: Thu hồi "đất vàng" 33 Nguyễn Du Tổng Thanh tra Chính phủ: Thu hồi tài sản tham nhũng luôn khó khăn, phức tạp Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh: Kiên quyết thu hồi các dự án chậm tiến độ

Xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân có liên quan

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM Phan Văn Mãi đã đồng ý cơ bản nội dung Kết luận của Thanh tra TP.HCM, yêu cầu lãnh đạo HFIC tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm các cá nhân, tổ chức có liên quan đến những hạn chế, thiếu sót đã nêu tại Kết luận thanh tra theo thẩm quyền quy định.

Giao Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc HFIC nghiêm túc thực hiện việc công khai, minh bạch trong việc quản lý, sử dụng vốn Nhà nước theo đúng quy định. Xây dựng giải pháp đầu tư, phương án kinh doanh, tăng doanh thu đạt và vượt kế hoạch được giao, cần chú ý công tác lập kế hoạch năm đảm bảo tỷ lệ tăng theo quy định nhằm nâng cao hiệu quả việc sử dụng vốn nhà nước.

Đối với việc quản lý công nợ, UBND TP.HCM yêu cầu HFIC chấn chỉnh, thu đúng theo quy định; rà soát và có biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ, đặc biệt là các khoản nợ phải thu quá hạn để đảm bảo thu hồi vốn, nhằm bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của HFIC.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cũng yêu cầu lãnh đạo HFIC khẩn trương triển khai thực hiện kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước Khu vực IV và Thanh tra Chính phủ; chấn chỉnh công tác thẩm định cho vay, xây dựng phương án thu hồi các khoản nợ quá hạn, nợ xấu (nhóm 5) trong hoạt động cho vay từ nguồn vốn hoạt động. Đồng thời khẩn trương xây dựng và trình UBND TP.HCM phương án thu hồi các khoản nợ quá hạn trong hoạt động cho vay từ nguồn vốn ủy thác.

Đối với hoạt động đầu tư và kinh doanh vốn vào các doanh nghiệp, UBND TP.HCM yêu cầu HFIC xây dựng biện pháp, giải pháp đầu tư nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư, góp vốn vào các doanh nghiệp; xây dựng phương án tái cơ cấu hoặc thoái vốn tại các doanh nghiệp đầu tư không có lợi nhuận và bị lỗ đảm bảo không gây thất thoát vốn, tài sản nhà nước và đúng quy định. Thực hiện việc thoái vốn đầu tư tài chính ngoài ngành, không làm thiệt hại vốn nhà nước và đúng theo quy định pháp luật. Tổ chức thực hiện Đề án tái cơ cấu của HFIC giai đoạn 2021 – 2025.

Đối với Giám đốc Sở Tài chính, UBND TP.HCM đề nghị rà soát, báo cáo, đề xuất UBND TP.HCM hướng xử lý đối với phần vốn của HFIC tại Công ty Cổ phần Chứng khoán TP.HCM. Sau khi nhận được báo cáo rà soát, kiến nghị hướng xử lý của HFIC liên quan đến 7 doanh nghiệp kinh doanh lỗ; Giám đốc Sở Tài chính chủ trì, phối hợp các đơn vị có liên quan rà soát, tham mưu UBND Thành phố xem xét, chỉ đạo giải quyết theo quy định.

Nhiều tồn tại về quản lý công nợ, vốn góp

Trong Thông báo kết luận số 404/TB-TTTP-P7, Thanh tra TP.HCM đã chỉ ra một số thiếu sót, tồn tại. Cụ thể về quản lý công nợ, HFIC chưa trích lập dự phòng 10 khoản nợ với số tiền hơn 154 tỷ đồng là thực hiện chưa đúng Thông tư số 48/2019/TT-BTC ngày 8/8/2019; Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015; Nghị định số 71/2013/NĐ-CP ngày 11/7/2013. Đối chiếu, xác nhận công nợ chưa đầy đủ là thực hiện chưa đúng Nghị định số 206/2013/NĐ-CP ngày 9/12/2013 của Chính phủ về quản lý nợ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Chưa tích cực đôn đốc, thực hiện các biện pháp để thu hồi các khoản nợ, có những khoản nợ kéo dài.

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến ngày 31/12/2020 là 1.165,81 tỷ đồng. Đây là số trích lập Quỹ Đầu tư phát triển từ 30% lợi nhuận sau thuế và các quỹ khác HFIC chưa kết chuyển do chưa được UBND TP.HCM phê duyệt Báo cáo tài chính và phân phối lợi nhuận năm.

HFIC chưa thực hiện trích nộp 20% số Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ đã trích sử dụng không hết năm 2015, 2016 và chưa nộp khoản trích từ năm 2019 số tiền hơn 3,4 tỷ đồng về Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Thành phố. HFIC chưa nộp ngân sách số lãi tiền gửi và lãi cho vay nguồn vốn ủy thác số tiền gần 13,7 tỷ đồng.

Đối với việc thực hiện kết luận của Kiểm toán Nhà nước và Thanh tra Chính phủ, theo ghi nhận của Thanh tra TP.HCM, HFIC chưa thực hiện 1/10 nội dung kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước Khu vực IV, đang thực hiện 1 kiến nghị của Thanh tra Chính phủ.

TP.HCM: Chấn chỉnh công tác thu hồi nợ tại Công ty HFIC
Thanh tra TP.HCM đã chỉ ra nhiều tồn tại, thiếu sót về quản lý vốn tại Công ty HFIC.

Thanh tra TP.HCM cho rằng, HFIC phải khẩn trương xây dựng phương án triển khai thực hiện nội dung kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước và của Thanh tra Chính phủ; đồng thời thực hiện công khai các nội dung đã thực hiện để toàn thể cán bộ, người lao động theo dõi, giám sát theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng.

Năm 2020, 2021, giá trị vốn góp của HFIC tại 28 doanh nghiệp với tổng giá trị vốn đầu tư theo sổ sách kế toán hơn 3.465 tỷ đồng. Theo Thanh tra TP.HCM, hiệu quả việc đầu tư tài chính của HFIC năm 2020, 2021 cao hơn lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm đối với tổ chức kỳ hạn 12 tháng trả lãi cuối kỳ bình quân của một số ngân hàng cùng thời điểm. Tuy nhiên có một số công ty không chia lợi nhuận, cổ tức (năm 2020 có 10 doanh nghiệp, năm 2021 có 14 doanh nghiệp), trong đó có 7 doanh nghiệp bị lỗ. Số lỗ lũy kế đến ngày 31/12/2021 là 349 tỷ đồng, HFIC đã trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính đối với các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh lỗ với số tiền 349 tỷ đồng, 7 doanh nghiệp bị lỗ nêu trên khó có khả năng bảo toàn vốn đầu tư.

HFIC cử người đại diện vốn chưa kịp thời đối với khoản đầu tư tại Công ty Cổ phần Cơ điện Thạch Anh; người đại diện phần vốn của HFIC tại một số công ty cổ phần tuy có báo cáo nhưng chưa đề xuất biện pháp, kiến nghị nhằm tháo gỡ khó khăn để nâng cao hiệu quả đầu tư vốn ... là thực hiện chưa đúng quyền, trách nhiệm của Người đại diện phần vốn của doanh nghiệp Nhà nước được quy định Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại Doanh nghiệp. Cùng với đó, HFIC kiểm tra, giám sát tài chính chưa kịp thời, chậm niên độ đối với các doanh nghiệp thành viên và doanh nghiệp được HFIC đầu tư vốn năm 2020, năm 2021.

Về việc thoái vốn của HFIC tại các doanh nghiệp mà HFIC đã đầu tư vốn, giai đoạn từ năm 2012 – 2015, khi thực hiện thoái vốn tại 4 đơn vị (Công ty Cổ phần In Thanh niên, Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Bình Chánh, Công ty Cổ phần Xây dựng cầu Sài Gòn), HFIC thu được 176,43 tỷ đồng. Giai đoạn từ năm 2016 đến nay, khi thực hiện thoái 16,5% vốn đầu tư tại Công ty Cổ phần Chứng khoán TP.HCM, HFIC thu được tiền lãi là 172,85 tỷ đồng.

Lợi nhuận chưa cao

HFIC là công ty TNHH một thành viên do nhà nước (UBND TP.HCM) làm chủ sở hữu 100% vốn, được tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Công ty có chức năng nhiệm vụ huy động, quản lý và sử dụng vốn, tài sản; đầu tư vào các công ty con, công ty liên kết; cho vay tín dụng, cho vay ủy thác; thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông tại các doanh nghiệp thành viên, công ty liên kết...

Theo Thanh tra TP.HCM, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của HFIC hàng năm có lợi nhuận, phần lớn các lĩnh vực đầu tư đều sinh lợi, đảm bảo nguồn nộp ngân sách, trong nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn là nguồn thu từ hoạt động đầu tư vào các công ty thành viên và công ty liên kết; nguồn vốn được bảo toàn và phát triển.

Kết quả kinh doanh năm 2020 và 2021 chủ yếu nguồn thu từ lợi nhuận và cổ tức được chia của các công ty con và công ty liên kết chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn thu (năm 2020 là 419,93 tỷ đồng/716,13 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 58,64% trong tổng nguồn thu; năm 2021 là 359,81 tỷ đồng/599,22 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 60,05% trong tổng nguồn thu). Năm 2020 chi phí hoạt động cho vay chiếm 80,30% doanh thu từ hoạt động cho vay (188,71 tỷ đồng/234,99 tỷ đồng), thu nhập thuần từ hoạt động cho vay chiếm 10,45% tổng thu nhập thuần (46,28 tỷ đồng/442,69 tỷ đồng); năm 2021 chi phí hoạt động cho vay chiếm 51,65% doanh thu từ hoạt động cho vay (93.19 tỷ đồng/180.44 tỷ đồng); thu nhập thuần từ hoạt động cho vay chiếm 23,18% tổng thu nhập thuần (87,25 tỷ đồng/376,40 tỷ đồng).

Bãi nhiệm Đại biểu Quốc hội ông Phạm Phú Quốc

Liên quan đến hoạt động của HFIC, Kiểm toán Nhà nước Khu vực 4 đã có báo cáo kiểm toán, Thanh tra Chính phủ cũng đã có kết luận về một số vi phạm trong hoạt động cho vay, đầu tư; bán chỉ định 53 địa chỉ đất công nhưng việc thẩm định chưa đảm bảo.

Về công tác nhân sự, ông Phạm Phú Quốc từng giữ chức Tổng Giám đốc HFIC. Sau đó, tháng 11/2020 ông Phạm Phú Quốc đã bị Quốc hội bãi nhiệm Đại biểu Quốc hội khóa XIV do không báo cáo với cơ quan, tổ chức việc có Quốc tịch Cộng hòa Síp, vi phạm tiêu chuẩn Đại biểu Quốc hội được quy định tại Điều 22 Luật Tổ chức Quốc hội.

Trần Tình

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khẳng định vai trò chính quyền gần dân qua chuỗi hoạt động tri ân dịp 27/7

Khẳng định vai trò chính quyền gần dân qua chuỗi hoạt động tri ân dịp 27/7

Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ trong bối cảnh thực hiện mô hình chính quyền 2 cấp, xã Thượng Phúc đã tổ chức nhiều hoạt động tri ân thiết thực, thể hiện trách nhiệm, sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền đối với người có công, lan tỏa hình ảnh chính quyền gần dân, vì dân.
Liverpool thất bại 2-4 trước AC Milan: Báo động đỏ cho hàng thủ dưới thời Arne Slot

Liverpool thất bại 2-4 trước AC Milan: Báo động đỏ cho hàng thủ dưới thời Arne Slot

Trận giao hữu giữa Liverpool và AC Milan tại châu Á khép lại với kết quả đáng thất vọng cho đội bóng đến từ nước Anh. Mặc dù sở hữu thời lượng kiểm soát bóng vượt trội và tạo ra nhiều tình huống tấn công nguy hiểm, “Lữ đoàn đỏ” lại bộc lộ hàng loạt điểm yếu nơi hàng phòng ngự, để rồi phải nhận thất bại 2-4 trước một AC Milan chơi phản công cực kỳ hiệu quả.
Việt Nam giành ngôi Á quân Giải cầu mây thế giới 2025: Cột mốc lịch sử đáng tự hào

Việt Nam giành ngôi Á quân Giải cầu mây thế giới 2025: Cột mốc lịch sử đáng tự hào

Đội tuyển cầu mây nữ Việt Nam đã chính thức khép lại hành trình ấn tượng tại Giải vô địch cầu mây thế giới 2025 với vị trí Á quân. Dù để thua chủ nhà Thái Lan 0-2 trong trận chung kết nội dung đồng đội nữ, đây vẫn là cột mốc lịch sử mang tính đột phá của thể thao Việt Nam trên đấu trường thế giới.
Vai trò mới nâng tầm sứ mệnh

Vai trò mới nâng tầm sứ mệnh

Với hơn 8,6 triệu đoàn viên, mạng lưới trải rộng khắp các ngành nghề, vùng miền, về với Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, Công đoàn có một vị thế đặc biệt: Vừa gần dân, sát dân, hiểu dân, vừa có năng lực tập hợp, định hướng, giám sát và kiến tạo. Đó là vị thế của một tổ chức đại diện cho hàng triệu người lao động - những người đang trực tiếp góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Miền đất hương quế anh hùng và những nghĩa cử tri ân tháng Bảy

Miền đất hương quế anh hùng và những nghĩa cử tri ân tháng Bảy

Tháng Bảy tri ân, trên mảnh đất Đông Trà Bồng (tỉnh Quảng Ngãi) - nơi núi rừng quế ngát hương và lòng người nặng nghĩa, những hoạt động tưởng nhớ, đền đáp công lao các anh hùng liệt sĩ đã diễn ra sâu sắc và đầy cảm xúc. Đó là những bó hoa tươi thắm, những ngọn nến lung linh, những phần quà nghĩa tình... được trao đi với tất cả lòng biết ơn, như một sợi dây bền chặt kết nối quá khứ với hiện tại.
Xã Ứng Thiên tri ân các anh hùng liệt sĩ bằng những bức ảnh phục dựng đầy cảm xúc

Xã Ứng Thiên tri ân các anh hùng liệt sĩ bằng những bức ảnh phục dựng đầy cảm xúc

Trong không khí trang trọng và xúc động của những ngày tháng Bảy lịch sử, kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), lãnh đạo Đảng ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) Việt Nam xã Ứng Thiên đã tới thăm các gia đình thân nhân liệt sĩ trên địa bàn. Chuyến thăm không chỉ là sự tri ân sâu sắc mà còn mang theo những món quà vô giá tặng các gia đình, những bức ảnh chân dung liệt sĩ được phục dựng công phu.
Đẩy mạnh giải quyết việc làm cho người lao động nghỉ việc do sắp xếp bộ máy hành chính

Đẩy mạnh giải quyết việc làm cho người lao động nghỉ việc do sắp xếp bộ máy hành chính

Thành phố Hà Nội sẽ quan tâm đánh giá, dự báo xu hướng việc làm có nhu cầu cao của thị trường lao động để định hướng, tư vấn, kết nối và giải quyết việc làm cho người lao động nghỉ việc do sắp xếp bộ máy hành chính nhà nước phù hợp, kịp thời.

Tin khác

Viện KSND tỉnh Hưng Yên trả lời Báo Lao động Thủ đô về phản ánh của người dân liên quan vụ đánh người tại Chung cư WestBay, KĐT Ecopark

Viện KSND tỉnh Hưng Yên trả lời Báo Lao động Thủ đô về phản ánh của người dân liên quan vụ đánh người tại Chung cư WestBay, KĐT Ecopark

Phản hồi tới Báo Lao động Thủ đô, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hưng Yên cho biết, vụ việc đánh người xảy ra tại sảnh tầng 1, tòa nhà C, Chung cư WestBay, Khu đô thị Ecopark, thuộc địa phận xã Phụng Công, tỉnh Hưng Yên không khởi tố hình sự vì chưa đủ yếu tố cấu thành tội "Cố ý gây thương tích".
Bài học từ vụ lừa đảo Mr Pips

Bài học từ vụ lừa đảo Mr Pips

Vụ án lừa đảo công nghệ cao liên quan đến đối tượng Phó Đức Nam (biệt danh Mr Pips) đang khiến dư luận đặc biệt quan tâm không chỉ bởi quy mô khổng lồ, thủ đoạn tinh vi mà còn bởi số lượng nạn nhân lan rộng. Hơn 5.300 tỷ đồng bị thu giữ, hàng trăm người sập bẫy “đầu tư ảo”, con số là hồi chuông cảnh tỉnh cho bất kỳ ai còn mơ hồ trước những lời mời gọi làm giàu nhanh chóng trong thời đại số.
Chống hàng giả, hàng nhái: Người dân đồng lòng, kỳ vọng hiệu quả bền vững

Chống hàng giả, hàng nhái: Người dân đồng lòng, kỳ vọng hiệu quả bền vững

Trước thực trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi người tiêu dùng và môi trường kinh doanh, đợt cao điểm xử lý do lực lượng chức năng triển khai thời gian qua tại Hà Nội đã nhận được sự đồng tình mạnh mẽ từ người dân. Không chỉ ủng hộ về mặt chủ trương, nhiều người còn kỳ vọng chiến dịch lần này sẽ tạo ra chuyển biến thực chất, chấm dứt tình trạng “đánh trống bỏ dùi”.
Hàng giả - hàng nhái ở Hà Nội: Khó xử lý dứt điểm nếu không thường xuyên kiểm tra

Hàng giả - hàng nhái ở Hà Nội: Khó xử lý dứt điểm nếu không thường xuyên kiểm tra

Hàng giả, hàng nhái không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng và doanh nghiệp chân chính, mà còn phá vỡ niềm tin vào thị trường. Sau các đợt cao điểm xử lý, nhiều đối tượng lại tái hoạt động dưới hình thức tinh vi hơn. Những lỗ hổng trong cơ chế hậu kiểm, công nghệ truy xuất và chế tài xử phạt đang khiến cuộc chiến chống hàng giả trở thành một cuộc đua đường dài, đòi hỏi sự kiên trì và quyết liệt.
Hàng giả, hàng nhái tràn lan ở Hà Nội: Ai chịu trách nhiệm?

Hàng giả, hàng nhái tràn lan ở Hà Nội: Ai chịu trách nhiệm?

Từ quần áo, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng đến thiết bị điện tử, hàng giả, hàng nhái đang len lỏi khắp các ngõ ngách của Hà Nội. Tình trạng này không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng mà còn làm méo mó môi trường kinh doanh, suy giảm lòng tin vào hàng Việt. Trong khi đó, công tác quản lý và xử lý vi phạm vẫn còn nhiều bất cập, đòi hỏi những giải pháp quyết liệt, đồng bộ hơn từ các cơ quan chức năng và sự chung tay của toàn xã hội.
Bùng phát thực phẩm chức năng giả: Lỗ hổng trong quản lý?

Bùng phát thực phẩm chức năng giả: Lỗ hổng trong quản lý?

Vụ triệt phá hơn 100 tấn thực phẩm chức năng và thiết bị y tế giả ngay giữa lòng Thủ đô Hà Nội đang khiến dư luận bàng hoàng và đặt ra nhiều câu hỏi về trách nhiệm quản lý thị trường. Không chỉ là câu chuyện của một đường dây sản xuất tinh vi, đây còn là hồi chuông cảnh tỉnh về lỗ hổng trong kiểm soát chất lượng hàng hóa, cũng như sự chủ quan từ phía người tiêu dùng.
Cần giải quyết dứt điểm việc cư dân Skylight "tố" Ban quản trị liên quan đến phí và Quỹ bảo trì

Cần giải quyết dứt điểm việc cư dân Skylight "tố" Ban quản trị liên quan đến phí và Quỹ bảo trì

Vụ việc "lùm xùm" liên quan đến phí chung cư giữa cư dân chung cư Skylight, 125D Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội với Ban quản trị lẽ ra sẽ được làm sáng tỏ và giải quyết dứt điểm để người dân không phải "vác đơn" đến cơ quan công quyền và báo chí nếu lãnh đạo quận, Phòng Quản lý Đô thị quận Hai Bà Trưng giải quyết đúng quy trình, quy định của pháp luật, cụ thể là Luật Tiếp công dân và Luật Tố cáo.
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

"UBND huyện Ba Vì tiếp tục chỉ đạo UBND xã Minh Quang yêu cầu ông Nguyễn Trọng Hiếu múc bỏ toàn bộ đất, đá đã đổ vào lòng hồ Đầm, khắc phục dứt điểm sai phạm theo quy định của pháp luật". Đây là nội dung trong báo cáo gửi thành phố Hà Nội của UBND huyện Ba Vì, sau chỉ đạo của UBND Thành phố liên quan đến nội dung Báo Lao động Thủ đô phản ánh về tình trạng san lấp trái phép tại hồ Đầm (xã Minh Quang). Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, những vi phạm này chưa được xử lý dứt điểm. Có lẽ đã đến lúc cần phải xem xét trách nhiệm người đứng đầu ở địa phương này.
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

Không chỉ có dấu hiệu buông lỏng quản lý, cố tình “né tránh” cung cấp thông tin cho báo chí, để sai phạm tại khu vực hồ Đầm (xã Minh Quang, Ba Vì) tồn tại; chính quyền địa phương còn có dấu hiệu “phớt lờ” Quyết định 1614/QĐ-UBND của thành phố Hà Nội về việc không được san lấp hồ, ao, đầm trên địa bàn Thủ đô, trong đó, hồ Đầm là 1 trong 2 hồ trên địa bàn xã Minh Quang nằm trong danh mục cấm san lấp. Vậy “trên bảo”, “dưới” có thực sự nghe?
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

Hồ Đầm (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) do Ủy ban nhân dân (UBND) xã Minh Quang quản lý, và hiện cho một người dân địa phương thầu lại để nuôi thả cá. Tuy nhiên, mới đây hàng chục mét khối đất, đá được người dân đổ xuống để san lấp, ngăn dòng chảy… Vậy nhưng, chính quyền địa phương không xử lý vi phạm kịp thời, điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng có dấu hiệu tiếp tay cho sai phạm?
Xem thêm
Phiên bản di động