Tín dụng tăng trưởng mạnh trong 1 tuần
Đồng hành, tháo gỡ khó khăn trong vay vốn cho doanh nghiệp tại Hà Nội Nỗ lực giúp người lao động phòng tránh “tín dụng đen” Bao giờ dẹp được “tín dụng đen”? |
Tại Hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên diễn ra chiều ngày 4/10, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà cho biết, ngay từ đầu năm Ngân hàng Nhà nước đã định hướng tăng trưởng tín dụng năm nay khoảng 14 - 15% (cao hơn tăng trưởng các năm trước), có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.
Đến ngày 29/9, tín dụng toàn nền kinh tế đạt khoảng 12,749 triệu tỷ đồng, tăng 6,92%. Tuy nhiên, mức tăng này vẫn còn thấp hơn đáng kể so với cùng kỳ các năm.
Trước đó, Ngân hàng Nhà nước cho biết đến ngày 21/9 tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế đạt khoảng 5,91%. Ước tính đến hết tháng 9 tín dụng tăng khoảng 6,1 - 6,2% so với cuối năm 2022. Còn theo báo cáo của Tổng cục Thống kê thì tín dụng đến ngày 20/9 tăng khoảng 5,73%.
![]() |
Ngân hàng và doanh nghiệp thẳng thắn trao đổi các vướng mắc trong tiếp cận tín dụng. |
Như vậy chỉ trong tuần cuối tháng 9, tín dụng đã có tăng trưởng khá mạnh, từ 5,91% lên 6,92%. Tính theo số tuyệt đối thì có đến hơn 120.000 tỷ đồng được ngành ngân hàng bơm ra nền kinh tế chỉ trong những ngày cuối tháng vừa qua. Sự bứt tốc này gây chú ý bởi kể từ tháng 6, tăng trưởng tín dụng đã chậm lại đáng kể các tháng trước (tăng trưởng tín dụng cuối tháng 6 là 4,73%, cuối tháng 7 là 4,54%).
Cũng theo Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà, tín dụng đối với một số lĩnh vực ưu tiên tăng trưởng cao hơn mặt bằng chung. Cụ thể, đến 31/7, tín dụng đối với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ đạt trên 335.000 tỷ đồng, chiếm 2,69%, tăng 13,47% so với cuối năm 2022. Tín dụng đối với lĩnh vực doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao là khoảng 44.700 tỷ đồng, chiếm 0,36%, tăng 16,09%.
Đối với tỉnh Thái Nguyên, trong năm 2022, tăng trưởng tín dụng đạt gần 16%, cao hơn mức tăng trưởng tín dụng chung. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng 9 tháng đầu năm của tỉnh chỉ 4,51%, thấp hơn mức tăng trưởng tín dụng toàn ngành và thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022 (10,85%).
Tình hình tín dụng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên của một số ngành có xu hướng giảm. Cụ thể, tín dụng ngành nông lâm, thủy sản giảm 0,29% so với cuối năm 2022. Tín dụng ngành khai khoáng giảm 5,54%, chiếm tỷ trọng 1,57% đối với dư nợ tín dụng, ngành bán buôn, bán lẻ; sửa chữa mô tô, ô tô, xe máy và xe có động cơ khác giảm 1,09%, chiếm tỷ trọng 41,81%. Tín dụng đối với các lĩnh vực ưu tiên có sự sụt giảm, trong đó dư nợ phát triển nông nghiệp, nông thôn giảm 10,23%, doanh nghiệp nhỏ và vừa giảm 6,28%.
Tuy nhiên, một số ngành, lĩnh vực của tỉnh Thái Nguyên có tín dụng tăng trưởng cao như: Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,55%, hoạt động kinh doanh bất động sản tăng 14,45%, dịch vụ lưu trú ăn uống tăng 14,31%. Dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp FDI tăng 30,98%, doanh nghiệp nhà nước tăng 7,36%.
Đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết, mặc dù toàn ngành ngân hàng đã nỗ lực song việc cung ứng và tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp trên cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng hiện vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Trước bối cảnh các kênh huy động vốn khác chưa thực sự phát huy hiệu quả, nhất là thị trường vốn (thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường chứng khoán) đang tồn tại một số vấn đề và chưa phát triển tương xứng với vai trò cung ứng vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế đã khiến nhu cầu vốn cho phục hồi kinh tế tập trung phần lớn qua kênh tín dụng ngân hàng, tạo áp lực cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế lên ngành ngân hàng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm: Cơ hội tái định vị cho các đô thị mới hình thành

Ban Bí thư ra chỉ thị mới về nhân sự, tiến độ tổ chức Đại hội MTTQ Việt Nam các cấp

Ám ảnh những “hung thần” quốc lộ

Bảo vệ cao nhất quyền lợi của cán bộ Công đoàn chuyên trách làm việc theo chế độ hợp đồng

Dự báo giá vàng tuần tới: Nhà đầu tư cá nhân nghiêng về xu hướng tăng giá

Mbappe lập siêu phẩm, Real Madrid chốt vé gặp PSG ở bán kết Club World Cup 2025

Để Hà Nội cất cánh từ công nghệ và đổi mới sáng tạo: Kỳ 2- Đánh thức "tài nguyên mềm" đang ngủ say
Tin khác

Nhiều thuận lợi trong hợp tác công tư lĩnh vực khoa học công nghệ, chuyển đổi số
Tài chính 04/07/2025 07:40

Bổ sung trách nhiệm của sàn và người livestream bán hàng trong dự án Luật Thương mại điện tử
Tài chính 03/07/2025 19:33

Hà Nội: Thu ngân sách Nhà nước 6 tháng năm 2025 ước đạt trên 392.000 tỷ đồng
Infographic 03/07/2025 17:15

Thanh tra NHNN chỉ ra các sai phạm tại Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Điện Biên
Tài chính 03/07/2025 16:37

Thu ngân sách của Hà Nội trong 6 tháng đạt 76,3% dự toán
Tài chính 03/07/2025 15:37

Đã chi trả gần 30 nghìn tỷ đồng cho người lao động nghỉ việc do sắp xếp bộ máy
Tài chính 03/07/2025 09:42

Hợp tác công tư bước sang trang mới: Hàng loạt ưu đãi thu hút vốn tư nhân
Tài chính 02/07/2025 20:06

Miễn thuế hàng hóa nhập khẩu để phát triển khoa học, công nghệ
Tài chính 02/07/2025 17:54

Bộ Tài chính họp báo thường kỳ quý 2: Nhiều vấn đề liên quan đến thuế được quan tâm
Tài chính 02/07/2025 17:31

Phó Thủ tướng ra chỉ đạo về nâng hạng thị trường chứng khoán
Tài chính 30/06/2025 20:54